Lễ hội 'Vía bà Thủy Long' được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể

Lễ hội 'Vía bà Thủy Long' tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau là lễ hội dân gian lớn nhất ở địa phương. Kỳ hội năm nay, tỉnh Cà Mau đã công bố chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho lễ hội này.

Công bố Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia lễ hội 'Vía bà Thủy Long', Thanh Tùng

Nhằm tôn vinh nét đẹp văn hóa, lịch sử; đặc biệt là vinh danh lễ hội vía bà Thủy Long, lễ hội gắn chặt với đời sống tín ngưỡng, tâm linh từ bao đời qua trên mảnh đất Đầm Dơi anh hùng, tối 25/3, nhằm ngày 16/2 âm lịch, huyện Đầm Dơi phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức lễ trao bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch lễ hội 'Vía bà Thủy Long', tại xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi.

Nghệ An: Chùa Gám tổ chức thắp nến hoa đăng cầu nguyện quốc thái dân an

Tối 21-3, tại cụm Di tích đền - chùa Gám (chùa Chí Linh, xã Xuân Thành, H.Yên Thành) tổ chức đêm thắp nến hoa đăng cầu quốc thái dân an trong khuôn khổ Lễ hội đền chùa Gám 2024.

Người dân chờ 'đốt Ông Tiêu' lúc nửa đêm, xin lộc về nhà tại Lễ hội Làm Chay

Phần chính trong Lễ hội Làm Chay đã thu hút hàng nghìn người chờ xem đốt Ông Tiêu để được phát lộc, cầu mong một năm mới bình an và nhiều điều may mắn.

Lý do vua Minh Mạng đổi tên thành Thăng Long thành Hà Nội

Khi không còn là kinh đô của đất nước, thành Thăng Long đã được đổi tên. Việc dùng tên nào cho phù hợp đã khiến bậc quân vương phải đắn đo suy nghĩ.

Miếu ông Tà ở Bến Củi

Vẫn là 2 mái ngói dốc như xưa với màu ngói ong óng đỏ. Bên trong miếu có ban thờ chính và các ban thờ phụ. Cấu trúc khá giống một ngôi đình.

Thăm ngôi đình lâu đời nhất Bình Thuận thờ thần Nam Hải

Đình Vạn Thủy Tú được xây dựng năm 1762, là ngôi đình lâu đời nhất của tỉnh Bình Thuận thờ thần Nam Hải (tức cá voi). Tại đây, trong hàng trăm bộ xương cá voi (ngọc cốt Ông) đã được lưu giữ từ suốt mấy trăm năm qua, có một bộ được đánh giá là lớn nhất Đông Nam Á được thờ phụng, bảo quản trang nghiêm 223 năm qua.

'Cụ' da khắc ghi ký ức làng An Thạnh

Anh Đỗ Văn Nghĩa là nghệ nhân chơi kiểng và sở hữu một vườn bonsai mai vàng ở xã An Thạnh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Anh vừa thông tin cho Hội Sinh vật cảnh tỉnh rằng ở ấp 2, xã An Thạnh, có một cây da (cây đa) cổ thụ đã sống qua hàng thế kỷ. Thế là, chúng tôi đi theo anh để tìm hiểu.

'Dù ai mua bán trăm bề, Làm Chay mười sáu nhớ về Tầm Vu'

Sau 3 năm gián đoạn vì dịch COVID-19, Lễ hội Làm Chay năm nay được tổ chức hoành tráng, đặc sắc… với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ hấp dẫn thu hút hàng ngàn người đến tham dự.

Sôi nổi Lễ hội Làm Chay ở Long An

Trong hai ngày 5 và 6/2 (ngày 15 và 16 tháng Giêng), tỉnh Long An tổ chức Lễ hội Làm Chay tại Đình Tân Xuân, thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành.

Vùng Đông Tam Kỳ gian lao mà anh dũng

Năm 1471, vua Lê Thánh Tông bình Chiêm, mở cõi vào phía Nam lập nên phủ Thăng Hoa gồm 3 huyện Lễ Giang, Hy Giang và Hà Đông (nay là Tam Kỳ, Quảng Nam). Trong đó các xã vùng Đông được người đàng ngoài vào khai cơ lập nghiệp từ rất sớm. Trải qua 550 năm hình thành và phát triển, vùng đất này ngày càng đông đúc, phồn vinh.

Đổi thay An Thạnh

Mỗi lần về xã An Thạnh, huyện Bến Cầu, tôi đều cảm nhận vùng đất này không ngừng thay da đổi thịt. An Thạnh ngày trước còn có tên gọi Gò Dầu Thượng, là làng ở thượng lưu sông Vàm Cỏ Đông. An Thạnh ngày nay đã là xã nông thôn mới.

Kỳ 2: Gắn bó thủy chung, hợp tác toàn diện

62 năm kể từ ngày kết nghĩa Ninh Bình - Bạc Liêu, lịch sử của đất nước đã trải qua nhiều giai đoạn, Ninh Bình và Bạc Liêu, Cà Mau đã nhiều lần được sáp nhập, chia tách và có lúc được biết đến với những cái tên hoàn toàn mới. Song dù trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các địa phương vẫn hướng về nhau và dành cho nhau những tình cảm chân thành, những hoạt động nghĩa tình, thể hiện sự gắn bó, thủy chung son sắt. Trong những năm gần đây, không chỉ dừng lại ở các hoạt động thăm hỏi, động viên, tri ân mà các địa phương còn đẩy mạnh hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, qua đó nâng cấp mối quan hệ kết nghĩa lên tầm cao mới.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ kỷ niệm 550 năm danh xưng Quảng Nam

Tối 28/12, tại thành phố Tam Kỳ, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 550 năm danh xưng Quảng Nam (1471-2021). Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến dự và có bài phát biểu.

Chủ tịch nước: Đưa danh xưng Quảng Nam trở thành thương hiệu thu hút du khách bốn phương

Nêu những truyền thống quý báu của người dân xứ Quảng được hun đúc qua 550 năm qua, Chủ tịch nước đề nghị tỉnh Quảng Nam có chiến lược đưa danh xưng Quảng Nam trở thành thương hiệu thu hút nhà đầu tư và du khách bốn phương.

Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước Ngày tiếp quản Thủ đô

Ngày 9/10/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh có đăng Lời kêu gọi nhân ngày Thủ đô giải phóng trên Báo Nhân Dân, trong đó có đề cập đến các vấn đề như giữ gìn trật tự, an ninh, duy trì và khôi phục mọi hoạt động sản xuất, buôn bán cũng như văn hóa…, đồng thời yêu cầu nhân dân, bộ đội và cán bộ phải thi hành đúng chính sách và tuân theo kỷ luật mà Ủy ban Quân chính đã công bố.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự lễ kỷ niệm 990 năm Danh xưng Nghệ An

Nhằm ôn lại lịch sử hào hùng, truyền thống vẻ vang của quê hương, tối 30/11,tại Quảng trường Hồ Chí Minh - Nghệ An, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự Lễ kỷ niệm 990 năm Danh xưng Nghệ An (1030-2020) và đón nhận Bằng Di tích quốc gia đặc biệt đình Hoành Sơn, huyện Nam Đàn.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự lễ kỷ niệm 990 năm Danh xưng Nghệ An

Tối 30/11, Quảng trường Hồ Chí Minh - TP. Vinh, tỉnh Nghệ An trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm 990 năm Danh xưng Nghệ An (1030 - 2020) và đón Bằng công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt đình Hoành Sơn.

Những lời căn dặn của Bác Hồ

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới Thủ đô Hà Nội. Những lời căn dặn của Người đã, đang và sẽ luôn được các thế hệ công dân Thủ đô phấn đấu, nỗ lực thực hiện để 'làm cho Hà Nội thành một Thủ đô yên ổn, tươi vui và phồn thịnh'. Nhân dịp kỷ niệm 66 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2020), Hà Nội Ngày nay trân trọng giới thiệu 'Lời kêu gọi nhân ngày Thủ đô giải phóng' và 'Lời phát biểu trong buổi tiếp đại biểu nhân dân Thủ đô Hà Nội' vào ngày 16-10-1954 của Chủ tịch Hồ Chí Minh tới độc giả.

Tản mạn cùng Mỹ Xuyên

Tên gọi Mỹ Xuyên đi vào lịch sử với nhiều cách giải thích khác nhau. Nhưng thực tế, địa danh Mỹ Xuyên được hình thành từ việc hợp nhất hai làng Hòa Mỹ và Vĩnh Xuyên (lấy 2 chữ cuối mà hình thành tên gọi Mỹ Xuyên ngày nay) theo Nghị định ký ngày 18-4-1893 của chính quyền thực dân Pháp.

Ở một vùng đất có nhiều di tích…

Ngày 11/9/1934, chính quyền Pháp xác lập thị xã Phan Thiết là thành phố cấp III với 6 phường: Đức Long, Lạc Đạo, Đức Thắng, Đức Nghĩa, Bình Hưng và Phú Trinh, trong đó Đức Long hình thành từ làng Nhuận Đức và một phần làng Tú Luông (Long). Lần theo di tích của làng Tú Luông xưa (Đức Long ngày nay) tại đình còn lưu giữ một bản khắc gỗ chữ Hán có tên là 'Khuê chí' (bản nêu công ghi nhớ) lập năm Thành Thái nguyên niên (Kỷ Sửu-1889). Nội dung bản 'Khuê chí cho biết:

Tìm hiểu đôi câu ca dao, tục ngữ trên quê biển Bình Thuận…

Năm 1697, chúa Nguyễn Phúc Chu lập phủ Bình Thuận. Từ thuở ban đầu khai cơ lập nghiệp, vùngđất ấy đã mang tiếng dữ: 'Cọp Khánh Hòa, ma Bình Thuận'. Những người 'Ngũ Quảng lưu dân' vừa ra sức khai hoang trên vùngđất mới, vừa cộng cư và giao thoa văn hóa với cư dân bản địa, làm cho Bình Thuận ngày thêmđúng nghĩa thuận bình.

Hưng Nguyên kỷ niệm 550 năm danh xưng và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Phát biểu tại lễ kỷ niệm 550 năm danh xưng Hưng Nguyên và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đắc Vinh đặt ra yêu cầu cho Đảng bộ và nhân dân huyện cần phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế để tiếp tục phát triển nhanh, vững chắc hơn.