Giống quýt ngọt được ông Ăm Neng chiết từ rễ quýt cổ thụ giúp đồng bào dân tộc thiểu số cải thiện cuộc sống
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, thông qua các chương trình, dự án, kết cấu hạ tầng giao thông từ trung tâm huyện lỵ đến các xã vùng sâu, vùng xa của huyện Hướng Hóa được đầu tư xây dựng, tu sửa, nâng cấp mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa và đi lại của Nhân dân.
Hướng Hóa là huyện miền núi có nhiều chợ, trung tâm mua sắm và diễn ra các hoạt động thương mại khá sôi động. Thời điểm giáp Tết hiện nay, nhu cầu mua sắm của người dân càng tăng cao, lượng hàng hóa tập trung đổ về các chợ nhiều nên tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra cháy nổ. Vì vậy, công tác đảm bảo an toàn phòng, chống cháy nổ đang được cấp ủy, chính quyền địa phương, ngành chức năng, ban quản lý các chợ và tiểu thương trên địa bàn tích cực triển khai.
Thời gian qua, phong trào 'Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo' lan tỏa sâu rộng trên địa bàn huyện Hướng Hóa. Từ phong trào, xuất hiện nhiều mô hình, cách làm hay, không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế mà còn có ý nghĩa xã hội sâu sắc, tạo việc làm, nâng cao đời sống của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nghèo. Mô hình trồng rau an toàn ở xã Tân lập được xem là một trong những mô hình điển hình. Nhờ áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc rau khoa học, an toàn, đảm bảo vệ sinh môi trường nên sản phẩm của chị em nơi đây đem lại hiệu quả kinh tế khá cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Chiều 7/8/2015, người dân ở KP4, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị nghe tiếng kêu la phát ra từ cửa hàng bán vật liệu xây dựng H.T nên chạy tới thì thấy cụ Nguyễn Văn Sắt (SN 1921) và con dâu Hồ Thị Tý (SN 1980), chủ cửa hàng, nằm bất động, cơ thể đầy thương tích. Còn chị Hồ Thị Thuận (SN 1987) kế toán cửa hàng ngất xỉu, được đưa đi cấp cứu.
Lâu nay, Hướng Hóa mang đầy đủ tính chất đặc trưng của một địa phương phát triển theo mô hình kinh tế miền núi gắn với điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng và tập quán canh tác của người dân. Những năm gần đây, cùng với việc tập trung khai thác vị trí chiến lược án ngữ trên một phần đất đai rộng lớn phía Tây của tỉnh, tiếp giáp với nước Lào qua Quốc lộ 9 và Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, đặc biệt là từ khi Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) nối Myanmar, Thái Lan, Lào về Việt Nam qua Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo được khơi thông, huyện Hướng Hóa được xác định là điểm đầu cầu về phía Việt Nam trên tuyến EWEC. Do vậy, những cơ hội chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hội nhập kinh tế, thu hút đầu tư… cũng đã mở ra, đem lại cho Hướng Hóa nhiều lợi thế và triển vọng để phát triển một nền kinh tế đa dạng, hiệu quả, bền vững.
Được xây dựng cách đây nhiều năm, trong khi kinh phí nâng cấp, sửa chữa còn hạn chế nên nhiều chợ trung tâm huyện trên địa bàn tỉnh rơi vào tình trạng xuống cấp, hư hỏng. Điều này, ảnh hưởng lớn đến việc trao đổi, mua bán của các tiểu thương và người dân.
Thời gian gần đây, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Quảng Trị đưa ra xét xử sơ thẩm 2 vụ án gây chú ý của dư luận bởi các bị cáo đều là người trong một gia đình. Có vụ bị cáo là cha con, có vụ là mẹ con. Phía sau những vụ án ấy không chỉ là nỗi đau của gia đình mà còn là nỗi đau chung của xã hội.
TAND thành phố Đà Nẵng vừa đưa ra xét xử và tuyên mức án tử hình đối với bị cáo Phạm Công Chiến về tội 'Vận chuyển trái phép chất ma túy'.
Chiến nhận 3 kg ma túy từ một đối tượng không rõ lai lịch gửi từ Quảng Trị vào Đà Nẵng khi đang vận chuyển thì bị bắt quả tang.
Ngày 29/8, tại phiên tòa xét xử sở thẩm, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng đã tuyên phạt Phạm Công Chiến (sinh năm 1998, trú quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng mức án tử hình về tội 'Vận chuyển trái phép chất ma túy'.
Phạm Công Chiến bị bắt quả tang vận chuyển giúp bạn hơn 3 kg ma túy từ một người không rõ lai lịch và bị tòa tuyên án tử hình.
Nhằm hạn chế thấp nhất số ca tử vong do tai nạn giao thông (TNGT), thời gian qua, Ban An toàn giao thông (ATGT) huyện Hướng Hóa triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp đảm bảo trật tự ATGT. Trong đó, tập trung đẩy mạnh tuyên truyền kết hợp tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm pháp luật giao thông. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức và tạo kỷ cương, nền nếp chấp hành pháp luật cho người tham gia giao thông, góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội.
Ngày 31/5, tại khu vực chợ Khe Sanh (thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) xảy ra một vụ trộm xe máy.
Cùng là cảnh sát gác ở cầu Hiền Lương nhưng ở hai phía đối diện khi đất nước còn chia cắt, hai người đàn ông gặp lại nhau một cách tình cờ khi đất nước đã thống nhất. Suốt 20 năm kể từ ngày gặp lại đó, họ đã trở thành những người bạn tri kỷ, thâm giao như chưa từng ở hai bên chiến tuyến. Nay một người đã qua đời vì bạo bệnh nhưng ký ức về ông vẫn vẹn nguyên trong tâm trí người ở lại.
Huyện miền núi, biên giới Hướng Hóa hiện có hơn 94 nghìn dân, bao gồm 3 dân tộc Kinh, Vân Kiều, Pa Kô; cư dân sinh sống phân bổ chủ yếu hai bên Quốc lộ 9, tỉnh lộ Tân Long - Lìa và đường Hồ Chí Minh đi qua các xã phía Bắc của huyện. Trong những năm qua, kết cấu hạ tầng giao thông được đầu tư xây dựng, tu sửa, nâng cấp mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa và đi lại của Nhân dân.
Chiều nay 7/7/2021, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo (BCĐ) phòng, chống COVID-19 tỉnh Hoàng Nam chủ trì cuộc họp khẩn với lãnh đạo UBND huyện Hướng Hóa để triển khai biện pháp phòng, chống dịch sau khi có trường hợp nhiễm COVID-19 lưu trú trên địa bàn huyện.
Nước mắt chẳng thể dập tắt lửa trong các vụ hỏa hoạn. Các gia chủ hãy biết tự chuẩn bị để cứu bản thân mình.
Xuất thân trong một gia đình làm nông, từng trải qua nhiều khó khăn mới có cuộc sống khá giả như ngày hôm nay nên chị Phạm Thị Loan ở thôn Tân Hào, xã Tân Liên, huyện Hướng Hóa luôn đồng cảm với những hoàn cảnh còn thiếu may mắn, nhất là người dân vùng dân tộc thiểu số. Vì lẽ đó, chị luôn trăn trở tìm cách hỗ trợ, giúp đỡ họ vượt qua khó khăn, xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.
Dù cuộc sống gia đình vẫn còn rất khó khăn nhưng nhiều năm nay vợ chồng ông Hồ Ri Man - bà Hồ Thị Knưm ở Khóm 6, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa vẫn dang rộng vòng tay nhân ái để đón nhận nuôi, chăm sóc 1 người chị dâu già yếu và nuôi 5 người cháu ăn học tử tế. Lòng nhân ái của ông bà được nhiều người dân ở địa phương nể phục và lấy làm gương để noi theo.
Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là một chương trình trọng tâm để phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thời gian qua, huyện Hướng Hóa đã tích cực huy động cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở vào cuộc, phát huy tính chủ động, sáng tạo, vai trò chủ thể của người dân, sức mạnh của cộng đồng để xây dựng NTM. Nhờ vậy chương trình xây dựng NTM ở Hướng Hóa ngày càng đi vào chiều sâu và đạt được những kết quả khá toàn diện, làm thay đổi đời sống vật chất, tinh thần của người dân và cảnh quan nông thôn, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa.
Để thực hiện việc chuyển đổi mô hình quản lý chợ theo Quyết định số 26/QĐ-UBND ngày 20/9/2017 của UBND tỉnh và Kế hoạch số 2860/KH-UBND ngày 6/7/2018 của UBND tỉnh, thời gian qua Sở Công thương đã hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch chuyển đổi mô hình quản lý chợ trên địa bàn giai đoạn 2018-2020 để có căn cứ triển khai thực hiện. Tuy nhiên qua thực tế triển khai cho thấy, tại các địa phương trong tỉnh vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình chuyển đổi mô hình quản lý chợ.
Chiều nay 10.3.2020, Sở Công thương tổ chức cuộc họp với một số sở, ngành, đơn vị, doanh nghiệp liên quan để thông tin về tình hình giá cả, thị trường trên địa bàn tỉnh thời gian qua và bàn biện pháp bình ổn thị trường phục vụ công tác phòng, chống COVID – 19.
Trong làn nắng vàng ấm của buổi sáng cuối tháng 12 năm 2019 đang rải đều lên những ngôi nhà nhỏ xinh ở thôn Cu Pua 2, xã Đakrông (huyện Đakrông) bình yên bên dãy Trường Sơn, nụ cười chào đón khách của 3 bố con anh Hồ Văn La gợi mở sự thân thiện ngay từ phút đầu gặp gỡ.
Nhiều năm nay, ngoài chợ Khe Sanh thì ở Hướng Hóa có chợ Tân Phước (Lao Bảo) quy tụ nhiều mặt hàng nông sản đặc trưng của người dân từ đồng bằng và đồng bào dân tộc thiếu số bản địa bày bán, thu hút nhiều khách đến tham quan và mua sắm hàng hóa. Không khí mua, bán nơi đây luôn nhộn nhịp, người Kinh và người đồng bào đoàn kết làm ăn đã tạo cho chợ Tân Phước có những nét độc đáo ít nơi nào có được.
Khi tỉnh Quảng Trị lập lại (tháng 7/1989), trên địa bàn tỉnh không có một khu kinh tế (KKT), khu công nghiệp (KCN) nào được hình thành. Sau 30 năm đổi mới và phát triển, đến nay toàn tỉnh đã có 2 KKT và 3 KCN đang hoạt động hiệu quả, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế- xã hội (KT-XH), đưa tỉ trọng phát triển công nghiệp lên ngang bằng các tỉnh trong khu vực.