Sau khi lấy mẫu kiểm nghiệm, cơ quan chức năng Đà Nẵng xác định nguyên nhân bún chuyển sang màu đỏ bất thường sau vài giờ mua ở chợ.
Giữa lòng phố cổ Hội An, có một con hẻm nhỏ mang tên 'Tái Sinh', nơi những món đồ cũ kỹ được sống vòng đời thứ hai đầy sáng tạo. Nằm giữa những tiệm cà phê, quán bar độc đáo, và những nghệ nhân thủ công khác, tiệm của anh Lê Kim – còn gọi là Kim Macrame – nổi bật với những tác phẩm nghệ thuật thắt dây đầy mê hoặc. Nơi đây những sợi dây vô tri được biến thành những sản phẩm thủ công tinh tế, kể lên câu chuyện riêng về sự sáng tạo không giới hạn.
Chợ Hàn nằm ở trung tâm TP Đà Nẵng là điểm đến khó có thể bỏ qua của du khách Hàn Quốc. Mỗi ngày chợ đón hàng ngàn lượt khách, riêng du khách Hàn Quốc chiếm gần 80%.
Ngày 30 Tết, trước khi đóng cửa các chợ vào lúc 12 giờ trưa, người dân, tiểu thương vẫn vội vã, tấp nập với người bán, người mua để có thể bán hết các mặt hàng, cũng như kịp mua những đồ cần thiết trong nhà để chuẩn bị mâm cỗ, đón khách những ngày Tết.
Đến hẹn lại lên, từ tháng 11 âm lịch, những cơ sở hay làng nghề sản xuất bánh, mứt truyền thống ở miền Trung lại bắt đầu nhộn nhịp sản xuất để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trong dịp Tết nguyên đán.
Phòng Kinh tế quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng phối hợp cơ quan chức năng lấy mẫu số tôm nghi bị bơm tạp chất để xử lý.
Ngày 2/5, tại hai chợ lớn của thành phố Đà Nẵng, lượng khách du lịch ghé đến mua sắm đặc sản, hàng lưu niệm, thực phẩm chế biến… rất đông, lượng khách và lượng hàng tiêu thụ tăng cao khiến nhiều tiểu thương phấn khởi.
Hơn 1.000 gian hàng tại 3 chợ Đà Nẵng tham gia thí điểm lắp mã VietQR, người đi chợ chỉ cần quét mã trả tiền, không cần phải đem theo tiền mặt.
Những ngày đầu năm mới Nhâm Dần 2022, nhiều ngư dân ven biển Đà Nẵng bội thu mùa ruốc biển. Đây cũng là thời gian thời tiết thuận lợi để bà con ngư dân bắt đầu mùa đánh bắt thủy hải sản 'mở hàng' cho một năm biển lặng, mưa thuận gió hòa.
Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng khẳng định không 'ngăn sông, cấm chợ' khi số lượng ca mắc Covid-19 gia tăng mạnh.
Được phép mở cửa kinh doanh nhưng các tiểu thương chợ truyền thống Đà Nẵng than trời vì ế ẩm, không thể cạnh tranh được với chợ cóc, những người bán hàng dạo.
Mở lại quầy hàng sau hơn 2 tháng đóng cửa phòng dịch, tiểu thương tại các chợ Đà Nẵng không ngờ sẽ rơi vào tình trạng ế ẩm, vắng khách như hiện tại.
Nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao nên chỉ trong thời gian ngắn, nhiều gian hàng ở các chợ Đà Nẵng đã bán hết hàng hóa, thực phẩm.
Ngày đầu tiên một số chợ truyền thống Đà Nẵng mở cửa trở lại nên chỉ lác đác vài tiểu thương mở quầy hàng, còn khách là người của các tổ dân phố đi mua giúp dân.
'Sáng nay tôi mua bó rau muống giá 45.000 đồng, mà phải dặn trước mới có', người đàn ông giữ xe ở chợ Quán Hộ (quận Thanh Khê, Đà Nẵng) nói. Tầm 9 giờ sáng, tại chợ này tìm không ra một cọng rau để mua.
4 chợ thuộc Sở Công thương Đà Nẵng quản lý sẽ sử dụng ứng dụng thẻ QR-Code (eTicket-Đà Nẵng) để quét mã đi chợ thay cho phiếu vào chợ.
Ngày đầu tiên áp dụng thẻ đi chợ, Đà Nẵng thực hiện nghiêm, những người không có thẻ buộc phải quay về, cương quyết không cho vào.
Theo thống kê sơ bộ đến 17 giờ chiều nay, 4-5, lực lượng chức năng hai quận Hải Châu và Sơn Trà đã lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính số tiền 34 triệu đồng đối với 25 trường hợp vi phạm phòng chống dịch, không thực hiện quy định 5K.
Dù các hoạt động trở lại bình thường nhưng các tiểu thương ở Đà Nẵng vẫn bán buôn chật vật vì vắng khách.
Khoảng 1.500 tiểu thương tại các chợ tại TP Đà Nẵng đã đồng loạt mặc áo cờ đỏ sao vàng, phía sau in dòng chữ 'Đà Nẵng ơi cố lên' với mong muốn dịch COVID-19 sớm được khống chế, đẩy lùi.
'Tín dụng đen', vấn nạn đang diễn ra khắp nơi trên cả nước kéo theo hàng loạt hệ lụy. Sau lưng hoạt động 'tín dụng đen' là các nhóm tội phạm chuyên đòi nợ thuê, xiết nợ, thậm chí 'xử nhau' theo kiểu 'xã hội đen'. Báo Công an TP Đà Nẵng thực hiện loạt phóng sự này hầu chuyển đến bạn đọc những câu chuyện, góc nhìn thật nhất phóng viên đã ghi lại được...