Tháng 6 năm 2024, Nhà xuất bản thế giới xuất bản cuốn sách 'Tinh hoa kiến trúc đá Ninh Bình' dày 236 trang với khổ sách lớn 19x26,5 cm, bìa cứng, in màu trên giấy cútsê của 2 tác giả: Lã Đăng Bật và Lương Văn Quang là người quê hương Ninh Bình.
Không có việc xây dựng trái phép trong khu di tích Đình Cung Chúc - niềm tự hào của người dân Vĩnh Bảo. Đây là khẳng định của UBND huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng, sáng 14/7.
Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia đền phủ Ninh Xá (huyện Ý Yên, Nam Định) là nơi lưu giữ được 28 đạo sắc phong từ nhiều vị vua khác nhau và một số đồ vật về văn hóa có giá trị đặc biệt.
Nằm bên bờ sông Hồng, đình Chèm đã trải qua hơn 2000 năm lịch sử và được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2018.
Không chỉ là minh chứng cho những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc được kế thừa qua nhiều thế hệ, Di tích quốc gia đặc biệt đền thờ Lê Hoàn với kiến trúc độc đáo nằm trong không gian văn hóa của làng Việt cổ đã trở thành một điểm đến hấp dẫn du khách.
Lễ hội Đền thờ Lê Hoàn và Tuần lễ Văn hóa – Du lịch - Ẩm thực huyện Thọ Xuân năm 2024 diễn ra trong vòng 5 ngày, từ ngày 13/4 đến ngày 17/4/2024 (tức ngày 5/3 đến ngày 9/3 năm Giáp Thìn) tại Đền thờ Lê Hoàn, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Tại đây, du khách thập phương đã được chứng kiến rất nhiều các hoạt động đặc sắc, được đầu tư công phu, tỉ mỉ.
Nằm ở vùng đất cổ 'địa linh - nhân kiệt', đền Và - hay còn gọi là Đông Cung, thuộc địa bàn phường Trung Hưng (thị xã Sơn Tây), đã được xếp hạng Di tích cấp quốc gia năm 1964. Đền tọa lạc trên một quả đồi thấp, bao bọc xung quanh là rừng cây lim cổ thụ hàng trăm năm tuổi.
Hình tượng rồng xuất hiện ở nhiều công trình kiến trúc, nhưng phổ biến nhất vẫn là trên đầu dư cột kèo, mái đình, tháp tại các di tích văn hóa tín ngưỡng ở nước ta.
Tại xã Bảo Lý, huyện Phú Bình, còn tồn tại một ngôi nhà cổ. Đó là ngôi nhà của gia đình ông Ngọ Quang Sen, ở xóm Quyên. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, ngôi nhà cổ này vẫn gìn giữ được gần như nguyên vẹn.
Đình Hàng Kênh, tượng đài nữ tướng Lê Chân, chùa Hang... nằm trong hệ thống di tích lịch sử nổi bật của thành phố Hải Phòng. Trong số này, đình Hàng Kênh lưu giữ được những nét kiến trúc, văn hóa độc đáo và giá trị.
Tọa lạc trên mảnh đất rộng rãi bằng phẳng, với lối kiến trúc nghệ thuật độc đáo, chùa Ngũ Phúc là niềm tự hào của người dân khu dân cư Duẩn Khê, phường Long Xuyên (Kinh Môn).
Tọa lạc trên mảnh đất rộng rãi bằng phẳng, với lối kiến trúc nghệ thuật độc đáo, chùa Ngũ Phúc là niềm tự hào của người dân khu dân cư Duẩn Khê, phường Long Xuyên (Kinh Môn).
Trải qua thăng trầm thời gian, đình Bùi Xá, xã Nhân Quyền (Bình Giang) đến nay vẫn lưu giữ được nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc cổ kính.
Ngôi nhà cổ xây dựng từ năm 1901-1903 hoàn thành, đến nay đã 120 năm nhưng các cột, kèo trong căn nhà vẫn vững chãi.
Ngày 27/4, Lễ hội đền thờ Lê Hoàn năm 2023, đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và Tuần lễ văn hóa - du lịch - ẩm thực huyện Thọ Xuân năm 2023 được tỉnh Thanh Hóa tổ chức tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền thờ Lê Hoàn (xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân).
Nghè Đại Bái tọa lạc trên thửa đất bằng phẳng, cao ráo, nhìn về hướng Nam, thuộc thôn Đại Bái, xã Thiệu Giao, huyện Thiệu Hóa - một huyện nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng Thanh Hóa, trên hai bờ tả ngạn và hữu ngạn sông Chu: phía Bắc giáp huyện Yên Định; phía Tây giáp huyện Thọ Xuân; phía Nam và Tây Nam giáp các huyện Đông Sơn, Triệu Sơn; phía Đông - Đông Nam giáp huyện Hoằng Hóa và TP Thanh Hóa. Huyện Thiệu Hóa hiện có 28 xã và 1 thị trấn.
Làng Kẻ Sập (nay là làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân) không chỉ được biết đến là quê hương của Hoàng đế Lê Đại Hành. Nơi đây còn có nhiều giá trị văn hóa, lịch sử đặc sắc lưu truyền cho hậu thế.
Nằm trong Quần thể Khu di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật Đền Bà Triệu, đình làng Phú Điền, xã Triệu Lộc (Hậu Lộc), là một công trình văn hóa - kiến trúc mang đậm dấu ấn lịch sử.
Dịp giáp Tết, người dân làng nghề gốm cổ Phù Lãng tăng cường các sản phẩm như lọ hoa, chum cắm đào... để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Hoàng đế Lê Đại Hành húy là Lê Hoàn (941-1005), sinh ra tại trang Kẻ Xốp, huyện Di Phong Châu Ái (nay là làng Trung Lập, xã Xuân Lập, Thọ Xuân). Tại làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân ngày nay đền thờ Lê Hoàn là một trong những ngôi đền cổ nhất xứ Thanh, với tuổi đời trên dưới 1.000 năm.
Ngày 5/10, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) diễn ra lễ đón bằng công nhận độc bản bảo vật quốc gia 'Hương án chùa Keo'.
Là một trong những ngôi đền cổ nhất xứ Thanh, đền thờ Lê Hoàn (làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân) mang vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính của một công trình kiến trúc cổ xưa.
Chùa Quang Phúc xưa thuộc thôn Cam Đông, xã Cam Đường, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương, nay thuộc thôn Cam Đông, xã Tuấn Việt (Kim Thành).
Ngày 8-4 (tức là ngày 8-3 âm lịch), tưởng niệm 1017 năm ngày mất của Lê Đại Hành hoàng đế và khai mạc Lễ hội Lê Hoàn năm 2022, chúng tôi có dịp hành hương về nguồn...
Chính điện Lam Kinh sau khi phục dựng, tu bổ đã trở thành công trình kiến trúc bằng gỗ lớn nhất và phức tạp nhất tại tỉnh Thanh Hóa, bên trong chính điện, các đồ thờ, vật dụng được phục dựng và sơn son thếp vàng với giá trị hơn 40 tỉ đồng.
Sau nhiều năm phỏng dựng, người dân và du khách lần đầu tiên được vào chiêm bái và tận mắt chứng kiến không gian kiến trúc độc đáo, đặc biệt là những hạng mục dát vàng trong Chính điện Lam Kinh.
Ngày 2/4, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh (thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa), tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ ra mắt sản phẩm du lịch thông minh MobiFone Smart Travel và mở cửa Chính điện Lam Kinh, chính thức tiếp đón du khách tham quan.
Sáng 2/4, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã tổ chức lễ ra mắt sản phẩm du lịch thông minh MobiFone Smart Travel. Cùng với lễ ra mắt, chính điện Lam Kinh chính thức được mở cửa đón du khách tham quan.
Nhằm giới thiệu, tuyên truyền các điểm đến du lịch, sáng 2/4, tại Khu Di tích lịch sử Lam Kinh (huyện Thọ Xuân), UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức lễ ra mắt sản phẩm du lịch thông minh và đón khách tham quan Chính điện Lam Kinh.
Di tích lịch sử quốc gia đền Đươi và đình Vô Lượng cùng ở xã Thống Nhất (Gia Lộc) đã xuống cấp nghiêm trọng, chính quyền và nhân dân trong xã mong các cấp, ngành liên quan sớm tu bổ.