Nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha vừa ra mắt tiểu thuyết viết về tình yêu ở chiến trường Quảng Trị. Một nghìn bản in đầu tiên được chuyển sang Mỹ cho kiều bào ở Mỹ và các nước lân cận.
Sáng 21-8, tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai, Hội Cựu chiến binh (CCB) Trung đoàn 95 đã tổ chức buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 77 năm Ngày truyền thống (23/8/1945-23/8/2022).
Mang trong mình di chứng chất độc da cam, bằng nghị lực, thầy giáo Đào Thanh Hương (SN 1976), trường THCS Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa đã vượt qua mọi khó khăn để đón nhận một tình yêu 'cổ tích'.
ĐBP- Chiến tranh đã lùi xa, nhưng mấy chục năm qua di chứng từ chất độc da cam đã khiến nhiều người, nhiều thế hệ vẫn phải gồng mình chống chịu. Cùng với sự quan tâm chăm lo của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội thời gian qua; bằng nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực đã góp phần xoa dịu nỗi đau da cam. Giúp nạn nhân da cam thêm nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
Năm 2022 - dấu mốc 61 năm kể từ khi thảm họa da cam/ dioxin xảy ra ở Việt Nam (10/8/1961 - 10/8/2022). Những mất mát, đau thương thảm họa này gây ra đã để lại hậu quả, di chứng nặng nề, ảnh hưởng đến nhiều thế hệ. Vì vậy, chung tay xoa dịu nỗi đau da cam là trách nhiệm của cả cộng đồng.
Những ngày tháng 7, thôn Phương Ngạn, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong tưng bừng đón các cựu chiến binh (CCB) Trung đoàn 27 trở lại thăm nơi họ từng sống và chiến đấu dưới sự che chở, đùm bọc của người dân. Sự trở về này khiến làng trên, xóm dưới như rộn ràng hơn, lòng người trở nên ấm áp hơn khi mọi người cùng nhau ôn lại câu chuyện cũ đã qua cách đây 50 năm...
Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2022), ngày 26/7, Hội Truyền thống Cựu chiến binh Trung đoàn 27 mặt trận B5 Quảng Trị, tổ chức chương trình 'Đưa quê hương vào cho đồng đội' lần thứ 7 tại Quảng Trị.
Nhân kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 (1947 - 2022), hôm nay 26/7, Hội Truyền thống cựu chiến binh Trung đoàn 27 Mặt trận B5 Quảng Trị, Công ty Cổ phần Truyền thông Thiên Sơn phối hợp huyện Triệu Phong tổ chức Chương trình 'Ngọn nến tri ân' và lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh cho 'Địa điểm lưu niệm trận địa súng phòng không Trung đoàn 27' tại thôn Phương Ngạn, xã Triệu Long. Hoạt động này nằm trong chương trình 'Đưa quê hương vào cho đồng đội' lần thứ 7. Hơn 400 thân nhân liệt sĩ, cựu chiến binh Trung đoàn 27 đến từ nhiều tỉnh, thành khác nhau trên cả nước cùng đông đảo người dân địa phương tham dự chương trình.
Một ngày đầu tháng 7/2022, bạn đồng nghiệp ở một đài truyền hình quốc gia gọi điện cho tôi, nửa như nhờ cậy, nửa như thách đố: 'Quảng Trị hiện có hai nghĩa trang cấp quốc gia, đó là Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Trường Sơn và Đường 9. Ở Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Trường Sơn đã có cây bồ đề thiêng phía sau đài tưởng niệm gắn với những truyền kỳ thú vị thì ai cũng đã biết, vậy ở Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Đường 9 có điều tương tự không?'. Trong một nỗ lực giúp bạn tạo điểm nhấn cho một kịch bản phóng sự về đề tài 'Đền ơn đáp nghĩa' trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, câu trả lời của tôi là có. Và suốt một buổi sáng trời hoe hoe nắng, tôi đã đi khắp Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Đường 9 để tìm theo trí nhớ cây bồ đề do Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đưa từ đất Phật Ấn Độ về trồng vào năm 2003.
Sáng nay (20/7), tại Bảo tàng tỉnh Kon Tum diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm 'Da cam – Lương tri và công lý'.
Tháng 2-1972, chàng trai Nguyễn Xuân Bộc xung phong nhập ngũ, công tác tại Sư đoàn 312, Quân đoàn 1 và sau đó tham gia chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị.
Với hàng nghìn tranh, tượng về đề tài Bác Hồ và chiến tranh, trong đó có bức chân dung Bác vẽ bằng máu, họa sỹ Lê Duy Ứng để lại một gia tài đồ sộ, mang nhiều ý nghĩa về nghệ thuật và lịch sử.
Bước ra từ hai cuộc kháng chiến với những cái tên thân mật như 'làng chiến đấu', 'làng một đêm', Cự Nẫm nay đã không ngừng phát triển và dần trở thành điểm đến hấp dẫn du khách, từng bước khẳng định giá trị của một 'làng du lịch'...
'Cuộc đời người lính không có gì hạnh phúc hơn là giành chiến thắng; càng hạnh phúc, sung sướng hơn khi giành chiến thắng trọn vẹn, vì địch đầu hàng và ta bớt tổn thất, hy sinh. Chính vì lẽ đó, thời khắc chiều ngày 2/4/1972, nhận tin Trung đoàn 56 địch đầu hàng là ký ức mãi mãi không quên của tôi và những đồng đội tham gia chiến đấu vào 'mùa hè đỏ lửa' ở Quảng Trị'. Đại tá Đặng Phi Thưởng đã tâm sự như vậy khi chúng tôi đến thăm ông vào một ngày tháng 4 lịch sử.
Những trận đánh ác liệt giành giật từng tấc đất với quân địch; những khó khăn, thiếu thốn và cả những hi sinh, mất mát của đồng đội trên chiến trường Quảng Trị rực lửa; những ngày hừng hực khí thế và ý chí chiến đấu anh dũng, ngoan cường trong làn mưa bom, bão đạn, những giây phút xúc cảm chạm đáy tâm can đến mừng vui khôn xiết của ngày toàn thắng thống nhất đất nước… Đó mãi là ký ức hào hùng, không thể nào quên với cựu chiến binh Trần Hân (thôn Văn Bút, xã Trác Văn, thị xã Duy Tiên).
Ngày 28/4, Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh tổ chức chương trình gặp mặt truyền thống CCB tiêu biểu, kỷ niệm 50 năm tham gia giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972 - 1/5/2022) và 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972. Tham dự buổi gặp mặt có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Tiến Lực, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh; các Anh hùng LLVT nhân dân, Anh hùng lao động, các tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam và các CCB tiêu biểu đại diện cho hàng nghìn CCB tỉnh tham gia chiến đấu và bảo vệ Thành cổ Quảng Trị.
Trong những ngày tháng 4 lịch sử, hướng về kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chúng tôi có dịp đến thăm ông Nguyễn Thanh Lâm, chiến sỹ giải phóng miền Nam năm xưa, hiện đang sống ở tiểu khu 19/8, thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu.
Mỗi khi nhắc đến cựu thanh niên xung phong (TNXP) Nguyễn Thị Bân, sinh năm 1948, người dân ở thôn Đông Đức, xã Đức Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) ai cũng động lòng thương cảm trước hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của gia đình bà.
Tháng 7/2020, bức ảnh 'Nụ cười thách thức bom đạn' của Đoàn Công Tính được Tỉnh ủy Quảng Trị chọn để đúc vào trống đồng, do Hội Di sản cổ vật Thanh Hóa cung tiến. Sự kiện này khiến nhiều người nhớ lại câu chuyện đi tìm nhân vật trong bức ảnh cách đây 20 năm, được kể lại bởi ông Trần Khánh Khư, nguyên Trưởng Ban quản lý Di tích quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị.
Với sự năng động, nhạy bén, bà Nguyễn Thị Đương (sinh năm 1949) cựu thanh niên xung phong (TNXP) ở thôn Tân Na, xã Nhật Tiến, huyện Hữu Lũng đã xây dựng thành công mô hình trồng cây ăn quả kết hợp trồng cây dược liệu cho thu nhập cao.
Tỉnh Quảng Trị là vùng đất có truyền thống lịch sử cách mạng nổi tiếng. Năm 2022, tại Quảng Trị sẽ diễn ra lễ kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của quê hương, đất nước. Việc tổ chức những ngày lễ đặc biệt này vừa giáo dục truyền thống, vừa phát huy tinh thần cách mạng trong sự nghiệp xây dựng quê hương, đất nước được nhiều người mong chờ.
Ông được nhiều người biết và yêu mến bởi ông không chỉ là một người lính dũng cảm, một cựu chiến binh gương mẫu, mà còn là một Bí thư chi bộ năng động, một Trưởng ban Hội cha mẹ học sinh trách nhiệm, nhiệt huyết từ nhiều năm nay. Ông là Trần Hân, thôn Văn Bút - xã Trác Văn (Thị xã Duy Tiên).
Trên cương vị công tác nào, Đại tướng Phùng Quang Thanh vẫn nguyên vẹn là một vị tướng kiên cường, luôn sẵn sàng hy sinh vì đồng đội, luôn hướng tới mục tiêu lớn phục vụ Tổ quốc và nhân dân.
Theo tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Đại tướng Phùng Quang Thanh, sinh năm 1949, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó bí thư Quân ủy Trung ương, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã từ trần sau một thời gian lâm bệnh. Mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sỹ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do bệnh nặng, sức yếu, đồng chí đã từ trần vào hồi 03 giờ 45 phút, ngày 11-9-2021 tại nhà riêng.