Theo ghi nhận tại các chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Phủ Lý, nguồn cung rau xanh khan hiếm, tăng giá kéo dài từ hơn một tháng trở lại đây. Điều này đã và đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của người dân.
Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền và sự đoàn kết, đồng lòng của nhân dân, xã Thanh Hồng đã thực hiện thắng lợi nhiều nhiệm vụ, trở thành điển hình phát triển kinh tế - xã hội tại huyện Thanh Hà.
Mặc dù hơn nửa tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 nhưng trào lưu 'check in' sớm không gian Tết cổ truyền đã 'hot' trong cộng đồng, nhất là giới trẻ. Đâu đó, ở các góc phố, quán cà phê, điểm du lịch, di tích lịch sử... từng nhóm trung niên, thanh niên nô nức, hào hứng với tà áo dài, khăn mũ truyền thống chụp ảnh đón Tết.
Với lợi thế về sức trẻ, sự năng động, nhạy bén với khoa học công nghệ, tuổi trẻ Khối các cơ quan (CCQ) tỉnh đã phát huy vai trò tiên phong, xung kích trong việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác chuyển đổi số tại cơ quan, đơn vị. Từ đó, tham gia đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xây dựng môi trường làm việc hiện đại, nâng cao trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân.
Nhờ đẩy mạnh phát triển hạ tầng thương mại, nâng cấp chợ tại các địa phương đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân đồng thời góp phần thay đổi diện mạo đô thị, nông thôn mới.
Chùa Bầu tên chữ là Thiên Bảo Tự, tọa lạc tại đường Nguyễn Văn Trỗi, phường Hai Bà Trưng, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam có tuổi đời hơn 1.000 năm tuổi còn lưu giữ nhiều hiện vật quý giá từ triều Vĩnh Thịnh năm thứ 6.
Có một lần gần đây, tôi gặp câu hỏi của một bạn yêu thơ :' Ai là tác giả bài thơ 'Anh con trai làng Thạch Linh thương mẹ'? Tim tôi bỗng nhói lên vì nhớ các anh Nghiêm Đa Văn, Trần Quốc Anh và Trần Quốc Thực...
Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh cộng với mức thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao đã thúc đẩy hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển sôi động, nhất là thị trường bán lẻ. Trong nhiều giải pháp được triển khai để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã nhận thức đúng tầm quan trọng và quan tâm hơn đến việc xây dựng văn minh thương mại.
Nước sông dâng cao, bà con nhân dân các địa bàn ngoài đê, ven sông của thành phố Phủ Lý bị ảnh hưởng nặng nề, nhiều khu vực ngập sâu trong nước phải di dời. Trước tình huống nước lũ dâng cao, nguy cơ tràn đê ngập lụt diện rộng, cả hệ thống chính trị vào cuộc ứng phó. Các cán bộ, chiến sĩ (CBCS) lực lượng vũ trang (LLVT) thành phố đã không quản thời gian, ngày đêm căng mình cùng nhân dân chống lũ với mục tiêu cao nhất bảo vệ an toàn về người và tài sản.
Để bảo đảm bình ổn giá cả thị trường và cung cấp đủ các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ nhân dân trong mùa mưa lũ, các đội quản lý thị trường (Cục Quản lý thị trường tỉnh) đã đồng loạt ra quân, triển khai các biện pháp nghiệp vụ, tăng cường quản lý, kiểm tra địa bàn nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực giá, đầu cơ hàng hóa, găm hàng tạo khan hiếm hàng hóa nhằm nâng giá, trục lợi bất hợp pháp.
Đêm ngày 11/9, các hộ dân sinh sống trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã cùng nhau thực hiện các phương án hỗ trợ phòng chống lũ lụt trong tình hình nước ngày càng lên cao. Trước đó, UBND tỉnh Hà Nam đã chỉ đạo các cấp, ngành di dời hơn 640/2.795 hộ dân cần di dời ra khỏi khu vực nguy hiểm
Sáng ngày 11/9 đồng chí Đào Đình Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy và các đồng chí lãnh đạo thành phố Phủ Lý đã đi kiểm tra, chỉ đạo xử lý khắc phục kịp thời các điểm ngập lụt trên địa bàn.
Theo khảo sát tại một số chợ dân sinh trên địa bản tỉnh Hà Nam cho thấy thị trường thực phẩm tươi sống, rau củ và trái cây khá dồi dào. Tuy nhiên, giá một số loại thực phẩm tăng nhẹ so với trước thời điểm cơn bão số 3 (Yagi) đổ bộ vào đất liền.
Việc đầu tư cải tạo 4 chợ trên địa bàn huyện Thanh Hà (Hải Dương) nhằm từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc cảnh quan, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và thuận lợi cho giao thương trong vùng.
Nhằm góp phần bảo tồn, gìn giữ, phát huy các giá trị nghệ thuật truyền thống nói chung, hát chèo nói riêng, tháng 4/2022, Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật (VHNT) tỉnh đã công bố Quyết định thành lập và ra mắt CLB Dân ca và Chèo tỉnh Hà Nam. Với rất nhiều kỳ vọng, nhưng trong quá trình hoạt động CLB đã nảy sinh nhiều bất cập, cần có sự quan tâm hỗ trợ để CLB hoạt động thực sự hiệu quả.
Mưa lớn kéo dài cộng với mức lương cơ sở tăng cao từ đầu tháng 7 đã tác động, khiến một số mặt hàng thực phẩm, rau củ tại các chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Phủ Lý tăng giá bán, có loại tăng gấp đôi so với trước. Điều này ảnh hưởng đến đời sống, kế hoạch chi tiêu hằng tháng của nhiều gia đình, nhất là lao động có thu nhập trung bình, thấp.
'Thức cho dân ngủ ngon, gác cho dân vui chơi…', lấy sự bình yên của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu… đã trở thành phương châm hành động của cán bộ, chiến sỹ (CBCS) lực lượng Cảnh sát cơ động trong thực thi nhiệm vụ. Trải qua 50 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành (15/4/1974 - 15/4/2024), lực lượng Cảnh sát cơ động Công an Hà Nam luôn xứng đáng với niềm tin của cấp ủy, chính quyền, chỗ dựa vững chắc của nhân dân, góp phần quan trọng cùng các lực lượng công an trong tỉnh bảo đảm an ninh, trật tự (ANTT), bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân.
Theo kế hoạch đợt tổng kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng (TTATGT, TTCC), văn minh đô thị sẽ được Công an thành phố Phủ Lý phối hợp với các đơn vị thực hiện từ ngày 10/03/2024 đến hết ngày 30/05/2024.
Không hiểu vì sao mà tên chợ, đi từ Bắc vào Nam, tôi thường thấy phần lớn chỉ có một chữ, ví như chợ Cầu, chợ Bầu, chợ Bạn, chợ Rồng, chợ Sàng, chợ Huyện, chợ Mai, chợ Hôm, chợ Chùa, chợ Sòng, chợ Kênh... Tôi nghĩ, chắc người ta đặt tên chợ như vậy cho dễ nhớ, chứ thực ra có những tên chợ chẳng liên quan gì với địa danh ở nơi đó cả. Trường hợp như chợ Do quê tôi cũng thế. Tôi không hiểu vì sao tên chợ chỉ một tiếng như vậy, mà không phải một cái tên nào khác cho có vẻ mỹ miều. Nhưng chợ Do đối với tôi thật thân thương, gần gũi ngay từ tấm bé.
Chợ đêm Phủ Lý họp từ lúc hơn 12 giờ đêm đến 6 giờ sáng mỗi ngày để cung ứng thực phẩm, rau, củ, quả cho các chợ dân sinh, các tiểu thương bán lẻ tại thành phố Phủ Lý và các huyện, thị xã trên địa bàn toàn tỉnh. Đây cũng là nơi mưu sinh của nhiều người, trong đó phần đông là chị em phụ nữ ở các độ tuổi khác nhau.
Từ tháng 7/2023, việc tăng lương cơ sở cộng với giá xăng liên tục tăng đã khiến cho giá cả nhiều mặt hàng hóa thiết yếu 'leo thang'. Trước thực tế đó, các ngành chức năng của tỉnh đã và đang tập trung triển khai nhiều giải pháp nhằm bình ổn giá, kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy hoạt động bán lẻ, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong những tháng cuối năm.
Xác định công tác phòng ngừa, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân là yếu tố quyết định đến hiệu quả phòng cháy, chữa cháy (PCCC), vì vậy, thời gian qua, Công an tỉnh Hà Nam đã chú trọng xây dựng và triển khai nhân rộng 689 mô hình 'Tổ liên gia an toàn PCCC' và 70 'Điểm chữa cháy công cộng'. Qua đó, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia PCCC, góp phần hiệu quả hạn chế nguy cơ cháy, nổ xảy ra trên địa bàn.
Do ảnh hưởng của trận mưa lớn trong các ngày 27- 28/9 khiến cho nguồn cung nhiều loại rau, củ, nhất là các loại rau xanh bị thiếu hụt. Từ đó, đẩy giá rau ở các chợ dân sinh tăng cao so với bình thường. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến người sản xuất, các tiểu thương cũng như đời sống của người dân.
Vào hè, nhiệt độ tăng, nhiều đợt nắng nóng kéo dài tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ rất cao, đòi hỏi các địa phương và người dân không được phép chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống 'giặc lửa', nhất là đối với khu dân cư, hộ gia đình, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, siêu thị, chợ truyền thống.
Một thi thể được phát hiện nổi trên đoạn sông chạy qua huyện Kim Bảng (Hà Nam) vào tháng 8/1999. Khi vào cuộc điều tra, Công an tỉnh Hà Nam thời điểm đó đã gặp muôn vàn khó khăn bởi đây là vụ án rất ít dấu vết.
Thời tiết nắng nóng gay gắt trong những ngày qua khiến cuộc sống sinh hoạt, công việc của nhiều người dân bị xáo trộn. Trong đó, bị ảnh hưởng nhiều nhất là những lao động phổ thông, thường xuyên phải làm việc ngoài trời như xe ôm, nhân viên giao hàng, thợ xây, buôn bán rau, củ, quả, thực phẩm ở chợ…
Vỉa hè là không gian dành cho người đi bộ, song thực tế, vỉa hè hiện đã không còn đáp ứng được nhu cầu đi bộ của người dân do bị 'biến thành' nơi dừng đỗ phương tiện, chiếm hữu làm nơi kinh doanh… khiến người đi bộ buộc phải đi xuống lòng đường. Tình trạng này đang diễn ra tại nhiều tuyến phố trên địa bàn thành phố Phủ Lý. Để lập lại trật tự an toàn giao thông, trả lại vỉa hè cho người đi bộ, thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc, kiên quyết xử lý.
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, đời sống sinh hoạt, nhu cầu mua sắm của người dân trở lại nhịp sống bình thường. Thị trường tiêu dùng tương đối ổn định, không có hiện tượng tăng giá đột biến do nguồn cung được bảo đảm.
Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp năm Nhâm Dần, theo tục lệ các gia đình Việt Nam hành lễ cúng ông Công, ông Táo với các nghi thức riêng, bày tỏ lòng biết ơn các vị thần. Đó cũng là ngày, các thành viên trong gia đình người Việt, dù bận bịu đến đâu cũng thu xếp thời gian về nhà quây quần sum họp, bàn chuyện đón Tết.
Nhằm đẩy mạnh thực hiện Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, thời gian qua, TP Phủ Lý đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, nòng cốt là lực lượng công an triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp để tổ chức thực hiện. Trong đó, tạo điều kiện thuận lợi để người dân đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử (qua ứng dụng VNeID) được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.
Tối 9/12, Công an tỉnh tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) huy động nhiều lực lượng tại Trung tâm thương mại và dịch vụ chợ Bầu – Công ty Cổ phần Châu Giang (đường Lê Lợi, phường Lương Khánh Thiện, TP. Phủ Lý).
Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2022 (từ ngày 11/11 - 10/12) có chủ đề 'Chấm dứt dịch AIDS - Thanh niên sẵn sàng'. Thực hiện sự chỉ đạo, Sở Y tế đã triển khai kịp thời các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, phối hợp tổ chức nhiều hoạt động thiết thực.
Đoàn Thanh niên Công an thành phố Phủ Lý, Công an và Đoàn phường Lương Khánh Thiện vừa phối hợp thực hiện mô hình tuyên truyền chuyển đổi số lưu động. Mô hình được thực hiện điểm tại chợ Bầu, trong 2 ngày 9 và 10/11.
Sau 7 năm triển khai, mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) tại chợ Đồng Văn (phường Đồng Văn, thị xã Duy Tiên) đã cho thấy hiệu quả rõ rệt khi làm thay đổi nhận thức của tiểu thương cũng như thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Hiện, mô hình đang được các địa phương trong tỉnh triển khai nhân rộng nhằm phát triển mạng lưới chợ dân sinh đáp ứng tiêu chí về ATTP, vệ sinh môi trường, bảo đảm sức khỏe, quyền lợi người tiêu dùng, góp phần hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu.
Lực lượng Quản lý thị trường đã có hoạt động khảo sát, nắm bắt tình hình giá cả, thị trường tại 2 tỉnh Hà Nam và Vĩnh Phúc.
Mặc dù xăng dầu đã giảm giá mạnh nhưng giá thịt lợn cũng như nhiều mặt hàng khác vẫn tăng cao khiến người tiêu dùng không khỏi thắc mắc.
Dù giá xăng dầu đã hạ nhiệt, nhưng giá nguyên liệu đầu vào khác vẫn cao dẫn đến giá thành các sản phẩm đầu ra chưa thể hạ nhiệt nhanh như giá xăng dầu.
Thời gian qua, liên Bộ Công thương - Tài chính đã nhiều lần điều chỉnh giảm giá xăng, dầu. Mặc dù, giá bán lẻ xăng, dầu trong nước đã giảm, song giá cước vận tải và các mặt hàng hóa thiết yếu lại giảm rất chậm. Vì sao?
Giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm và nhiều loại hàng hóa thiết yếu khác trên thị trường tăng cao khiến cho người dân và tiểu thương gặp khó khăn. Nhiều hộ dân kiến nghị Nhà nước sớm có chính sách bình ổn giá cả để giảm bớt khó khăn cho người tiêu dùng, đặc biệt là những người có thu nhập thấp.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam, trên địa bàn đã xuất hiện ổ bệnh sốt xuất huyết tại phường Lương Khánh Thiện và phường Minh Khai, thành phố Phủ Lý với 14 ca mắc. Đáng lưu ý, ổ bệnh này tại khu vực đông dân cư gần chợ Bầu nếu không kiểm soát tốt sẽ rất khó khống chế. Ngành y tế Hà Nam đang khẩn trương triển khai các biện pháp khoanh vùng, không để dịch bệnh lây lan.
Đến thời điểm này, mặc dù đại dịch Covid -19 đã cơ bản được kiểm soát. Tuy nhiên, nguy cơ lây lan, tái nhiễm bệnh ở những người đã dương tính với SARS-CoV-2 vẫn cao. Vì vậy, ý thức của mỗi người dân trong công tác phòng, chống dịch là vô cùng quan trọng, nhất là tại các điểm công cộng, nơi tập trung đông người như chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, khu vui chơi, giải trí...
Sáng 8/5, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam và Bưu điện Việt Nam phối hợp tổ chức Lễ ra quân trực tuyến hưởng ứng Tháng vận động triển khai BHXH toàn dân - Truyền thông, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện.
Ông Nguyễn Xuân Toàn, Chủ tịch Hội CCB TP Phủ Lý cho biết: Cùng với ngành công an, quân sự, thời gian qua, lực lượng CCB TP đã tham gia rất tích cực, gương mẫu đi đầu, vận động nhân dân giữ gìn ANTT và bảo vệ an toàn các hoạt động của địa phương.
Mỗi tháng tư về người ta lại náo nức mong chờ loài hoa mỗi năm chỉ xuất hiện một lần: Loa kèn. Màu trắng tinh khôi, thanh khiết dịu dàng của loài hoa này gợi nên bao mỹ cảm. Nhà nhà mua loa kèn về cắm. Những bình hoa loa kèn làm bừng sáng không gian sống, giúp lòng người thư thái an yên lạ kỳ. Chị em phụ nữ đua nhau chụp ảnh với loa kèn. Màu trắng tinh khiết của hoa như tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ. Tháng tư về, loa kèn mang đến một vẻ đẹp thức động lòng người…