Chiều ngày 7-10, Tổ công tác phối hợp phòng, chống Covid tại một số tỉnh thành phía Nam của Ban Dân vận Trung ương và các cơ quan y tế TP. Hồ Chí Minh do đồng chí Nguyễn Phước Lộc - Phó trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng để phối hợp hỗ trợ chống dịch Covid-19.
Từ 1/10, TP.HCM thực hiện Chỉ thị 18 về tiếp tục kiểm soát dịch bệnh và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 mới vẫn cao.
Hưởng ứng thư kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tổ chức quyên góp, ủng hộ Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 vào chiều nay (1/10).
Tiểu ban Vận động và huy động xã hội (Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19) cho biết, từ ngày 1-5 đến 1-10-2021, số tiền và hiện vật ủng hộ qua hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ Trung ương đến địa phương, các tổ chức thành viên và Quỹ vắc xin phòng, chống Covid-19 là trên 19.310 tỷ đồng.
Với các giải pháp quyết liệt để khống chế được dịch bệnh, dự kiến nhu cầu chi cho phòng, chống dịch trong những tháng còn lại của năm sẽ bớt căng thẳng, là cơ sở để không phải trình Quốc hội điều chỉnh tổng thể dự toán ngân sách năm 2021.
Trước ngày TP.HCM nới lỏng giãn cách, các chốt kiểm soát nội đô được dỡ bỏ, đường phố khá tấp nập người lưu thông, chiều tối 30/9.
Sáng 30/9, UBND TP Hồ Chí Minh công bố những nội dung mới về việc tăng cường các biện pháp kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19; trong đó có việc cho phép mở cửa trở lại nhiều hoạt động như đám cưới, thể thao, cắt tóc, thương mại, dịch vụ... với yêu cầu phải đảm bảo điều kiện phòng, chống dịch.
Theo ông Lê Hòa Bình, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, chỉ thị mới về phục hồi kinh tế dự kiến cho phép mở lại nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, trong đó người dân không cần phải xin cấp giấy đi đường nhưng không được tự ý ra khỏi thành phố.
Bí thư Thành ủy kêu gọi người dân tự giác tuân thủ nghiêm các quy định phòng, chống dịch khi TP chuyển sang trạng thái mới từ 0 giờ ngày 30-9.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, trong thời gian tới cả nước vẫn phải kiểm soát dịch bệnh khi chưa thể bao phủ vắc xin cho toàn bộ dân số và chưa có thuốc đặc trị COVID-19. Trên địa bàn TPHCM chưa thể rút các đơn vị quân đội nhưng từng bước điều chỉnh lực lượng để thích ứng với yêu cầu mới.
Kinhtdothi - Theo thông tin từ Bộ GD&ĐT, tính đến ngày 28/9, đã có 25 tỉnh, thành trên cả nước cho học sinh đến trường học trực tiếp. Bên cạnh đó lại có địa phương chuyển từ dạy học trực tiếp sang trực tuyến do tái phát dịch Covid-19.
Cho đến nay, khung pháp lý cho công tác phòng, chống COVID-19 tập trung ở các Chỉ thị 15, 16, 19 của Thủ tướng, Quyết định 2686 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19. Vậy nên, bản hướng dẫn cần mô tả rõ sẽ thay thế văn bản nào, nội dung nào.
Trong dự thảo Chỉ thị mới, TP Hồ Chí Minh cho phép mở cửa nhiều hoạt động với yêu cầu cụ thể về vaccine và xét nghiệm. Tuy nhiên, bên cạnh đó, một số hoạt động tiếp tục dừng vì có khả năng lây nhiễm cao.
TP Đà Nẵng đang chờ hướng dẫn về các chỉ số an toàn theo tiêu chí của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống Covid-19 để xác định trạng thái hoạt động theo từng cấp độ.
Ðối với công tác về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Ðảng yêu cầu công tác phải được triển khai 'toàn diện và mạnh mẽ' để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược đã đề ra.
Chiều ngày 24/9/2021, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng tổ chức Gặp mặt ôn truyền thống kỷ niệm 45 năm thành lập Công đoàn tỉnh Lâm Đồng (25/9/1976-25/9/2021). Tham gia gặp mặt có đại diện các Công đoàn cấp trên cơ sở và đại diện người lao động trong tỉnh. Buổi gặp mặt được tổ chức đảm bảo tuân thủ các quy định của công tác phòng chống dịch Covid-19.
Huyện Cần Giờ, TP.HCM sẽ trình UBND thành phố và Sở GD-ĐT kế hoạch cho học sinh đi học trở lại trực tiếp tại trường sau ngày 30/9.