Với TP Thanh Hóa, công nghiệp giữ vai trò trụ cột của nền kinh tế. Nhằm đưa công nghiệp của thành phố phát triển vượt bậc cả về quy mô, chất lượng và trở thành động lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong chặng đường mới, Đại hội Đảng bộ TP Thanh Hóa nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra Chương trình trọng tâm 'Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề'. Nhìn lại nửa nhiệm kỳ thực hiện chương trình trọng tâm trên lĩnh vực công nghiệp của thành phố đã có bước phát triển mới, là những tín hiệu cho sự kỳ vọng.
Từ đầu năm đến nay tình hình kinh tế trong nước nói chung, của tỉnh nói riêng tiếp tục gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD) của các doanh nghiệp (DN). Do vậy, kết quả thu ngân sách Nhà nước (NSNN) 8 tháng năm 2023 không cao. Để hoàn thành dự toán thu NSNN năm 2023 cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để tháo gỡ khó khăn cho DN; triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý thu, thu hồi nợ thuế, chống thất thu ngân sách.
Chương trình phát triển Khu Kinh tế Nghi Sơn (KKTNS) và các khu công nghiệp (KCN) đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần tạo đà thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa. Song, không thể phủ nhận, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế cần khắc phục, để KKTNS và các KCN tiếp tục khẳng định vai trò 'đầu tàu' phát triển.
Khu Kinh tế Nghi Sơn (KKTNS) - 1 trong 8 khu kinh tế ven biển được Chính phủ ưu tiên đầu tư và là 1 trong 4 tứ giác phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hóa. Trong những năm qua, được sự quan tâm, tạo điều kiện của Trung ương, tỉnh, KKTNS và các khu công nghiệp (KCN) đã phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, trước bối cảnh nhiều khó khăn, thử thách như hiện nay, để hoạt động thu hút đầu tư tại KKTNS và các KCN đạt hiệu quả cao, sôi động hơn nữa cần có nỗ lực, năng động, sáng tạo, tinh thần quyết tâm cao, triển khai đồng bộ các giải pháp thiết thực, mang tính bền vững.
Sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát, cùng với các ngành sản xuất khác, các doanh nghiệp (DN) may mặc, da giày bước vào thời kỳ thích ứng linh hoạt để phục hồi sản xuất. Tuy nhiên, khó khăn do thiếu nguyên liệu, chi phí vận chuyển tăng cao, cạnh tranh lao động, đang là những cản trở hiện hữu. Một số chủ đầu tư DN dệt may đã áp dụng chuyển đổi số và sản xuất xanh, sản xuất tuần hoàn để vượt khó cũng như tiết kiệm chi phí sản xuất và bảo vệ môi trường.
Với mục tiêu đưa tỉnh Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung bộ và cả nước về công nghiệp chế biến, chế tạo, làm nền tảng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, 'Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045' đã định hướng lộ trình phát triển và phát triển mới các khu kinh tế, khu công nghiệp (KCN) nhằm thu hút đầu tư. Tuy nhiên, một trong những khó khăn nan giải hiện nay là quỹ đất 'sạch' dành cho công nghiệp đang hết sức thiếu thốn. Trong khi đó, hạn mức chuyển đổi đất trồng lúa của tỉnh còn lại khá eo hẹp.
Với tỉnh Thanh Hóa, số lượng doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa chiếm đại đa số. Đây là bộ phận DN rất cần thiết được hỗ trợ về công tác pháp lý khi mà hiệu quả hoạt động của DN hiện tại khó để đủ điều kiện để bố trí một lực lượng phụ trách pháp lý riêng.
Ngày 18/05, Đoàn công tác Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội do Phó Chủ nhiệm Nguyễn Tuấn Anh làm Trưởng Đoàn đã khảo sát về công tác bảo vệ môi trường và làm việc với UBND tỉnh Thanh Hóa.
Chiều 18/5, Đoàn Khảo sát của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội làm việc với tỉnh Thanh Hóa về việc thực thi pháp luật bảo vệ môi trường. Theo các đại biểu, một trong những vấn đề không chỉ riêng Thanh Hóa mà nhiều địa phương đang tồn tại chính là các khu công nghiệp thiếu hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Đổi mới, phát triển giáo dục nghề nghiệp (GDNN) thông qua mối quan hệ gắn kết 3 'nhà' (Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh nghiệp); trong đó, Nhà nước giữ vai trò đưa ra chủ trương, định hướng chính sách, đầu tư một phần ngân sách cho hoạt động GDNN; nhà trường liên kết với doanh nghiệp (DN) để đào tạo nghề (ĐTN) theo nhu cầu xã hội; còn DN tổ chức đào tạo nhân lực cho đơn vị mình, đồng thời phối hợp với các trường nghề trong quá trình tuyển sinh, ĐTN... đang là xu hướng tất yếu của xã hội. Qua mối liên hệ gắn kết này, công tác GDNN đã đạt những kết quả đáng ghi nhận.
Xác định tầm quan trọng công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) tại các khu công nghiệp (KCN), thời gian gần đây, tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều cuộc họp bàn, nghiên cứu, chỉ đạo rốt ráo nhằm nhanh chóng khắc phục những hạn chế, yếu kém. Cùng với sự nỗ lực của các chủ đầu tư hạ tầng thì tiến độ hoàn thành các hạng mục cũng như hiệu quả của công tác vận hành phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cần tới sự đồng hành của tỉnh, các ngành chức năng, chính quyền các địa phương và cả các nhà đầu tư thứ cấp.
Hệ thống hạ tầng khung cho phòng cháy, chữa cháy (PCCC) ở các khu công nghiệp (KCN) vừa thiếu và yếu là vậy, nhưng không thể khắc phục một sớm một chiều. Ngoài những nguyên nhân do đơn vị đầu tư hạ tầng KCN còn lơ là, chưa chú trọng thực hiện đầu tư theo quy định, thì phần lớn các nguyên nhân là do lỗi hệ thống, xuất phát từ nhiều phía...
Khi được rà soát tổng thể, nhiều sở, ngành, đơn vị liên quan ở Thanh Hóa mới ngỡ ngàng trước sự 'sơ khai', yếu kém, thậm chí là... chưa có gì trong việc xây dựng hạ tầng khung phòng cháy, chữa cháy (PCCC) ở các khu công nghiệp (KCN). Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư hạ tầng muốn hoàn thiện theo quy định lại gặp không ít vướng mắc phát sinh cần được tháo gỡ. Nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các KCN cũng bị 'vạ lây', chưa kể năng lực PCCC chung cho toàn KCN vẫn còn là những dấu hỏi...
Với vị trí đứng đầu khu vực miền Trung và thứ 8 cả nước trong thu hút đầu tư nước ngoài, Thanh Hóa đang có lợi thế trong thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp trong và ngoài nước. Không chỉ tạo kỳ vọng gia tăng các hoạt động sản xuất, kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, việc thu hút các dự án đầu tư trực tiếp cũng sẽ là cơ hội và tiềm năng lớn trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng khu công nghiệp (KCN).
Nhằm nâng cao tinh thần, trách nhiệm, kịp thời giải quyết hiệu quả các khó khăn, vướng mắc cho các Doanh nghiệp (DN), đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội bền vững, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị gặp gỡ DN tỉnh Thanh Hóa 2023. Hội nghị do đồng chí Đỗ Minh Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì.
Hàng trăm doanh nghiệp ở Thanh Hóa cho biết, trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn do 'bão giá', các quy định nghiêm ngặt về PCCC, vốn vay.
Tại hội nghị gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa, doanh nghiệp phản ánh việc kiểm tra phòng cháy chữa cháy (PCCC) cứng nhắc khiến nhiều doanh nghiệp bị đình chỉ, dừng hoạt động.
Sáng 31-3, tại Trung tâm hội nghị 25B (TP Thanh Hóa), đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn chủ trì Hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp (DN) năm 2023 với chủ đề: 'Nâng cao tinh thần trách nhiệm, kịp thời giải quyết hiệu quả các khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững' .
Theo báo cáo của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Thanh Hóa, các dự án khu công nghiệp trên địa bàn có tiến độ thực hiện rất chậm, ảnh hưởng lớn đến kết quả thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Nghi Sơn.
...hiện các DN tại đây đang gặp nhiều khó khăn do các vướng mắc trong quy định phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và quy hoạch bó hẹp của KCN.
Thanh Hóa có 9 khu công nghiệp đang hoạt động, tuy nhiện mới chỉ có hạ tầng kỹ thuật - giai đoạn 1 Khu công nghiệp Lễ Môn (thành phố Thanh Hóa) là hoàn thiện hạ tầng khung phòng cháy, chữa cháy, đã được thẩm duyệt và nghiệm thu. Tất cả các khu công nghiệp khác đều chưa hoàn thiện hạ tầng khung phòng cháy, chữa cháy do chưa đúng, đủ yêu cầu hoặc vì nhiều nguyên nhân khác nên chưa được thẩm duyệt, nghiệm thu theo quy định mới.
Rất nhiều kiến nghị của đại diện các doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã được đưa ra tại hội nghị tháo gỡ khó khăn trong công tác sản xuất, kinh doanh.
Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang trở thành 'đòn bẩy' thúc đẩy phát triển công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của tỉnh này. Tuy nhiên, hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội của Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế...
Trước yêu cầu cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) hiện nay, ngày 3-1-2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg về tăng cường công tác PCCC trong tình hình mới. Ngày 15-1-2023, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng ban hành Kế hoạch số 05/KH-UBND để triển khai nhiệm vụ trong công tác PCCC tới tất cả các cấp từ tỉnh tới cơ sở. Quan điểm chung vẫn phải đặt sự an toàn PCCC của DN lên hàng đầu, vơímục tiêu mới được đặt ra là 'Từng nhà máy, xí nghiệp, DN an toàn'. Tuy nhiên nhiều người cho rằng, có thể xem xét giãn lộ trình thực hiện một số quy định, cùng kiến nghị để cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương nhìn nhận sửa đổi nhiều nội dung áp dụng, hay có thêm nhiều giải pháp thực hiện để hài hòa với sự phát triển của DN, nhất là cơ chế cụ thể cho những khu, cụm công nghiệp đã tồn tại lâu đời?
Trong hàng trăm doanh nghiệp (DN) vừa bị xử phạt hay buộc phải đóng cửa ngừng sản xuất, có rất nhiều đơn vị vẫn có hệ thống phòng cháy, chữa cháy (PCCC) hoạt động bình thường. Có những quy định mới áp dụng, DN chưa thể thực hiện được ngay do điều kiện thực tế, hoặc phải phá đi tất cả để xây dựng lại cơ sở sản xuất... Cũng có những nguyên nhân bị phạt nhưng không hoàn toàn đến từ DN.
Từ cuối năm 2022, lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành rà soát việc đáp ứng tiêu chí phòng cháy, chữa cháy (PCCC) mới đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Hàng trăm doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh đã phải ngừng hoạt động vì không đáp ứng các quy định mới về PCCC. Để hoạt động trở lại, các DN phải đầu tư, bổ sung các hạng mục và được thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu theo quy định tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24-11-2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC. Tuy nhiên, quá trình thực hiện thực tế không dễ dàng vì nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khiến các DN đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức.
Chiều 8-3, đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì hội nghị nghe báo cáo kết quả tháo gỡ khó khăn trong đầu tư hạ tầng khung phòng cháy, chữa cháy (PCCC), công tác PCCC của doanh nghiệp tại các khu công nghiệp (KCN): Bỉm Sơn và Đình Hương - Tây Bắc ga giai đoạn 1.
Sáng 5-3, Đảng ủy Khối cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh đã tổ chức hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; thông tin tình hình thời sự trong nước và quốc tế cho công nhân, lao động các doanh nghiệp thuộc Khu công nghiệp Đình Hương.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm vừa yêu cầu Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp (BQL KKTNS và các KCN), Công an tỉnh, tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp đã nộp hồ sơ trình phê duyệt phương án khắc phục, tạo điều kiện để các doanh nghiệp sớm hoàn thành đầu tư công trình PCCC, nghiệm thu đi vào hoạt động trở lại trong thời gian sớm nhất.
Theo lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua, Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp chưa tập trung rà soát, chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp chấp hành và thực hiện đầu tư kịp thời đối với hạng mục hạ tầng phòng cháy chữa cháy tại các khu vực do đơn vị quản lý theo quy định hiện hành...
Quá trình đầu tư, xây dựng các khu công nghiệp (KCN) tại Thanh Hóa bộc lộ nhiều vấn đề bất cập từ hạ tầng kỹ thuật, thoát nước thải, phòng cháy chữa cháy (PCCC) dẫn tới các doanh nghiệp thuê đất tại đây kêu trời. Khi các quy định về PCCC bị siết chặt, nhiều đơn vị bị xử phạt, đình chỉ hoạt động.
Sáng 7-2, đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì cuộc họp về tháo gỡ khó khăn trong công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) của các doanh nghiệp (DN) tại Khu công nghiệp (KCN) Đình Hương - Tây Bắc Ga; rà soát tiến độ đầu tư hạ tầng kỹ thuật KCN Tây Bắc Ga và KCN Bỉm Sơn.
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ số hóa, các dây chuyền tự động hóa được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong sản xuất. Các doanh nghiệp sản xuất nỗ lực cải tiến công nghệ, hệ thống máy móc của mình để tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất, giá cả cạnh tranh nhất. Đó chính là cơ sở để nâng cao vị thế cạnh tranh, giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường.
Thời gian qua, ngành lao động - thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH) tỉnh đã thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách hỗ trợ việc làm, chế độ thất nghiệp đối với lực lượng lao động bị mất việc... góp phần giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động, đặc biệt là lao động hồi hương.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 10 doanh nghiệp vì đã đưa công trình vào sử dụng, hoạt động khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy (PCCC) của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa vừa ra Quyết định xử phạt nhiều doanh nghiệp do vi phạm hành chính về công tác phòng cháy và chữa cháy.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên địa bàn tỉnh có 228.076 cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản thuộc diện phải ký cam kết bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm theo Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31-10-2018 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Những tháng đầu năm 2022, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, số lao động F0 tăng cao đã ảnh hưởng nhất định đến tình hình sản xuất tại các doanh nghiệp (DN) sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, ngay sau khi dịch có dấu hiệu giảm, các DN đã bắt tay vào khôi phục sản xuất, đáp ứng tiến độ các đơn hàng đã ký kết. Bên cạnh đó, một số dự án mới cũng đã đi vào hoạt động, góp phần gia tăng sản lượng hàng hóa công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Năm 2022 toàn tỉnh xây dựng kế hoạch thành lập mới 3.000 doanh nghiệp (DN). Ngay từ đầu năm các địa phương trong tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai sớm các giải pháp hỗ trợ thành lập DN mới. Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính bằng hình thức trực tuyến, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ.
Không chỉ là một đối tác đầu tư quan trọng, Hàn Quốc còn là một trong những đối tác thương mại lớn của Thanh Hóa. Trong sự tăng trưởng đột phá của tổng kim ngạch xuất khẩu (XK) hàng hóa của tỉnh những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của Hàn Quốc - đối tác lớn thứ 4 của các doanh nghiệp XK tỉnh Thanh.