Bắt ếch đêm trăng

Xẩm tối, ông tôi ngồi buộc lại cây vợt gọng sắt, lưới dù, cán bằng tre dài gần 5m. Thêm túi cước 'giải rút' đựng ếch bắt được, chiếc thuyền nan, đèn pin đội đầu, thế là đầy đủ đồ nghề bắt ếch trên đầm nước.

Hội chùa Thầy có hang Cắc Cớ...

Thú thật, suốt những tháng năm thơ bé, hội chùa Thầy (nay thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội) là nơi mà tôi luôn ao ước được một lần được đặt chân đến đó.

Trở lại tháng ba

Khi lúa đồng trải ra mênh mông một màu xanh mướt thì cũng là lúc tháng ba đã đến thật rồi. Lúa chiêm chờ tháng ba để đón những trận mưa rào. Vùng xứ Đoài, tháng ba là tháng hội hè… Tôi chờ ngày đi hội chùa Tây Phương…

Ngõ ngoại ô Thủ đô

Tôi từng thuê trọ ở một ngõ quanh co trên phố Gia Quất, Long Biên, Hà Nội. Gia Quất bây giờ không phải là ngoại thành nữa nhưng cái không khí của một khu ngoại ô vẫn còn nhiều lắm.

Canh khuya

Lâu lắm rồi mới trở về quê, bất giác thức giấc giữa canh khuya, cô gái bước ra sân ngồi dưới bầu trời đêm lộng lẫy. Vòm trời bao la, vầng trăng tròn vành vạnh chênh chếch trên đỉnh ngọn đồi phía Tây ngôi làng, những quầng sáng từ phía ấy dần loang ra phủ lên không gian xung quanh một màu cam ngọt. Khắp nơi, tiếng ri ri giun dế tấu lên một bản hòa ca đêm mùa hạ êm đềm.

Chơi chữ - nghệ thuật truyền thống đáng quý!

Chơi chữ là một thi pháp cổ xưa có ở mọi ngôn ngữ, mọi quốc gia. Là biểu hiện của trí tuệ, sự giàu có về vốn sống, vốn từ ngữ nên nó nghiêm túc, mực thước (ở vẻ bề ngoài) nhưng đồng thời lại là sự hạ bệ, cười cợt nhờ phẩm chất hài hước biết phát hiện những mâu thuẫn đáng cười của sự vật, hiện tượng (ở phía bên trong, bản chất).

Bản hợp âm tháng Ba

Khi thấy đàn dơi chao liệng bắt muỗi trong không gian chạng vạng tối, có một cái gì đấy nhắc nhớ trong tôi là tháng Ba đã đến, nó mang đến một cảm giác đặc biệt mà tôi không biết gọi tên. Thời điểm ấy cũng là lúc 'hoa xoan xuống đất, bà già cất chăn'. Trời đã hết rét, lúc ấy lũ muỗi mà mẹ tôi hay gọi là 'muỗi hoa xoan' sẽ nở, chúng bay thành đàn rợp trong không gian nhá nhem đầy bóng tối và hơi ẩm. Rồi bầy dơi sẽ từ đâu đó bay ra, đôi lúc là từ cái ống tre đầu hồi, đập cánh trên không trung, chao qua chao lại giữa đám muỗi đang bay hỗn loạn và đen kịt.

Đi chợ phiên Tam Thái, mua đặc sản vùng cao dịp Tết

Là phiên chợ cuối cùng trong năm, nên các mặt hàng của người dân mang về với chợ phiên Tam Thái (Tương Dương) đông vui, vừa để trao đổi hàng hóa, vừa giao lưu gặp gỡ nhau. Nhiều đặc sản vùng cao như chuột, nòng nọc, chẫu chàng được khách chọn mua làm thực phẩm Tết…

Bám càng cao thủ săn 'gà đồng'

Tay thợ săn khét tiếng, trong đêm tối, cách xa 30-40m, vẫn có thể xác định được ngay đó là ếch, hay cóc, không những thế còn biết nó nặng bao nhiêu gram.

Món ngon 'chân dài'

Ếch, chẫu chàng là loài lưỡng cư, thường lên cạn là để đổi gió, bắt cào cào, châu chấu, giun dế rìa các bờ cỏ, đầu ruộng, ven mương... Nhớ thuở nhỏ, mỗi lần mưa rào lũ chúng tôi lại mặc quần đùi, áo cộc đi bắt ếch. Những chú ếch, chảo chàng chân dài bóng nhẫy bị tóm gọn, bóp lấy giữa eo, giạng háng ra giãy đạp cầu cứu nhưng chỉ thoáng chốc đã bị thắt ngang hông bởi sợi lạt giang. Đi hết một đỗi đồng là một xâu em chân dài lủng lẳng xách tay, đi mươi bờ ao, bờ đầm đã có một giỏ đầy chảo chàng.

Những tháng ngày nội trú

Ấy là năm học 1979-1980, tôi được Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chư Pah điều động từ Trường PTCS Ia Grai vào tăng cường cho Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú-Vừa học Vừa làm của huyện.

Nhớ thương mùa hè

Quên đi cái nắng như nung, cũng đừng nhớ về những cơn mưa rào bất chợt, hãy để lòng mình tĩnh lặng để cảm nhận những dấu yêu của mùa hè.