Kbang: 2 cha con tử vong trong tư thế treo cổ

Sáng 18-10, bà Trương Thị Hạnh Nhân-Chủ tịch UBND xã Đak Smar (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) xác nhận trên địa bàn xã vừa xảy ra vụ việc hai bố con tử vong trong tư thế treo cổ.

Kbang đầu tư gần 4 tỷ đồng bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

3,974 tỷ đồng là tổng kinh phí mà huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) dự kiến đầu tư thực hiện Đề án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn, giai đoạn 2021-2025. Đề án này vừa được UBND huyện Kbang ban hành vào ngày 6-10-2022.

Các địa phương phía Đông tỉnh Gia Lai khẩn trương ứng phó bão số 4

Trước diễn biến phức tạp của bão số 4, các huyện phía Đông tỉnh Gia Lai như: Kbang, Kông Chro, Đak Pơ và thị xã An Khê đã chủ động triển khai các biện pháp, tuyên truyền hướng dẫn người dân thu hoạch hoa màu, chằng chống nhà cửa, rà soát điểm xung yếu sẵn sàng ứng phó với bão lũ.

Kbang: Người có uy tín tích cực đóng góp cho cộng đồng

Với tinh thần trách nhiệm, người có uy tín ở các thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Kbang đã gương mẫu đi đầu, tích cực đóng góp cho cộng đồng, trở thành cầu nối quan trọng giữa Nhân dân với Đảng, chính quyền, Mặt trận và đoàn thể.

Kbang: 'Du lịch an toàn, trải nghiệm trọn vẹn'

Bám sát chủ đề 'Du lịch an toàn, trải nghiệm trọn vẹn', UBND huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đặt mục tiêu sớm phục hồi và khai thác hiệu quả các điểm đến khi cuộc sống chuyển sang trạng thái 'bình thường mới'.

Độc đáo lễ cưới truyền thống của người Bahnar

Các nghệ nhân người Bahnar ở làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) vừa tổ chức phục dựng lễ cưới truyền thống với những nghi thức cổ xưa, độc đáo nhằm bảo tồn, quảng bá nét đẹp văn hóa, góp phần thúc đẩy du lịch địa phương phát triển.

Ăn cốm với người Bahnar

Sau Tết Nguyên đán chừng một tháng thì bà con các dân tộc Tây Nguyên bước vào 'mùa Tết' của mình. Gọi 'mùa Tết' vì thực ra bà con không có khái niệm Tết như người Kinh, dù thời gian gần đây, họ cũng tổ chức chơi Tết Nguyên đán. 'Tết' của bà con Tây Nguyên chính là hệ thống lễ của họ theo nền văn minh nương rẫy tổ chức vào khoảng từ tháng 3 tới tháng 5 Dương lịch. Đây là mùa khô, mùa đẹp nhất của Tây Nguyên.

Nơi 'phố trời gần' có điều khác biệt

Cuối tháng 10 Âm lịch, xứ Bắc đã vào đông. Xứ cao nguyên đang là mùa khô. Năm ấy dường như mùa khô đến sớm. Dọc quốc lộ 14 xuyên Tây Nguyên, hoa cúc quỳ tươi tắn gam màu vàng đậm ràn rạt theo chiều gió. Bên nẻo đường ngược Đức Cơ, xuôi Ayun Pa hay ven rẫy chân núi Hàm Rồng, bên con đường bao quanh Biển Hồ, cúc quỳ óng ánh, lấp lóa, mềm mại và dung dị, mang tới cảm giác nồng ấm. Thời ấy, năm đôi ba bận, từ Buôn Ma Thuột, tôi ngược Pleiku, Kon Tum, có khi lên tận ngã ba biên giới Ngọc Hồi, ngược lên Đak Glei, vượt lưng chừng con đèo Lò Xo, nghe âm âm trong gió 'Tiếng hát đi đày' của người tù Cộng sản Tố Hữu: 'Đường lên đỉnh núi Đắc Lay/Heo heo gió lạnh, sương dày vắng chim'… Vài bận dừng chân bên cây cầu Đak Zon, Đak Man ngắm mây vấn vít đỉnh ngàn rừng rồi vào ngôi làng bên đường hỏi chuyện mấy bà mấy cô người Xê Đăng, Giẻ Triêng về những bó củi hứa hôn đẹp như tranh khắc gỗ. Cũng vài lần đi về ngả Đông Gia Lai, đến Kbang, tìm về làng Stơr quê Bok Núp, ăn bữa cơm gạo rẫy đầu mùa với canh cá suối cùng vợ chồng em gái người Anh hùng trong ngôi nhà sàn thấp bé, tối đến ngủ nhà rông cùng đám thanh niên làng, bị lũ bọ chét tấn công, thêm 'trải nghiệm' nhớ đời. Người em rể Bok Núp, tên là Jứt, tuổi nhiều hơn ông anh vợ, quấn khố, áo may ô, hồn nhiên kể chuyện ngày nhỏ từng cõng Núp lội suối… Vài bận tìm đến ngôi làng Plei Bông của người Bahnar ở huyện Mang Yang, ngồi ngắm người họa sĩ già Xu Man trầm tư trước giá vẽ, lặng lẽ, chậm rãi phết màu lên khung tranh. Người con của làng sau bao năm quăng quật trên nẻo đường chiến tranh, từng bao năm lựa cọ phối màu nơi đất kinh kỳ, cũng đến độ thành danh, giờ về lại ngôi làng cũ, như hòn than bếp lửa quá đêm, níu thời gian bằng khung tranh giá vẽ, đêm đêm lắng tiếng gọi của Yàng.

Về Stơr thưởng thức cá đá

Làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) gắn liền với tên tuổi của Anh hùng Núp. Trải qua bao biến đổi nhưng những nét văn hóa đặc sắc vẫn được người Bahnar gìn giữ cho tới ngày nay. Đặc biệt, mỗi dịp Tết cổ truyền của dân tộc, dân làng lại hân hoan, rộn ràng chuẩn bị món đặc sản cá đá để đãi khách quý.

Cụ Từ, cụ Tô và Gia Lai

Là tôi đang nhắc đến 2 ông giáo sư nổi tiếng Từ Chi và Tô Ngọc Thanh. Sau Tết Nguyên đán 1981, lần đầu tiên ăn Tết xa nhà, tôi đang lơ vơ thì anh bạn cùng Phòng Văn nghệ rủ: 'Có đoàn của Viện Văn hóa xuống làng Tơ Tung (huyện Kbang) quay phim tư liệu lễ cơm mới. Cần người chạy máy nổ, tôi với ông thầu đi'. Anh này là họa sĩ, tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Huế, lên nhận công tác ở đây trước tôi vài năm. Tôi bật cười hỏi lại anh ấy: 'Hai thằng có bằng cấp cao nhất cơ quan lại đi chạy máy nổ, nhưng ông biết sử dụng không?'. 'Dễ ẹc, tôi làm được'-anh trả lời chắc nịch.

'Thắp lửa' đam mê cồng chiêng trong giới trẻ

Nhằm khơi dậy tình yêu với văn hóa dân tộc trong thế hệ trẻ, Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức Liên hoan cồng chiêng thanh-thiếu niên toàn tỉnh lần thứ V-2021. Với sự đầu tư công phu và chuẩn bị kỹ lưỡng, các đội thi đã đem đến liên hoan bức tranh văn hóa đa sắc màu của các dân tộc thiểu số tỉnh nhà.

Độc đáo món ăn từ hoa rừng Tây Nguyên

Hoa rừng Tây Nguyên phong phú về chủng loại, là nguồn nguyên liệu dồi dào để chế biến những món ăn ngon, bổ dưỡng. Việc sử dụng hoa rừng làm thực phẩm còn là nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của người vùng cao.

Lực lượng vũ trang tỉnh Gia Lai: Anh hùng, đoàn kết, sáng tạo, nghĩa tình

Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh Gia Lai đã lập nên nhiều chiến công vang dội. Ngày nay, LLVT tỉnh tiếp tục thi đua huấn luyện giỏi, kỷ luật nghiêm, chung tay giúp đỡ Nhân dân, góp phần tô thắm thêm hình ảnh đẹp về người lính Cụ Hồ.

Nguyên mẫu nhân vật Thế trong 'Đất nước đứng lên'

Cuối năm 2008, trong chuyến công tác tại TP. Đà Nẵng để sưu tầm tư liệu phục vụ biên tập cuốn sách 'Tôn vinh cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, cán bộ ở lại miền Nam sau ngày 20-7-1954 của tỉnh Gia Lai', chúng tôi may mắn khai thác được thông tin về nguyên mẫu nhân vật Thế trong tiểu thuyết 'Đất nước đứng lên' của nhà văn Nguyên Ngọc. Đó là ông Huỳnh Hoàn-cán bộ ở lại Gia Lai hoạt động sau Hiệp định Genève.

Chuyện ít biết về lá cờ Chủ tịch Fidel Castro tặng Anh hùng Núp

Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang lưu giữ lá cờ do Chủ tịch Fidel Castro tặng Anh hùng Núp nhân chuyến thăm đất nước Cuba xinh đẹp của người anh hùng đến từ Tây Nguyên.

Chuyện chưa kể về những ngày cuối đời của anh hùng Núp

Người con dâu duy nhất còn ở lại chăm sóc ngôi nhà, hương khói cho anh hùng Núp tại làng Stơr tiết lộ nhiều câu chuyện cuối đời của ông.

Bảo tồn văn hóa Bahnar và phát triển du lịch tại Kbang, Gia Lai

Là địa phương giàu bản sắc văn hóa, có truyền thống cách mạng và được thiên nhiên ưu đãi nhiều cảnh quan đẹp, huyện Kbang là nơi có tiềm năng du lịch bậc nhất ở phía đông bắc tỉnh Gia Lai. Du lịch cộng đồng đang mang lại hiệu quả cao, hỗ trợ đắc lực để địa phương quảng bá, bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống của người Bahnar bản địa.

Làng kháng chiến Stơr: Đa dạng dịch vụ để thu hút du khách

Đến Làng kháng chiến Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang), du khách không phải mua vé vào cổng và được chiêm ngắm những hiện vật, nghe kể những câu chuyện thú vị về đời sống văn hóa của đồng bào Bahnar, về Anh hùng Núp.

Khởi sắc Tơ Tung-Quê hương Anh hùng Núp

Xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) có 14 dân tộc anh em cùng sinh sống với hơn 1.300 hộ/6.000 khẩu, trong đó có hơn 40% dân số là người Bahnar. Nếu năm 2018, thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 26 triệu đồng thì năm 2019 đạt hơn 31 triệu đồng và dự kiến năm 2020 đạt 35 triệu đồng. Hiện 10/10 thôn, làng đã được công nhận làng văn hóa, hơn 90% số hộ đạt gia đình văn hóa.

Lội rừng tìm Pơ Kao Yă Prac

Khi những cơn mưa đầu mùa trút nước, những mầm xanh nơi cánh rừng ở xã Tơ Tung (huyện Kbang) bắt đầu chuyển mình sau tháng ngày khô hạn. Đây là thời điểm người dân vào rừng tìm hái loài hoa có tên Pơ Kao Yă Prac (còn gọi là hoa nghệ rừng) về làm món ăn yêu thích. Du khách từng một lần thưởng thức món ăn dân dã này cũng đâm ra 'nghiện' nên bắt đầu săn lùng, tìm mua.

Kbang ngày mới

Huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) có đông đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó chiếm tỷ lệ lớn là người Ba Na. Nhờ thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tìm tòi mô hình làm kinh tế, cuộc sống và đời sống văn hóa tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện.

Chùm ảnh để đời về Anh hùng Núp

Hội Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Gia Lai đã khai mạc triển lãm ảnh giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của ông.

Tây Nguyên – đường tới mùa xuân

Tây Nguyên với những tên đất, tên người đã gắn với lịch sử của cả dân tộc như đồi Chư Pao, làng STơr, chiến thắng Đắk Pơ, Plei Me, Đắk Tô - Tân Cảnh và tên tuổi những người anh hùng đã đi vào lịch sử đánh giặc giữ nước như anh hùng Núp, Nơ Trang Long, Bok Mêt, Kơ Pa Kơ Lơng, A Sanh… Từ một vùng đất bom cày, đạn xới, Tây Nguyên hôm nay đang từng ngày trỗi dậy…

Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Gia Lai chúc Tết các gia đình chính sách

Chiều 9-1, đồng chí Rah Lan Chung-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Gia Lai đã đến thăm và chúc Tết 6 gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng tại huyện Kbang gồm: ông Phạm Trọng Thành (thôn 2) và ông Phạm Nguyễn Văn Hoạch (thôn 1, xã Đak Hlơ); ông Nguyễn Quang Thắng (thôn 1), bà Đinh Thị Uôn (thôn 3) và ông Đinh Ger (làng Lợt, xã Kông Pla); bà Giang Kim Năm (làng Stơr, xã Tơ Tung) là gia đình có công với cách mạng.

Hà Nội: Đặt tên 31 tuyến đường, phố mới

Ngày 4/12, tại Kỳ họp thứ 11, Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội đã biểu quyết, thông qua Nghị quyết về việc đặt tên và điều chỉnh độ dài một số tên đường, phố trên địa bàn năm 2019.

Hà Nội đặt tên đường Anh hùng lực lượng vũ trang Đinh Núp

31 đường phố tại Hà Nội được đặt tên mới, trong đó có đường được đặt tên theo Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Đinh Núp.

Hà Nội có đường mang tên anh hùng Núp

Chiều 4/12, HĐND TP. Hà Nội đã biểu quyết thông qua nghị quyết về việc đặt tên đối với 31 đường và điều chỉnh độ dài một số đường, phố trên địa bàn thành phố năm 2019.

Hà Nội sẽ có phố mang tên anh hùng Núp

Trong Nghị quyết về việc đặt tên và điều chỉnh độ dài một số đường, phố trên địa bàn thành phố năm 2019, Hà Nội dự kiến có tuyến phố mang tên anh hùng Núp với chiều dài 1.000 m.

Hà Nội chính thức có phố Đinh Núp

Chiều 4-12-2019, HĐND TP Hà Nội đã biểu quyết thông qua nghị quyết về việc đặt tên và điều chỉnh độ dài một số đường, phố trên địa bàn TP Hà Nội. Theo đó, có 31 đường, phố được đặt tên mới.

Hà Nội có phố mang tên anh hùng Đinh Núp

Chiều 4/12, kỳ họp thứ 11 HĐND TP Hà Nội khóa XV đã thống nhất thông qua Nghị quyết về đặt tên và điều chỉnh độ dài một số đường, phố trên địa bàn TP Hà Nội với 95/95 đại biểu, đạt tỷ lệ 94,06%.

Chính thức đặt tên Đinh Núp cho tuyến phố tại quận Cầu Giấy

Chiều 4-12, tại kỳ họp thứ mười một, HĐND thành phố Hà Nội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về việc đặt tên và điều chỉnh độ dài một số đường, phố trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Hà Nội đề xuất tuyến phố mang tên thật của anh hùng Núp

UBND thành phố Hà Nội dự kiến trình Kỳ họp thứ 11 HĐND thành phố Hà Nội phương án đặt tên phố Đinh Núp – tên thật anh hùng Núp, nhân vật nổi tiếng trong tiểu thuyết Đất nước đứng lên của nhà văn Nguyên Ngọc.

Hành trình về nguồn tại làng kháng chiến Stơr

Chào mừng kỳ niệm 89 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930-20/10/2019), sáng ngày 19-10, Khối thi đua các cơ quan Đảng tỉnh Gia Lai tổ chức hoạt động về nguồn thăm làng kháng chiến Stơr và Nhà lưu niệm Anh hùng Núp tại xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.

Kbang: Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân ở huyện Kbang, Gia Lai đã đẩy mạnh phong trào thi đua phát triển kinh tế bằng việc hướng dẫn hội viên, nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và xây dựng các mô hình sản xuất mới. Phong trào này không chỉ giúp nâng cao thu nhập cho hội viên, nông dân mà còn góp phần xây dựng nông thôn mới.