Tính đến hết tháng 9/2024, Bộ GTVT được Thủ tướng Chính phủ giao 71.288 tỷ đồng kế hoạch vốn năm 2024 và mới được giao thêm 1.240 tỷ đồng từ nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2022.
Sau thời gian chịu ảnh hưởng, tác động của mưa lũ, hiện nay trên công trường dự án đường bộ cao tốc Bắc- Nam qua tỉnh Hà Tĩnh, các nhà thầu đang huy động tối đa nhân công, máy móc đẩy nhanh tiến độ xây dựng.
Nhiều dự án cao tốc có kế hoạch về đích năm 2025 vẫn đang trong cảnh thấp thỏm chờ mặt bằng dù các địa phương đã quyết liệt tháo gỡ. Cùng đó, nguồn vật liệu phục vụ thi công cũng gặp nhiều khó khăn.
Hơn 2 tháng sau ngày Thủ tướng phát động '500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000km đường bộ cao tốc', công trường các dự án cao tốc đã có diện mạo mới, sản lượng thi công tăng từng ngày khi các chủ đầu tư liên tục điều thêm nhân lực, máy móc...
Dù đang trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 nhưng trên công trường cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh, đội ngũ công nhân vẫn tấp nập thi công để sớm đưa dự án 'về đích'.
Sau thời gian đẩy nhanh tiến độ xây dựng, đến nay sản lượng thi công dự án cao tốc Hàm Nghi- Vũng Áng (tỉnh Hà Tĩnh) đạt khoảng 55% giá trị hợp đồng.
Khi hoàn thành, đưa vào khai thác, tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh với tổng chiều dài 107,28km sẽ tạo ra động lực đột phá cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Trong cái nắng nóng gay gắt của miền Trung, các nhà thầu vẫn tranh thủ thời gian, bố trí hàng trăm kỹ sư, công nhân cùng máy móc thi công nhiều gói thầu trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông qua địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trước mùa mưa lũ.
Các nhà thầu thi công dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đoạn Hàm Nghi - Vũng Áng qua Hà Tĩnh đang nỗ lực thi công, chạy đua tiến độ trước mùa mưa lũ.
Các kỹ sư, công nhân đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Hàm Nghi - Vũng Áng (Hà Tĩnh), hoàn thành các phần việc cần thiết khi mùa mưa lũ cận kề.
Đơn vị thực hiện dự án cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh đang tranh thủ thời tiết thuận lợi để gia cố phần nền, thảm các lớp nhựa đầu tiên để bù tiến độ khi mùa mưa đến.
Doanh nghiệp không đủ năng lực nhưng vẫn trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản rồi chuyển nhượng lại dự án; được cấp phép khai thác làm vật liệu thi công cao tốc nhưng phớt lờ việc hoàn thiện các quy định, ngang nhiên khai thác, sử dụng hàng nghìn mét khối đất trước sự làm ngơ của chính quyền địa phương... là những bất cập, tồn tại đang xảy ra tại các mỏ vật liệu san lấp dự án cao tốc Bắc – Nam qua địa bàn Hà Tĩnh.
Dù việc di dời hạ tầng lưới điện gặp không ít khó khăn nhưng Hà Tĩnh đang quyết tâm, nỗ lực thực hiện để dự án cao tốc Bắc - Nam được thi công thông suốt.
Đến tháng 7/2024, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) giải ngân được khoảng 25.500 tỷ đồng vốn đầu tư công cho các dự án hạ tầng, đạt khoảng 40,7% kế hoạch, cao hơn so với cùng kỳ năm 2023. Dù tỷ lệ giải ngân tiếp tục được duy trì ở mức cao, nhưng việc giải ngân hơn 37.000 tỷ đồng những tháng cuối năm theo kế hoạch đòi hỏi nỗ lực lớn của các chủ đầu tư, nhà thầu, đơn vị thi công.
Bộ trưởng Bộ GTVT đánh giá cao tiến độ dự án cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh và tin tưởng sẽ đạt mục tiêu thông xe trước 30/4/2025 (vượt 6-7 tháng so với kế hoạch).
Cục Đường cao tốc Việt Nam vừa công bố danh mục dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ Km534+310 thuộc Dự án thành phần Hàm Nghi - Vũng Áng trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông có vốn đầu tư hơn 350,5 tỷ đồng, trên diện tích khoảng 13,4ha mời các nhà đầu tư quan tâm nộp hồ sơ đăng ký thực hiện.
ng Hoàng Trung Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh khi đi kiểm tra các dự án trọng điểm quốc gia trên địa bàn tỉnh khẳng định Hà Tĩnh sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ tối đa cho chủ đầu tư, nhà thầu, góp phần đưa các dự án trọng điểm quốc gia luôn thi công thuận lợi, hoàn thành đúng kế hoạch.
Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng khẳng định, Hà Tĩnh sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ tối đa cho chủ đầu tư, nhà thầu, góp phần đưa các dự án trọng điểm quốc gia luôn thi công thuận lợi, hoàn thành đúng kế hoạch.
Tổng nhu cầu vốn xây dựng nút giao, đường kết nối các tuyến cao tốc trong kỳ đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 – 2030 theo đề xuất của Bộ GTVT và các địa phương là rất lớn, có thể lên tới 139.828 tỷ đồng.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải yêu cầu các đơn vị, địa phương phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành Trung ương và chủ đầu tư để đẩy nhanh tiến độ di dời công trình lưới điện phục vụ thi công dự án cao tốc Bắc - Nam qua địa bàn Hà Tĩnh.
Nhiều vị trí đường dây 110kV, 220kV, trạm biến áp và nhà dân chưa được giải phóng, di dời hoàn toàn khiến các vị trí trên tuyến cao tốc Bắc - Nam đoạn Hàm Nghi - Vũng Áng (Hà Tĩnh) gặp khó, phải xây dựng 'uốn lượn' để đảm bảo tiến độ.
Nỗ lực đưa dự án về đích sớm, các nhà thầu vẫn 'chong đèn' đến đêm muộn để bứt tốc tiến độ trong những ngày thời tiết thuận lợi.
Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường vừa thảm gần 2km bê tông nhựa đầu tiên trên dự án cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh.
Sau gần một năm rưỡi thi công, Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường đang triển khai thảm những mét bê tông nhựa đầu tiên tại dự án cao tốc Bắc – Nam qua Hà Tĩnh.
Tính đến đầu tháng 5/2024, Bộ Giao thông vận tải nhận được 134 kiến nghị, đề xuất của địa phương về hoàn thiện các nút giao và tuyến kết nối cao tốc với tổng nhu cầu khoảng 174.543 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện ngân sách mới bố trí 21.251 tỷ đồng (đáp ứng 12,2% nhu cầu), do đó, cơ quan này phân loại 4 nhóm dựa trên mức độ ưu tiên đầu tư...
Tính đến đầu tháng 5/2024, Bộ GTVT đã nhận được 53 kiến nghị từ các địa phương liên quan đến nút giao cao tốc (nhu cầu khoảng 33.029 tỷ đồng); 81 kiến nghị liên quan đến tuyến kết nối cao tốc (nhu cầu khoảng 141.514 tỷ đồng).
Bộ GTVT cho biết hiện có 134 kiến nghị của các địa phương đề nghị đầu tư dự án kết nối đường cao tốc, với tổng vốn ước tính khoảng 174.000 tỉ đồng nhưng việc cân đối ngân sách khó khả thi.
Theo kết quả rà soát, tổng số vốn cần bố trí đầu tư hệ thống nút giao, đường kết nối để phát huy hiệu quả khai thác các tuyến đường bộ cao tốc trên cả nước cần hơn 174.500 tỷ đồng.
Xác định tầm quan trọng của các dự án trọng điểm, nhà thầu thi công trên địa bàn Hà Tĩnh huy động tối đa nhân lực, máy móc đẩy nhanh tiến độ.
Các nhà thầu thi công cao tốc Bắc – Nam qua Hà Tĩnh đang tranh thủ thời tiết thuận lợi, huy động tối đa nhân lực, máy móc đẩy nhanh tiến độ thi công.
Những ngày đầu tháng 4, trời nắng như đổ lửa. Dù vậy, trên các công trường cao tốc qua Hà Tĩnh, Quảng Bình, công nhân vẫn hối hả thi công để đẩy nhanh tiến độ.
Đây là yêu cầu của Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm khi làm việc với ban quản lý dự án và các nhà thầu thi công hai dự án cao tốc qua Hà Tĩnh là Bãi Vọt - Hàm Nghi, Hàm Nghi - Vũng Áng.
Ngày 11 - 12/3, Chủ tịch Công đoàn GTVT Phạm Hoài Phương đến thăm, tặng quà động viên người lao động trên công trường cao tốc Bắc - Nam đoạn Bãi Vọt – Hàm Nghi và đoạn Hàm Nghi – Vũng Áng.
Giữa núi rừng trùng điệp không sóng điện thoại, cách xa ồn ào phố thị, xa gia đình; những cán bộ, kỹ sư, người lao động ngành giao thông đang nỗ lực dệt nên hình hài cao tốc Bắc - Nam chạy dọc dài đất nước.
Hiện nay, các nhà thầu thi công dự án đường bộ cao tốc Bắc- Nam qua tỉnh Hà Tĩnh đang huy động tối đa nhân công, máy móc đẩy nhanh tiến độ xây dựng. Tuy nhiên, tại nhiều đoạn tuyến lại tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường.
Tranh thủ thời tiết thuận lợi dịp đầu Xuân 2024, Ban quản lý dự án Thăng Long, đại diện chủ đầu tư 2 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi và Hàm Nghi - Vũng Áng đã chỉ đạo nhà thầu huy động tối đa nhân lực, trang thiết bị để đẩy nhanh tiến độ.
Đại công trường cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn II (2021 - 2025) đang huy động hơn 600 mũi thi công, gần 6.500 đầu máy móc thiết bị chuyên dụng và hơn 15.000 kỹ sư, tư vấn giám sát, công nhân, người lao động... trải dài trên các công trường dự án thi công, đảm bảo tiến độ.
Năm 2024, tổng kế hoạch vốn Bộ Giao thông vận tải (GTVT) được Thủ tướng Chính phủ giao là 56.666 tỷ đồng, tập trung chủ yếu (60%) tại các dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn I, II. Vì vậy, ngay sau chuyến thị sát công trường các dự án trọng điểm của Thủ tướng đầu năm mới, hàng loạt dự án đã tăng tốc và đặt mục tiêu cán đích trước kế hoạch.
Sau quá trình thi công, tuyến cao tốc Bắc – Nam qua Hà Tĩnh dài 107,28 km dần được hình thành rõ nét. Khi hoàn thành, đưa vào khai thác, khoảng cách di chuyển sẽ được rút ngắn đáng kể, tạo sức bật quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội cho Hà Tĩnh.
Chỉ còn ít ngày nữa là tới tết Nguyên đán Giáp Thìn nhưng trên công trường cao tốc Bắc – Nam đoạn qua Hà Tĩnh vẫn đang được các nhà thầu thi công rầm rộ.
Cao tốc Hàm Nghi - Vũng Áng là 1 trong 12 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn II 2021 - 2025, sau hơn 1 năm khởi công (từ ngày 1/1/2023), đến thời điểm này, dự án đạt tiến độ tổng thể 20% khối lượng xây lắp.
Ngay từ những ngày đầu năm 2024, các nhà thầu đã tăng ca, tăng kíp triển khai đồng loạt các mũi thi công đường và cầu phấn đấu đạt tiến độ đúng kế hoạch, cơ bản hoàn thành công trình vào năm 2025.
Ban QLDA Thăng Long (Bộ GTVT) đề xuất Hà Tĩnh bổ sung thêm mỏ đất ở xã Cẩm Quan có diện tích 20 ha, trữ lượng khai thác 1 triệu m3 phục vụ thi công gói thầu xây lắp 11 đoạn cao tốc Hàm Nghi – Vũng Áng.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng đánh giá nỗ lực của Hà Tĩnh trong công tác giải phóng mặt bằng và giải quyết nguồn vật liệu xây dựng góp phần cho dự án cao tốc Bắc - Nam được khởi công, thi công đảm bảo tiến độ.
Sáng 09/01, Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh tiến hành chương trình giám sát các dự án thành phần dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 qua địa bàn Hà Tĩnh.
Tổng công ty 319 phát động phong trào thi đua 115 ngày dồn lực thi công, đưa dự án cao tốc Bãi Vọt – Hàm Nghi về đích đúng tiến độ.
Trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam thuộc dự án thành phần Hàm Nghi - Vũng Áng (Hà Tĩnh) được đề xuất điều chỉnh tăng từ 2,5 ha/bên lên 5 ha/bên.
Quy mô trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc - Nam đoạn Hàm Nghi - Vũng Áng xây dựng ở xã Cẩm Hưng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) được đề xuất điều chỉnh tăng từ 2,5 ha/bên lên 5 ha/bên.
Tiến độ cao tốc Hàm Nghi- Vũng Áng bị chậm nguyên nhân được cho là do thời tiết ở miền Trung những ngày qua mưa nhiều.
Thời tiết mưa nhiều được cho là một trong những nguyên nhân chính khiến cao tốc Hàm Nghi – Vũng Áng bị chậm tiến độ.