Sau khi Công an tỉnh Thanh Hóa làm việc với ông Nguyễn Công Thiếc và kết luận: 'hồ sơ có sửa chữa, viết thêm nội dung để hưởng chế độ người bị nhiễm chất độc hóa học trong kháng chiến chống Mỹ' thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa cần xem lại hồ sơ và có hướng xử lý. Thực tế không như vậy.
Thương binh Nguyễn Xuân Đàn (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) không chỉ hiến dâng một phần cơ thể để bảo vệ độc lập dân tộc mà còn cống hiến sức mình xây dựng nông thôn mới giàu đẹp, văn minh.
Suốt 16 năm qua, Đại tá Lương Sỹ Vui, xã Quảng Hùng (TP Sầm Sơn) luôn miệt mài 'tiếp lửa' truyền thống cho biết bao thế hệ, để những trang sử vàng của dân tộc luôn được tỏa sáng.
Lần đầu tiên được đến với quê hương cách mạng Cao Bằng - nơi ra đời của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân tham dự chương trình 'Về nơi khởi nguồn' do Báo Quân đội nhân dân tổ chức, Anh hùng LLVT nhân dân Lê Xuân Sênh không giấu nổi sự xúc động và hồi hộp.
May mắn được trở về sau chiến tranh nhưng nhiều cựu chiến binh lại mang trong mình di chứng chất độc hóa học. Không những bản thân mà thế hệ thứ hai, thứ ba của họ cũng bị ảnh hưởng. Nhằm xoa dịu nỗi đau da cam, Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đã thực thi nhiều chế độ, chính sách hỗ trợ, góp phần thắp lên ngọn lửa niềm tin cho các nạn nhân và gia đình họ.
Hạnh phúc dù đến muộn màng nhưng nhìn các con yêu thương nhau, ông Thật cảm thấy nhẹ lòng.
NSND Quốc Hưng xúc động khi nhắc lại người cha là bộ đội Cụ Hồ, từng chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị, trở về nhà với thân thể không lành lặn.
Trong hai ngày Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiều người dân đã bày tỏ niềm tiếc thương và lòng biết ơn sâu sắc với những cống hiến của Tổng Bí thư.
Mẹ Lê Thị Sáu có 2 người con liệt sĩ hy sinh trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Dù có đau thương, mất mát nhưng mẹ rất đỗi tự hào về những đóng góp của các con mẹ dành cho đất nước.
Đại sứ quán Việt Nam tại Đức phối hợp với Hội Tân Trào tổ chức thăm hỏi và tặng quà 3 gia đình chính sách đang sống và làm việc tại thành phố Cottbus, bang Sachsen.
Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: 'Làm anh bộ đội trong thời chiến thì phải thi đua chiến đấu; hòa bình rồi thì phải thi đua lao động, sản xuất, làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội', nhiều thương binh, bệnh binh, cựu chiến binh trên địa bàn Thanh Hóa quyết giữ vững khí chất của người lính Cụ Hồ, nỗ lực vươn lên, trở thành những tấm gương sáng giữa đời thường.
Trở về từ chiến trường với thương tật nặng nề, nhưng thương binh Trần Văn Xuân ở xã Vượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã vượt qua tất cả nhờ tình yêu thương của người vợ là bà Võ Thị Nhân.
Chiều 13/7, UBND xã Đại Minh, huyện Yên Bình phối hợp với Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ tỉnh Yên Bái tổ chức lễ đón hài cốt liệt sĩ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị về an táng tại địa phương.
'Tôi đã xem nhiều chương trình nghệ thuật mang thông điệp hòa bình, nhưng chương trình của các bạn ngày hôm nay ở Quảng Trị rất xúc động, để lại nhiều ấn tượng trong tôi, nhất là màn drone light gửi gắm thông điệp hòa bình tới thế giới', ông Jonathan Wallace Baker bày tỏ.
Xuất ngũ, trở về dạy học rồi nghỉ hưu làm kinh tế, cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Văn Sửu, Chủ tịch Hội Doanh nhân CCB tỉnh Hà Tĩnh đã ủng hộ, xây dựng 63 căn nhà tình nghĩa, 3 nhà thờ cúng liệt sĩ, ủng hộ nhiều sổ tiết kiệm tặng gia đình nghèo và đối tượng chính sách, giúp đỡ đồng đội thoát nghèo. Với ông, cho đi là còn mãi, san sẻ những gì mình có là một niềm hạnh phúc.
Từ nhiều năm nay, Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em Quân khu 4 cùng các cơ quan, đơn vị trong Quân khu luôn quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho trẻ em có hoàn cảnh kém may mắn bằng những việc làm thiết thực, như nhận nuôi, hỗ trợ, đỡ đầu, thăm hỏi, tặng quà nhân các ngày lễ, Tết... góp phần giúp gia đình các em giảm bớt khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.
Lễ hội Vì Hòa bình năm 2024 sẽ được tổ chức mang tầm quốc gia, vươn tầm quốc tế, là sự kiện tôn vinh giá trị của hòa bình, chuyển tải thông điệp khát vọng hòa bình của dân tộc Việt Nam và các dân tộc trên thế giới. Tỉnh Quảng Trị đang gấp rút chuẩn bị mọi mặt để tổ chức lễ hội một cách bài bản, chuyên nghiệp nhất.
Trên chiếc giường cũ trong ngôi nhà cấp 4 ở xóm 11, xã Quỳnh Thạch (Quỳnh Lưu, Nghệ An), anh Nguyễn Văn Dũng bị ung thư gan giai đoạn cuối vẫn gắng gượng bón từng thìa sữa cho cha là cựu chiến binh Nguyễn Quang Trung. Thấy khách đến, bà Nguyễn Thị Phú, vợ ông Trung đang làm ngoài vườn chạy vào phân trần: 'Dũng sức khỏe yếu lắm rồi nhưng vẫn cố chăm sóc cha'.
Bốn mươi chín năm đã trôi qua, nhưng ký ức về những ngày tháng chiến đấu gian khổ, ác liệt và thời khắc giành chiến thắng huy hoàng trưa 30/4/1975 năm ấy vẫn khắc sâu trong tâm trí những cựu chiến binh ở vùng đất biên giới Lào Cai trong những ngày tháng Tư lịch sử.
Cựu chiến binh (CCB) Phạm Văn Hồng là thương binh hạng 2/4. Thời trẻ, ông đã viết tâm thư bằng máu để được tham gia chiến đấu, từng nhiều lần bị thương. Trở về quê khi cuộc sống vẫn còn khó khăn, ông đã hiến hàng trăm mét vuông đất với tổng giá trị gần 10 tỷ đồng để góp phần xây dựng quê hương.
Chiến tranh đã đi qua, nhưng hậu quả để lại còn hết sức nặng nề, đó là nỗi đau tột cùng của hàng triệu người dân vô tội - nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Để chia sẻ nỗi đau đó, những năm qua, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Đồng Phú đã có nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ các nạn nhân chất độc da cam, giúp họ vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.
Nói đến bom đạn là nói đến chiến tranh, tang thương, chết chóc. Vậy nhưng ở vùng đất Quảng Trị, có một người lấy bom, đạn để... làm nhà. Mới nghe người ta cứ tưởng là đùa. Nhưng đây là sự thật 100%. Cách Nghĩa trang Trường Sơn chưa đầy 1 km, có một ngôi nhà mang tên Ký ức Trường Sơn với hệ thống trụ được làm từ những quả bom, mái lợp từ lá cọ, xung quanh ngôi nhà có rất nhiều bom, đạn và những kỷ vật chiến tranh.
24 năm qua Lê Thị Lan Anh - với chiều cao 1m30 cùng tấm lưng cong cong - đã dùng nghị lực để truyền lửa đam mê học tiếng Anh cho nhiều thế hệ.
Sinh ra đã khuyết đôi bàn chân và một phần tay trái nhưng thầy giáo Đào Thanh Hương vẫn 25 năm đạp xe tới trường truyền kiến thức cho bao thế hệ học trò làng biển
Nam thanh niên tí hon chỉ cao 70 cm và cân nặng 18kg, nhưng chưa bao giờ dập tắt ngọn lửa của ý chí, thành lập doanh nghiệp của riêng mình.
Vượt qua những mặc cảm về thân hình dị tật do di chứng của chất độc da cam, Nguyễn Thuận Tùng trở thành giám đốc doanh nghiệp và là niềm tự hào của gia đình.
Được vay vốn tín dụng chính sách với lãi suất ưu đãi, hàng trăm gia đình người có công trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã có cơ hội phát triển sinh kế, ổn định cuộc sống.
Nửa thế kỷ đã qua nhưng ký ức về chuyến thăm vùng Giải phóng miền Nam Việt Nam của lãnh tụ Fidel Castro vẫn còn vẹn nguyên trong lòng người dân Quảng Trị.
Trong lúc ông Trần Xuân Ngân còn đang chống chọi với bệnh ung thư dạ dày, vợ bị tâm thần, con trai ông lại phát hiện bị ung thư máu.
Vượt lên nỗi đau da cam, cựu chiến binh Vũ Cao Ðài (sinh năm 1951), đội 17, xã Thanh Xương (huyện Ðiện Biên) đã chiến thắng đói nghèo, trở thành tấm gương phát triển kinh tế giỏi tại địa phương.
Chiến tranh đã lùi dần vào quá khứ nhưng 'nỗi dau da cam' vẫn dai dẳng, nhức nhối suốt nhiều năm qua. Hàng trăm nghìn nạn nhân chất độc da cam đang sống trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn về kinh tế, đau đớn về thể xác và tinh thần bởi di chứng da cam gây ra các bệnh hiểm nghèo, bị dị dạng, dị tật, sống đời sống thực vật, trong đó có cả thế hệ thứ 2, thứ 3. Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam, Ðiện Biên đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm chia sẻ khó khăn, động viên nạn nhân chất độc da cam vượt qua nỗi đau bệnh tật để vươn lên ổn định cuộc sống.
62 năm trôi qua, kể từ khi thảm họa da cam/dioxin xảy ra tại Việt Nam, những mất mát, đau thương mà thảm họa gây ra trên dải đất nước hình chữ S vẫn chưa thể nguôi ngoai. Bởi hậu quả di chứng nặng nề, ảnh hưởng đến nhiều thế hệ. Để chung tay xoa dịu nỗi đau ca cam, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh đã thường xuyên quan tâm, chăm lo, giúp đỡ các nạn nhân bị nhiễm chất độc hóa học vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã lùi vào quá khứ gần 50 năm, nhưng hậu quả của chất độc da cam/dioxin vẫn ngày đêm đè nặng lên thân thể những người lính 'Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước' năm nào, tàn phá biết bao thế hệ con cháu của họ. Ðể bày tỏ lòng biết ơn, sự tri ân với những người đã hi sinh cho sự nghiệp thống nhất dân tộc, Ðảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách thể hiện sự quan tâm, chăm lo đối với người có công, trong đó có cả các nạn nhân nhiễm chất độc da cam. Cùng với sự hỗ trợ, đồng hành của các tổ chức, đoàn thể và toàn xã hội, sự sẻ chia, giúp đỡ đó đã phần nào xoa dịu nỗi đau mang tên 'da cam/dioxin'.
Được vay vốn tín dụng chính sách với lãi suất ưu đãi, hàng trăm gia đình người có công đã có cơ hội phát triển sinh kế, ổn định cuộc sống.
Ông Trần Đăng Sỹ đã bật khóc khi đại diện gia đình nhận danh hiệu 'Bà mẹ Việt Nam anh hùng' thay cho mẹ ruột của mình đã mất.
'Tôi lớn lên khi đất nước không còn chia Bắc Nam. Chẳng biết chiến tranh là gì. Chỉ được nghe trong những câu chuyện của cha…'. Đó là lời bài hát 'Lá Cờ' của nhạc sĩ Tạ Quang Thắng mà tôi vẫn thường nghe.
Trong những giọt nước mắt của lời nói sau cùng, bị cáo Phạm Trung Kiên xin HĐXX xem xét hoàn cảnh, thành tích công tác, để cho bị cáo có cơ hội 'được sống'.
Sau khi Viện Kiểm sát giữ nguyên quan điểm truy tố, bị cáo Phạm Trung Kiên đã ngậm ngùi cho biết tử hình vẫn một mức án nghiệt ngã và xin được HĐXX xem xét giảm án.
Chiến tranh đã lùi vào quá khứ, một quá khứ đau thương nhưng rất đỗi tự hào đối với dân tộc Việt Nam. Để có được thành công ấy, biết bao người mẹ đã phải nén đau thương, động viên đưa tiễn chồng, con lên đường làm nhiệm vụ thiêng liêng bảo vệ Tổ quốc.