Thoáng nghe mùa đông về

Tôi biết mùa đông về sáng nay lúc cơn gió đầu mùa giăng lối, quấn quýt chút hơi lạnh như báo tin, như gặp lại người cũ lâu ngày xa cách. Kéo cao cổ áo, ngước nhìn bầu trời đã vương màu xam xám, thì ra mùa đông đã về.

Ký ức mùa quả chín

Trong ký ức của tôi hiện lên khu vườn yên tĩnh có những hàng xoài lúc lỉu quả vàng thơm và những cây vải chi chít quả đỏ chín trên cành. Mùa hạ được gọi về từ những hương quả chín dần lên trong vườn như thế. Mùa nối mùa...

Hợp âm hòa sắc tháng tư

Tháng tư với những chùm âm thanh náo nức hòa thành bản giao hưởng của đất nước ngân lên vang vọng bài ca đại thắng mùa xuân 1975.

Ngát hương thiên lý

Ở nông thôn hầu như nhà ai cũng có giàn thiên lý: Dễ trồng, làm bóng mát, làm đẹp mà lại ăn được nữa. Thật là tiện lợi!

Thật - ảo giữa mùa xuân châu Âu

Trào lưu chụp ảnh 'sống ảo' rộ lên những năm gần đây, thu hút mọi giới, cả thế hệ gen Z lẫn các bậc phụ huynh. Nếu ở châu Á phổ biến việc sắp xếp tiểu cảnh, đại cảnh phục vụ trào lưu này thì tại châu Âu, mỗi độ xuân về, người ta được 'sống thật' giữa muôn hoa rực rỡ khắp mọi nơi.

Chầm chậm tháng Ba

Tháng Ba, đôi khi mình muốn ngồi thật lâu dưới một tán cây. Những dải nắng trùng trình rọi qua vòm lá rậm, rắc mật lên bờm hoa mê mướt tím, đậu lại trên đôi cánh bầy sẻ đang mổ vào hư vô. Màu xanh ngợp đầy của lá tràn vào lồng ngực tháng Ba, như thôi thúc người ta hoài vọng về một quãng đồng mùa con gái, một cánh rừng rộng đến mộng mị, hay ấp ủ chiêm bao trong mảnh vườn tuổi nhỏ. Lứa gió đầu xuân hãy còn hây hẩy, nhu mì, nhón tay mở những cánh cửa tỉnh thức, thả bầy ý nghĩ đi rong. Giữa quãng vắng tưởng như bất động, mình ngồi đợi những xa xôi quay về.

Tháng Giêng theo mẹ ra đồng

Mẹ tôi không quan niệm còn mùng còn Tết, lại càng phản đối cái lý 'tháng Giêng là tháng ăn chơi'. Gia quy của mẹ: chơi tết có chừng có đỗi, còn phải lo làm để đón những tết sau. Mẹ bảo không làm tay chân buồn bã, ngủ không ngon. Trừ một hai năm hồi còn nhỏ xíu, tôi được ba mẹ chở đi thăm một số người bà con xa, sau này khi những người thân xa đó không còn - vì nhiều lý do - tôi không thấy mẹ đi chơi tết nữa. Mới sáng mùng 4, mẹ đã ra đồng thăm lúa.

Thuyền hoa

'Cứ mỗi lần hoa mai vàng trước ngõ...' là mỗi lần tôi lại nao nao với những kỷ niệm của mùa xuân và ngày tết. Con người ta thật lạ, xuân năm nào cũng đến, mỗi năm đều đặn vào dịp cố định, vậy mà cái cảm giác chộn rộn mong chờ vẫn cứ háo hức như là tươi mới.

Mùa xuân, người ra đồng

Mùa xuân, người ra đồng trong rộn ràng tiếng nói cười, phơi phới mong mùa màng bội thu.

SẮC XUÂN

Vầng trăng khuyết nụ hôn nồng/ Vu sơn trên đỉnh bềnh bồng nước mây...!

Đón xuân này nhớ xuân xưa

'Tết,Tết, Tết, Tết đến rồi, Tết đến trong tim mọi người…', bản nhạc xuân vang lên là dấu hiệu cho sự kiện cái Tết Nguyên Đán, cái tết cổ truyền của người Việt đã sắp về.

Thương lắm hương mùi già đồng nội

Đất trời lấm tấm những hạt mưa phùn, ngoài triền đê đã vàng ruộm sắc hoa cải và không khí đã phảng phất hương mùi già.

Nhớ mãi ngày khai trường năm ấy !

Trong quãng đời đi học, tôi đã được dự nhiều buổi lễ khai trường và lần nào cũng thấy bồi hồi xúc động. Nhưng đặc biệt hơn cả, để lại ấn tượng khó quên hơn cả là buổi lễ khai trường năm học đầu tiên (1975-1976) của quê hương tôi được hoàn toàn giải phóng...

Giàn thiên lý đã xa

Ngược dòng thời gian chở đầy kỷ niệm. Tôi lại về bên mái nhà xưa. Nơi ngõ nhỏ bộn bề xiên xiên bóng nắng. Nơi có giàn thiên lý xanh rờn tỏa bóng mát dịu êm.

Mắt hồng nhan

Dì đẩy xe đi trước. Bà quảy quang gánh theo sau. Dì đi một bước. Bà theo một bước, miệng không ngớt lời:

Sách thơ song ngữ 'Gió gọi ban mai'

Gió gọi ban mai tập hợp 60 bài thơ của 6 tác giả: Trần Tựu, Kiều Bích Hậu, Đỗ Mai Hòa, Võ Thị Như Mai, Khánh Phương và Phạm Vân Anh. Đây là những áng thơ xoay quanh chủ đề tình yêu đất nước, con người với những nỗi niềm xúc cảm của mỗi thành viên.

Ở nhà một mình

Hiếm có dịp nào ở nhà một mình. Cuối tuần, nếu không có việc gì đó phải đi khỏi nhà thì cũng tận hưởng ngày nghỉ với hai cô con gái. Nghe chúng nói, nói chúng nghe và phân xử những cãi cọ cũng đủ mất thời gian. Khi nào 'im ắng' nhất chính là ba cha con cùng xem một bộ phim hoạt hình hoặc một bộ phim thiếu nhi nào đó.

Xao xuyến tháng Ba

Tháng Ba, đất trời bước vào khúc giao mùa tuyệt đẹp. Nắng non óng ả vương vấn trên muôn loài hoa lá bừng khoe sắc. Lòng ta chợt xao xuyến với hương sắc tháng Ba thấm trong từng làn gió xuân hây hẩy.

Truyện ngắn: Câu hát người xưa

Tháng Giêng, nắng ngọt. Gió nồm hây hẩy. Nếu quên đi cái lạnh thấu xương và mưa dầm hồi tháng Chạp, thì buổi chiều mùa xuân tạo cảm giác êm ả trong lòng người. Ông Năm Lạng, men theo lối nhỏ, qua mấy bụi dương, ra bãi cát nhìn về phía biển. Biển xanh ngắt, vài con sóng nhỏ xô bờ. Những bông hoa muống biển nở màu tim tím. Loại hoa mọc hoang, nắng mưa chẳng hề hấn gì, cứ nở hoa, xanh lá bốn mùa. Cứ nằm đây, rung rinh vài chiếc lá, như nghiêng tai nghe sóng, nghe gió, hồn nhiên sống. Con người cũng vậy, hít thở đất trời bao la, vài câu hò hát bâng quơ khiến lòng thư thái, khỏe khoắn, quên đi mọi thứ nhọc nhằn. Có lẽ nhờ vậy mà ông Năm Lạng sống đến chừng này tuổi, tuổi thiên hạ nói là xưa nay hiếm.

Thăm thẳm ký ức Tết

Khi ánh nắng xuyên qua lớp sương mờ giăng giăng sau nhiều ngày trời u ám, những cơn gió Đông hây hẩy từng hồi như hơi thở mơn man của đất trời giao thoa. Mùa xuân đang đến rất gần. Xuân hân hoan trên mọi nẻo đường, len lỏi từng ngôi nhà, ngõ xóm. Xuân bồi hồi trong từng cảm xúc mênh mang. Khung trời xuân khéo chia đôi miền suy nghĩ: Mảnh lưu lạc nơi đất khách. Mảnh vương vấn lặng thầm phía trời quê...

Xôn xao chợ Tết quê nhà

Xuân đã đến thật gần! Xuân rộn ràng trên đường thôn ngõ xóm. Xuân nuột nà trên nhành cỏ ngọn cây. Xuân mơn man trên má người thiếu nữ ửng tươi nụ đào. Và Xuân mang Tết đến, náo nức trong từng 'tế bào' của trời đất, lâng lâng như men rượu ngô ủ kĩ phả ra cái thứ hương nồng nàn khắp chốn chợ quê.

Gương mặt thơ: Hữu Kim

Anh từng là bộ đội đóng quân ở An Khê (tỉnh Gia Lai), từ thời ấy, anh đã sinh hoạt với nhóm thơ... Đà Nẵng. Rồi anh chuyển lên Kon Plông làm Phó Chỉ huy trưởng về chính trị của Huyện Đội, nhưng rồi cái tư chất thi sĩ luôn âm ỉ trong anh, khóc đấy, cười đấy. Và vẫn làm thơ. Thế là, cái việc anh được điều về làm Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Kon Tum rồi trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam như là lẽ đương nhiên. Gặp anh, không ai nghĩ người trước mặt mình từng mang quân hàm Thượng tá, mà là một thi sĩ đời... cũ.

Nhà văn Phạm Duy Nghĩa - Hài văn lần bước dặm dài đường văn

'Cuối năm ấy cây đào đâm những nụ hoa đầu tiên. Nó thuộc giống đào Mèo nên hoa màu đỏ thẫm. Bao năm rồi, ngày Tết tôi ít đi chơi, thích ở nhà uống rượu bên hoa đào. Tôi ngồi hàng giờ dưới cây, mặc cho người đời bàn tán. Bao giờ tôi cũng rót mời hoa một chén. Khi linh hồn ngấm men, khi gió xuân hây hẩy thầm thì, tôi lại thấy hiện lên lãng đãng trong hoa nét má nồng nàn, thắm đỏ. Tôi biết người con gái lại về'. Đây là một đoạn trích mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm phong vị cổ xưa trong truyện ngắn 'Hoa đào xứ tuyết' của Phạm Duy Nghĩa.

Cái mồm

Nghe ông Mịch ban khen, cô Mai tin lắm, mắt hấp háy, chớp chớp như chực khóc, má đỏ ửng lên trên nền da tai tái, hơi thở gấp gáp làm cho cái ngực lép kẹp cũng trồi lên sụt xuống trong chiếc áo ngực màu tro. Chưa có ai khen cô một cách chân tình và chia sẻ như vậy. Mà người đó lại là thần tượng của cả làng, thần tượng của chính cô, một câu khen của người ấy thì chắc chắn là chân lý, đúng là chân lý và phải là chân lý mới được.

Đong đầy hương thu

Trong làn gió heo may thoảng hương thơm dịu nhẹ. Tôi thả hồn chơi vơi theo gió. Phải rồi, hương lúa đồng nương theo gió bay xa.

Cánh diều tuổi thơ

'Bay cao, cao nữa diều ơi/Đừng sợ dây buộc đo trời tấc gang/Dang tay ta mở không gian/Cho diều thỏa sức bắc thang hỏi trời/Ai đem hạt nắng ra phơi/Ai mang ngọn gió lả lơi cánh diều?'. Cháu trai tôi vừa tháo cuộn chỉ thả con diều phượng mới mua bay lên, vừa đọc mấy câu thơ lạ lẫm khiến tôi buồn cười. Tôi hỏi đó là thơ của ai thì cháu trả lời không biết. Cháu chỉ nghe mấy bạn trên trường đọc đi đọc lại nên nhớ vậy thôi.

'Thời nắng xanh & những bài thơ khác'trong cảm xúc của tôi

Nhà thơ Trương Nam Hương là cây bút có dấu ấn tên tuổi trong lòng bạn đọc từ những năm 80 của Thế kỷ trước. Anh cũng từng đạt danh hiệu 'Nhà thơ được yêu thích nhất' do Báo Người Lao động bình chọn và phong tặng từ năm 1992.

Gió nồm gom mực trũng

Làng quê hây hẩy gió nồm. Bậc cao niên ngồi bên hiên nhà nói cùng cháu con: 'Gió nồm gom mực trũng vào vùng biển gần bờ. Ngư dân đánh lưới mành chắc trúng lắm đây!'.

Thảo thơm nếp cái hoa vàng

Nhắc nếp cái hoa vàng là nhớ đến món cốm non khi thu về, đĩa chè con ong ngọt bùi buổi sớm mùa xuân hay món bánh lòng thảo thơm ngày tết.

Chiền chiện chiều quê

Chiều đồng quê trung du hay vùng bán sơn địa mới thực đẹp, nhất là lúc mùa màng gặt hái vừa xong. Trâu đổ hết ra đồng. Trẻ tí tớn khắp bãi. Đồng quê lắt leo vài cột khói trắng. Tại những chân ruộng cao, nhà nông bắt đầu vỡ đất trồng khoai vụ đông. Cánh đồng như rộng rênh, hoang liêu... Vút cao, văng vẳng tiếng ca líu lo của con chim chiền chiện 'Hót chi mà vang trời' (Thanh Hải).

Mùa ruốc biển

Tháng 8 âm lịch, khi những cơn bão biển hoặc áp thấp nhiệt đới vừa đi qua, biển lặng trở lại, nước biển trong xanh hơn cũng là lúc những con ruốc biển (moi biển) bắt đầu xuất hiện ở những vùng biển lộng của các tỉnh ven biển miền Trung. Đây cũng chính là thời điểm bà con ngư dân vùng biển bãi ngang Quảng Trị phấn khởi bước vào vụ ruốc.

Quả thông ngày ấy

Hôm rồi, đang xếp hàng chờ làm thủ tục lên chuyến bay vào TP. Hồ Chí Minh, tôi thấy một nhóm bạn trẻ đi du lịch Pleiku cũng trên đường trở về. Tụi nhỏ cười cười nói nói và trên tay mỗi đứa xách một túi quả thông. Tôi hỏi lấy quả thông khô làm gì mà nhiều thế thì nhận được câu trả lời: 'Để làm quà. Quà vừa rẻ, vừa lưu giữ được chuyến đi lại có thể trang trí. Quan trọng là mình thích nữa'.

Ẩm thực Pleiku

Nhiều người từng ghé đến Pleiku hoặc sống ở đây đều nói với tôi rằng, đi đâu thì đi, ăn gì thì ăn nhưng với họ, thức món của Pleiku là ngon nhất. Riêng tôi, dù chưa được đi nhiều nơi nhưng mỗi lần đi xa lại nhớ Pleiku cồn cào và thức ăn ở đâu cũng không sánh được với Phố núi thân thương.