Nhằm bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc Sán Dìu, Hội LHPN xã Ninh Lai đã mở lớp truyền dạy văn hóa, tiếng nói, chữ viết và hát Soọng cô cho trẻ em trên địa bàn xã.
Trong 2 ngày 14 và 15/6, huyện Mường La trưng bày triển lãm không gian văn hóa Mường La và tái hiện không gian 'Ít Ong xưa và nay' với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ sôi động.
Tân Sơn là huyện miền núi với trên 80% dân số là đồng bào dân tộc Mường. Cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục, những năm gần đây, các trường học đã đưa văn hóa truyền thống các dân tộc địa phương vào giảng dạy và trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp, đặc biệt là các trường mầm non.
Ông Đinh Nê, người A rem có 91 năm sống trong hang đá (Tân Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình) 'sở hữu' 10 hang động và 15 cái lán nhỏ trong rừng rậm nguyên sinh. Để gặp được ông, chiêm ngưỡng bên trong 10 hang động ấy phải có dẫn đường của người bản địa, và phải có chút may mắn mới gặp được ông.
Ông Đinh Nê (91 tuổi, ngụ xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã có 91 năm sống trong hang động. Vợ sau của ông, bà Y Rú, cũng theo vào hang sinh sống. Với các vật dụng sinh hoạt đơn sơ, họ sống khỏe mạnh, ốm đau có thảo dược rừng già chữa trị, không một lần dùng thuốc tây hoặc đi bệnh viện.
Cùng với nhiều tín ngưỡng văn hóa độc đáo, kiến trúc nhà ở, đặc biệt là nhà sàn của đồng bào Nùng ở Cao Bằng là điểm nhấn thu hút du khách đến tham quan. Nhà sàn không chỉ là nơi ở, sinh hoạt thường ngày mà còn là hình ảnh đặc trưng, sợi dây vô hình kết nối văn hóa truyền thống với đời sống hiện đại, thể hiện tín ngưỡng, phong tục, tập quán và điều kiện sinh hoạt, sản xuất... được nhân dân địa phương lưu giữ.
Hơn 40 năm đi sưu tầm cối đá, trục đá, ông Trần Công Nhẫn (64 tuổi, quê Thái Bình) thường nói vui rằng ông đã dành cả thanh xuân để theo đuổi đam mê 'khác người'.
Thầy và trò Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) cùng gia đình các em học sinh vừa tạo nên ngày hội thấm đẫm phong vị văn hóa các dân tộc. Đây là năm thứ hai nhà trường tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc giúp học sinh đến gần hơn với di sản.
Với đặc thù trẻ nhút nhát, hay khóc, việc nói tiếng Việt còn nhiều khó khăn, Trường Mầm non xã Nà Hẩu chỉ đạo giáo viên luôn gần gũi, thường xuyên trò chuyện thân thiện, hòa đồng với trẻ. Cùng với đó, tập trung đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, tạo cơ hội cho trẻ chủ động tương tác theo phương châm 'học mà chơi, chơi mà học'.
Trong ánh nắng vàng rực rỡ của mùa thu, cánh đồng lúa ruộng bậc thang đang chuẩn bị cho thu hoạch, dòng suối Nà Ca trong vắt với những hòn đá tự nhiên xếp chồng lên nhau... đã trở thành điểm nhấn đáng để du khách một lần đến khám phá, trải nghiệm, chụp ảnh tại thôn Pác Phai, xã Thượng Giáo, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
Nằm dưới chân dãy núi Hoàng Liên Sơn, giữa thung lũng bốn bề là núi, Cát Cát là điểm du lịch cộng đồng lý tưởng cho du khách khi muốn tìm hiểu và khám phá đời sống văn hóa của con người vùng cao Tây Bắc. Để đến với bản Cát Cát (xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai), du khách xuất phát từ trung tâm thị trấn Sa Pa, theo con đường hướng về phía núi Fanxipan khoảng gần 3km.
Mùng 8 Tết hằng năm, hàng trăm người dân làng Thị Cấm (Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội) và du khách thập phương lại cùng nhau tụ hội về đình làng để tham dự hội thi kéo lửa, thổi cơm truyền thống.
Vào ngày mùng 8 tháng Giêng hàng năm, người dân làng Thị Cấm (phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) lại cùng nhau tham gia hội kéo lửa, thổi cơm.
Trúng mấy vụ liền, chú San trang trải hết nợ và có dư. Những người làm trong trang trại chú San được hưởng hoa lợi theo công làm và tỷ lệ góp vốn cổ phần chứ không có chuyện làm thuê như trang trại nhà ông Trương Thẹo. Vậy là trên cùng một đất làng Yên Hạ có hai cái trang trại lớn đang gầm ghè, lấn lướt nhau, đè bẹp nhau; chẳng biết cái nào sẽ tồn tại, cái nào sẽ đổ vỡ.
Sắc đào đã điểm tô, bung xòe rực rỡ khắp những triền núi cao. Mây mù bảng lảng tan nhẹ nhường chỗ cho nắng đến sưởi ấm. Theo tiếng gió du dương khắp núi rừng, những lời chúc, câu ca đậm đà bản sắc dân tộc Tày, Nùng mừng một mùa xuân mới lại rộn ràng vang lên. Như thể lời chào tạm biệt một năm cũ sắp qua đi, cầu mong những điều tốt đẹp gửi vào năm mới.
Theo quan niệm dân gian, cây nêu là một biểu tượng thiêng liêng vào dịp Tết Nguyên đán hàng năm. Cây nêu ngày Tết gắn với nguyện ước, khát vọng của con người về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Sáng 4/2 (tức ngày 25 tháng Chạp năm Quý Mão), tại Làng cổ Đông Sơn (phường Hàm Rồng), UBND TP Thanh Hóa đã tổ chức chương trình 'Tết xưa, làng cổ' Xuân Giáp Thìn năm 2024 với nhiều hoạt động đặc sắc.
Cán bộ hưu trí Vi Văn Phúc (ở huyện Con Cuông, Nghệ An) dành hàng chục năm để sưu tầm những cổ vật, đồ dùng gắn liền với người Thái.
Theo kế hoạch của UBND TP Thanh Hóa, chương trình 'Tết xưa làng cổ' Xuân Giáp Thìn năm 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 2 đến 15/2 (tức từ ngày 25 tháng Chạp năm Quý Mão đến ngày 6 tháng Giêng năm Giáp Thìn) tại làng cổ Đông Sơn, phường Hàm Rồng với nhiều nội dung đặc sắc, hấp dẫn.
Hình ảnh làng quê Việt Nam ở nhiều thế kỷ trước và cuộc đời binh nghiệp của người chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam được tái hiện trong không gian Bảo tàng Đồng quê (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) do nhà giáo Ngô Thị Khiếu cùng chồng là thiếu tướng Hoàng Kiền sáng lập.
Trong khuôn khổ Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023, diễn ra triển lãm 'Con đường lúa gạo Việt Nam' với những hiện vật gắn bó với ngành nông nghiệp như cối xay, quang gánh, trục lăn... mới nhất là thiết bị bay phục vụ nông nghiệp.
Bản làng Thái Hải được ví như một ốc đảo xanh giữa lòng thành phố Thái Nguyên. Đây không chỉ là nơi gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của người Tày mà còn là điểm đến hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước.
Hiện nay cả hai chùa Keo đều lưu giữ nhiều di vật quý giá chứa đựng những điều huyền bí gắn liền với cuộc đời thiền sư Không Lộ.
Nhiều năm qua, ngôi nhà sàn của ông Vi Văn Phúc (77 tuổi) ở thị trấn Con Cuông, huyện Con Cuông (Nghệ An) trở thành điểm đến quen thuộc của những đoàn khách muốn tìm hiểu văn hóa dân tộc Thái.
Với mong muốn giúp du khách có nhiều trải nghiệm thú vị, Trung tâm bảo tồn di sản thế giới Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) đã trưng bày một không gian văn hóa nông cụ thân thuộc của làng quê Việt Nam.
Giữa lòng TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có một buôn làng đẹp như cổ tích, đó là buôn Akô Dhông. Buôn này còn lưu giữ được đầy đủ các nét đẹp truyền thống đặc trưng của người Ê Đê.
Trong ánh nắng vàng rực rỡ của mùa thu, cánh đồng lúa ruộng bậc thang đang chuẩn bị cho thu hoạch, dòng suối Nà Ca trong vắt với những hòn đá tự nhiên xếp chồng lên nhau… đã trở thành điểm nhấn đáng để du khách một lần đến khám phá, trải nghiệm, chụp ảnh tại thôn Pác Phai, xã Thượng Giáo, huyện Ba Bể.
Những năm tôi còn bé, các ngôi nhà trong làng đều vách đất hoặc trình tường. Mái nhà phần lớn lợp bằng lá cọ, lá gồi, rơm, rạ, một số bóc lá mía, cắt cỏ gianh phơi khô đan thành phên để lợp.
Ngày 8/10, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai đã tổ chức chương trình 'Sắc màu văn hóa Gia Lai - Bảo tồn và phát triển' số đầu tiên, tại khuôn viên bảo tàng tỉnh.
Người làng Vàng (Hải Dương) miệt mài lên thành phố nặn tò he với mong muốn mang những con tò he đi xa hơn khỏi ngôi làng nhỏ và đến gần hơn với du khách thập phương.
Khi mới 15 tuổi, dũng sĩ Trần Minh Tâm (Sáu Tâm) vinh dự cùng đoàn đại biểu Anh hùng, Dũng sĩ miền Nam ra thăm Bác Hồ. Người dũng sĩ ngày đó cũng vừa tạo dựng 2 Không gian Văn hóa Hồ Chí Minh tại tỉnh Khánh Hòa và Tây Ninh rất độc đáo.
Sau hơn 10 năm thành lập, Bảo tàng Đồng Quê của vợ chồng cô giáo Ngô Thị Khiếu và Thiếu tướng Hoàng Kiền đã có tới hàng nghìn hiện vật độc đáo.
Đến với di sản thế giới Thành nhà Hồ (Thanh Hóa) ngoài tham quan tòa thành đá trên 600 năm tuổi, du khách còn thích thú khi được tận mắt thấy những hình ảnh mộc mạc đơn sơ, từng một thời rất đỗi thân thuộc ở mỗi làng quê Việt Nam
Cái tên nhà dài chắc hẳn đa phần người nghe đều không biết và không hình dung được, và chỉ biết nó là tên gọi của một ngôi nhà của người dân tộc. Du khách muốn tìm hiểu kiến trúc độc đáo của nhà dài thì hãy ghé thăm Làng văn hóa các dân tộc ở Đồng mô, Sơn Tây (Hà Nội)
Chuyện làm du lịch, với người phụ nữ ấy, giống như tự mình phải bước trên dây mà đi. Cẩn trọng, tỉ mẩn và tinh tế, vì là người đầu tiên nên mỗi bước đi, cách làm của chị, vừa là bước thử nghiệm, nhưng cũng phải chắc thắng. Chẳng thế mà gần chục năm gắn bó với công việc ấy, thành công đến với chị từng chút, từng chút một. Chị là Triệu Thị Xướng - người phụ nữ đầu tiên làm dịch vụ Homestay ở bản du lịch Nà Tông, xã Thượng Lâm (Lâm Bình).
Mực nước sông Lô đang ở mức thấp nhất trong lịch sử (11,43m) đã tác động trực tiếp đến đời sống và sản xuất. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên và lời giải cho vấn đề này ra sao? Tất cả có trong Tuyên Quang cuối tuần kỳ với chủ đề: Nguy cơ thiếu nước. Ấn phẩm phát hành ngày 3-6.
Không tới những điểm du lịch lớn, năm nay đông đảo du khách tìm về Lai Châu dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Các bản làng và các mô hình nông trại tại địa phương là điểm đến trải nghiệm của phần lớn du khách.
Nằm ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội, Bảo tàng Dân tộc Việt Nam đã phục dựng và lưu giữ, trưng bày văn hóa, hiện vật của 54 dân tộc. Bảo tàng nghiên cứu, tổ chức trưng bày, phục chế hiện vật, tổ chức những hoạt động khác nhằm giới thiệu, phổ biến về các giá trị lịch sử, văn hóa của các dân tộc trong và ngoài nước.
Với học sinh nhà trường, phòng truyền thống không chỉ bảo tồn các giá trị văn hóa mà còn bồi đắp tình yêu đối với dân tộc mình.
Những năm qua Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hóa đã lưu giữ nhiều vật dụng gắn liền với đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn.
Cách thủ đô Hà Nội hơn 40km, làng Chóa tại xã Dũng Liệt (huyện Yên Phong, Bắc Ninh) nổi tiếng với nghề làm hương đen. Người dân nơi đây không chỉ coi nghề làm hương đen là nghề làm ăn, trang trải cuộc sống, mà còn là tình yêu và nét đẹp của một làng nghề văn hóa trăm tuổi.
ĐBP - Những ngày hội rộn rã đã kết thúc, quê hương Điện Biên về với nhịp sống thường ngày, nhưng cảm xúc, ấn tượng về vùng đất rực rỡ sắc màu chắc chắn còn đọng lại mãi trong tâm trí người dân và du khách. Đó là một Điện Biên thu nhỏ được thấy qua các hoạt động văn hóa đặc sắc, đặc biệt là không gian văn hóa vùng cao trong khuôn khổ Lễ hội Hoa Ban năm 2023 và Ngày hội Văn hóa, Thể thao, Du lịch tỉnh lần thứ VII.
'Lửa tình cao nguyên' là vở xiếc mới nhất vừa được Liên đoàn Xiếc Việt Nam hoàn thành dàn dựng và ra mắt công chúng theo đặt hàng sáng tác của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Thông qua ngôn ngữ xiếc kết hợp nhiều loại hình nghệ thuật khác, vở diễn đưa người xem đến với không gian văn hóa thấm đẫm hơi thở núi rừng Tây Nguyên, để thêm yêu, tự hào về sự đặc sắc của văn hóa truyền thống dân tộc.
Những chàng trai của buôn làng đi thăng bằng trên cầu khỉ, vừa múa lửa vừa nhào lộn hay những cô gái dân tộc thực hiện kỹ thuật đu dây lụa dưới đêm trăng huyền ảo... Cái cối, cái chày, cái cồng, cái chiêng, hay mái nhà rông, bếp lửa hồng… Một Tây Nguyên quen thuộc bỗng xuất hiện vô cùng mới mẻ trên sân khấu xiếc Việt qua vở diễn 'Lửa tình cao nguyên'.