4 công trình Việt cổ khiến TG vừa nhìn đã xuýt xoa ngưỡng mộ

Chùa Một Cột, Hoàng thành Huế, Cố đô Hoa Lư, Thành Tây Đô… là 4 trong số những công trình kiến trúc độc đáo, có một không hai, khiến khách du lịch quốc tế chiêm ngưỡng xong đều xuýt xoa ngưỡng mộ.

Phỏng dựng tượng Đức Thích Ca sơ sinh thời Lý bằng công nghệ thực tế ảo: Lan tỏa giá trị văn hóa Đại Việt thời Lý, văn hóa Phật giáo

Sau thành công bước đầu của việc phỏng dựng kiến trúc chùa Một Cột - Diên Hựu thời Lý vào năm 2020, Dự án SEN Heritage vừa tiếp tục công bố hình ảnh tượng Đức Thích Ca sơ sinh tọa trên cột đá chạm búp sen rồng cuốn thời Lý, cùng với đó là giả thiết, tượng cùng tòa sen có thể được đặt tại ao rồng chùa Phật Tích (Bắc Ninh) cách đây hơn 9 thế kỷ.

Tái hiện tòa Tu Di Thích Ca sơ sinh thời nhà Lý

Nếu ở chùa Diên Hựu, lễ tắm Phật có thể được thực hiện ngay trong ao Linh Chiêu bên dưới tháp Liên Hoa một cột, thì ở Phật Tích lễ này có thể được thực hiện ở cấp nền 4 trong ao Long Trì. Cả hai trụ đá này được điêu khắc chạm trổ chi tiết.

Đưa di sản Phật giáo thời Lý 'trở về' hiện tại

Nhóm SEN Heritage vừa công bố dự án phục dựng 'Đài đèn thời Lý và Tu Di tòa Thích Ca sơ sinh thời Lý'. Ở dự án này, không chỉ giúp người xem trở về quá khứ bằng công nghệ thực tế ảo, các thành viên nhóm SEN Heritage còn tiến thêm một bước nữa trong ứng dụng công nghệ để bảo tồn, phát huy giá trị di sản: Tạo ra các phiên bản thật, từ bản phục dựng bằng công nghệ ảo. Những bản phục dựng này, chính là cách đưa quá khứ đến hiện tại, để những nét đẹp văn hóa truyền thống lan tỏa sâu rộng hơn trong đời sống.

Thận trọng khi phỏng dựng di sản kiến trúc cổ

Thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào việc tái hiện những công trình, kiến trúc thời Lý được nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân công bố.

Giải mã ngôi chùa biểu tượng huyền thoại của Hà Nội

Một truyền thuyết lại kể rằng, chùa Một Cột được xây dựng theo giấc mơ của vua Lý Thái Tông. Theo đó, vào năm 1049 vua đã mơ thấy mình được Phật bà Quan Âm đưa lên tòa sen...

Khôi phục, lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống

Bài 2 :Gạn đục khơi trong Thực tế cho thấy việc một số tổ chức xã hội, cá nhân cùng chung tay góp phần khôi phục những giá trị văn hóa truyền thống đem lại hiệu quả khá tích cực. Tuy nhiên đã và đang xuất hiện hiện tượng 'lệch dòng' thể hiện trên một số diễn đàn với những cuộc tranh luận có tính đấu đá, phê bình phiến diện hoặc thiếu chuẩn xác. Đó là điều cần chấn chỉnh, bởi với sức lan tỏa và ảnh hưởng rộng rãi hiện nay của mạng xã hội (MXH), những hạn chế hoặc sai sót về kiến thức nếu được đăng tải trên các diễn đàn sẽ nguy cơ dễ gây ra sự lệch lạc trong nhận thức của người tiếp nhận. Vì vậy, cần có các giải pháp hữu hiệu để lành mạnh hóa và phát huy tính tích cực xã hội của trào lưu này.

Ngôi chùa nào có bức tượng có thể tự đứng lên ngồi xuống?

Bức tượng nổi tiếng ở ngôi chùa này có thể đứng lên rồi từ từ khoan thai ngồi xuống. Đây là sự sáng tạo của nghệ nhân, người dân trong vùng rất tự hào với bức tượng 700 năm tuổi.

Ngắm loạt ảnh 3D cực đắt giá về Hà Nội xưa

Bộ ảnh 'Hà Nội những góc nhìn thời gian' của nhóm 3D Hà Nội mang lại cho người xem những cảm xúc khó nói.

Bộ ảnh tuyệt đẹp về xứ sở Đông Dương năm 1944

Chùa một cột, đường phố Nam Định, tang lễ truyền thống,… là những hình ảnh quý giá về xứ Đông Dương hơn 70 năm về trước.

Đối thoại giữa các giả thuyết: Một cách giáo dục lịch sử

Quan điểm về giáo dục lịch sử trước nay thường là chú trọng về việc học thuộc các nhân danh, địa danh, các mốc thời gian, các sự kiện lịch sử,... nhằm mục đích cung cấp các tri thức nền tảng về lịch sử Việt Nam và hướng đến hun đúc tình yêu quê hương, đất nước.

TS Trần Trọng Dương: Không cô độc trong hành trình phục dựng vẻ đẹp văn hóa Việt

Trong 10 năm nghiên cứu, TS Trần Trọng Dương theo đuổi giấc mơ trong trẻo, không vụ lợi, bằng đam mê văn hóa Đại Việt thời Lý, rằng một ngày nào đó không xa, có thể 'đi bộ' trong những di tích huy hoàng thời ấy.

Nuôi dưỡng tình yêu di sản cho trẻ em

Những ngày cuối tháng 11, Bảo tàng Mỹ thuật (số 66 phố Nguyễn Thái Học, Hà Nội) bỗng đông vui bất ngờ khi nhiều người đến trải nghiệm trưng bày 'Khám phá chùa Diên Hựu - Một Cột thời Lý bằng công nghệ thực tế ảo'. Đây là một công trình phỏng dựng chùa Diên Hựu, do những nhà nghiên cứu, kiến trúc sư của nhóm Sen Heritage thực hiện. Hàng đoàn trẻ em phải xếp hàng chờ đến lượt được trải nghiệm tham quan ngôi chùa nổi tiếng thời Lý trong không gian ảo.

Ứng dụng công nghệ vào bảo tồn di sản - còn thiếu cơ chế

Sau vụ cháy Nhà thờ Đức Bà (Pháp) năm 2019, di sản này đã nhanh chóng được đưa vào phục hồi, dựa trên hồ sơ kiến trúc 3D và kho tư liệu đã được các chuyên gia tạo dựng và lưu giữ trong bao lâu nay.

Khám phá di sản chùa Một Cột-Diên Hựu bằng công nghệ thực tế ảo

Từ hàng nghìn mảnh vỡ khảo cổ, hiện vật còn sót lại, lần đầu tiên công chúng có thể chiêm ngắm hình ảnh cổ xưa của chùa Một Cột và bước vào không gian di sản kiến trúc vàng son thời Lý 800 năm trước.

Trải nghiệm di sản kiến trúc thời Lý bằng thực tế ảo

Từ hôm nay, công chúng mê kiến trúc cổ có cơ hội được trải nghiệm trưng bày 'Khám phá di sản kiến trúc chùa Một Cột - Diên Hựu thời Lý bằng công nghệ thực tế ảo' tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Triển lãm diễn ra từ ngày 23 đến hết ngày 30-11.

Khám phá di sản kiến trúc chùa Một Cột bằng công nghệ thực tế ảo

Buổi trải nghiệm 'Khám phá di sản kiến trúc chùa Một Cột - Diên Hựu thời Lý bằng công nghệ thực tế ảo' sẽ bắt đầu từ 16h ngày 23/11/2020 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, chương trình kéo dài trong 7 ngày.

Tìm kiếm người nối dài 'di sản' hoa văn truyền thống Việt Nam

Tìm người hoàn thiện và dựng 'Hoa văn Việt Nam-Từ thời tiền sử đến nửa đầu thời kỳ phong kiến' không chỉ là nguyện vọng của gia đình tác giả mà còn là mong muốn, nhu cầu khách quan của giới khoa học.

Công bố kết quả Cuộc thi thiết kế mô hình 'Tìm hiểu 90 năm lịch sử Đảng bộ thành phố Hà Nội'

Ban Giám khảo, Ban Tổ chức Cuộc thi thiết kế mô hình 'Tìm hiểu 90 năm lịch sử Đảng bộ Thành phố và truyền thống lịch sử, văn hóa của Thủ đô Hà Nội' đã quyết định trao giải cho 6 bài thi, trong đó gồm 1 giải Nhất, 2 giải Nhì và 3 giải Ba.

'Đánh thức' di sản nhờ công nghệ

Áp dụng thành tựu khoa học công nghệ là câu chuyện ngày càng được nhắc đến nhiều hơn trong đời sống văn hóa, nghệ thuật. Với bảo tồn, phát huy giá trị di sản cũng không là ngoại lệ.

Bảo tồn văn hóa bằng công nghệ thực tế ảo

Kỷ niệm 1010 năm Thăng Long – Hà Nội, 66 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2020), tạp chí Tia Sáng phối hợp với các đơn vị tổ chức tọa đàm 'Bước vào lịch sử: Chùa Một Cột và công nghệ thực tế ảo'. Tại buổi tọa đàm, nhóm Sen Hertigen đã cho ra mắt sản phẩm 'Đề xuất phương án chùa Diên Hựu – chùa Một Cột thời Lý'.

Có một ngôi chùa Một Cột giữa trời Nam

Giữa lòng phương Nam, có một ngôi chùa lớn mang tên 'Nam Thiên Nhất Trụ' tọa lạc ở đường Đặng Văn Bi (quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh). Đó là ngôi chùa Một Cột ở thành phố Hồ Chí Minh có kích thước tương đồng chùa Một Cột ở Thủ đô Hà Nội. Ngôi chùa đặc biệt này giúp nhiều người con đất Bắc thỏa phần nào 'nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long'.

Những di tích, bảo vật của Thủ đô nghìn năm văn hiến: Một Cột - ngôi chùa độc đáo bậc nhất đất Thăng Long

Chùa Một Cột còn có tên là Diên Hựu hay Liên Hoa đài. Xưa kia, chùa nằm trên đất thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức, phía Tây Hoàng thành Thăng Long thời Lý, nay thuộc phố Chùa Một Cột, quận Ba Đình, Hà Nội.