Triển lãm 'Phục Xanh' diễn ra từ 2-10/11 tại Trung tâm giao lưu văn hóa phố cũ (46 Hàng Bài) do họa sĩ Lê Thiết Cương làm giám tuyển, giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật đa dạng; các hoạt động sáng tạo tương tác, khuyến khích cộng đồng chung tay xây dựng một môi trường sống xanh.
Triển lãm 'Phục xanh' thuộc chuỗi Davines Art Series diễn ra từ 2-10/11/2024 tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố Cũ, 46 Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Ngày 2-11, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa Phố cũ (số 46, phố Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội, đã khai mạc triển lãm nghệ thuật Davines Art Series với tên gọi 'Phục xanh', được giám tuyển bởi họa sĩ Lê Thiết Cương. Tới dự có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh
Chương trình 'Quảng bá giới thiệu sản phẩm, kết hợp quảng bá xúc tiến du lịch liên kết Thủ đô - Thành phố Hồ Chí Minh' là cơ hội để 2 đầu tàu đất nước liên kết, thúc đẩy các hoạt động hợp tác, phát triển văn hóa, xã hội, kinh tế.
Hình thành và phát triển nghề mây tre đan từ 400 năm trước, đến nay làng Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ vẫn nổi tiếng với nghề truyền thống này.
Ngày 01/6, tại đền Quan Đế (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra triển lãm mang tên 'Mây Tre Đan - Made of Tre'. Chương trình giới thiệu đến công chúng Thủ đô và du khách các sản phẩm mây tre đan độc đáo, tinh xảo, tỉ mỉ được đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân làng nghề Phú Vinh tạo tác.
Năm 2013, Hà Nội đã thành lập 10 trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch. Tuy nhiên, do hạn chế về cơ sở vật chất nên khả năng thu hút khách tham quan, mua sắm sản phẩm của các trung tâm còn khiêm tốn.
Hà Nội là đất trăm nghề và có hơn 2.700 sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) từ 3 sao trở lên.
Khi nhắc đến Thủ đô Hà Nội, chúng ta không chỉ nhớ đến 36 phố phường sôi động với nhịp sống hiện đại, nét ẩm thực đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc mà còn phải nhắc đến những làng nghề truyền thống đậm chất văn hóa, là những viên ngọc quý bên lòng thành phố nhộn nhịp.
Cũng chẳng ngoa khi gọi làng nghề mây tre đan Phú Vinh, xã Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) là 'xứ mây'. Một phần bởi làng nghề đã có thâm niên hơn 400 năm lịch sử, phần khác vì nơi đây là xứ sở của mây tre, là nơi quy tụ những 'bàn tay lụa' khéo léo bậc nhất Hà Nội.
Theo bà Phạm Thị Lan Anh, Trưởng phòng quản lý Di sản (Sở văn hóa và Thể thao Hà Nội), TP Hà Nội rất quan tâm và hi vọng di sản công nghiệp sẽ trở thành một phần di sản đô thị, di sản văn hóa của TP. Sau thành công của Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023, Nhà máy xe lửa Gia Lâm được kỳ vọng sẽ trở thành tổ hợp văn hóa sáng tạo mới. Đây cũng là cơ hội để Hà Nội thúc đẩy phát triển Thành phố sáng tạo năng động trong thời gian tới.
Huyện Chương Mỹ có nhiều làng nghề, nhiều sản phẩm nông nghiệp, nên huyện đã khai thác tốt lợi thế này khi tham gia Chương trình 'mỗi xã một sản phẩm' (OCOP).
Hà Tây (cũ) - mảnh đất trăm nghề của cả nước sau 15 năm sáp nhập về Hà Nội - kinh tế, xã hội phát triển toàn diện. Với hạ tầng khang trang, những con đường đất nay đã được trải nhựa, bê tông..., hàng ngày đón các đoàn khách du lịch trong và ngoài nước sang tham quan, trải nghiệm văn hóa đặc trưng đồng bằng sông Hồng. Sự phát triển mang tính bứt phá của ngoại thành Hà Nội đã xóa dần ranh giới của những vùng nông thôn, miền núi với trung tâm Hà Nội và đóng góp cho nền kinh tế Thủ đô phát triển...
Là địa phương quy tụ hàng trăm làng nghề và làng có nghề, tuy nhiên, các làng nghề tại Hà Nội nhìn chung phát triển chưa đồng đều. Bên cạnh nhiều làng nghề phát triển khá tốt, không ít làng nghề đang đứng trước nguy cơ bị mai một.
Cùng với đầu tư đổi mới công nghệ thì việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm làng nghề truyền thống cũng là hướng đi bền vững nhằm nâng cao tính cạnh tranh cho các làng nghề truyền thống.
Hà Nội là đất trăm nghề với bao tinh hoa hội tụ. Các làng nghề Thủ đô đến nay vẫn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội Thủ đô. Nhưng qua năm tháng, nhiều làng nghề dần mai một, nhiều sản phẩm thủ công không còn phù hợp với cuộc sống hiện đại. Trước thực tế này, thành phố đã và đang nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ để không chỉ giữ được 'sức sống' mà còn phát triển, nâng tầm để sản phẩm làng nghề bay cao, bay xa.
Các sản phẩm của làng nghề hiện nay không chỉ đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước mà còn phục vụ cho xuất khẩu.
Ứng dụng thiết bị tiên tiến vào sản xuất, giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng đã và đang là giải pháp giúp Hà Nội xanh hóa làng nghề.
Hiện nay tại các làng nghề, vẫn còn một bộ phận các cơ sở sản xuất sử dụng các thiết bị công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng, chất lượng sản phẩm không cao. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một trong những giải pháp giúp giảm chi phí cho doanh nghiệp, giảm ô nhiễm môi trường và chống biến đổi khí hậu…
Đã hàng trăm năm nay, vật dụng này là thứ vô cùng quen thuộc, nhất là ở vùng quê. Chiếc lồng bàn đan bằng tre hoặc bọc vải màn, dù đơn giản nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm cho cả gia đình...
Khôi phục và chấn hưng, không để các làng nghề truyền thống bị mai một, nghề quý bị thất truyền, gắn kết giữa lịch sử văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội là mong muốn không chỉ đối với người dân làng nghề, mà còn của các cơ quan quản lý các cấp. Vì vậy, bảo tồn và phát triển, tạo sự bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, tạo được một hệ sinh thái phát triển mới cho làng nghề đang được các cấp, các ngành và người dân tích cực triển khai.
Cách trung tâm Hà Nội 27km về phía Tây, làng nghề Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đã có hơn 400 năm lịch sử về sản xuất mây tre đan. Làng Phú Vinh đến nay không chỉ gìn giữ tốt truyền thống làng nghề mà còn phát triển rộng rãi danh tiếng ở trong và ngoài nước. Các sản phẩm của làng nghề liên tục được nâng cao tính sáng tạo và nghệ thuật ứng dụng, đem lại chất lượng ngày càng cao.
Triển lãm 'Vẻ đẹp của Làng nghề Việt' đã quy tụ 17 nghề, làng nghề tiêu biểu của cả nước cùng nhiều sản phẩm sáng tạo, độc đáo, hội tụ tinh hoa văn hóa Việt.
Nhóm sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội đã sáng chế chiếc máy đan giỏ tự động, tận dụng phế phẩm nông nghiệp, đem lại giá trị kinh tế cao.
Việc nghiên cứu và chế tạo thành công máy đan giỏ tự động của nhóm sinh viên Viện Cơ khí, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho thấy khả năng sáng tạo, tinh thần dám nghĩ, dám làm, quyết tâm đưa khoa học kỹ thuật vào cuộc sống của họ. Sáng chế hữu ích này sẽ góp phần nâng cao giá trị, hiệu quả sản xuất tại nhiều làng nghề ở Hà Nội.
Từ ngày 17-10 đến 18-11 hằng năm là tháng cao điểm 'Vì người nghèo'. Dịp này, các cấp, ngành của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung cùng nhìn lại những kết quả đạt được, xác định nội dung, yêu cầu đặt ra trong công tác giảm nghèo, từ đó tiếp tục phát huy tinh thần tương thân, tương ái, chung tay hỗ trợ giảm nghèo, giúp các gia đình ổn định cuộc sống.
Nguồn cung nguyên liệu ổn định về số lượng, chất lượng và giá thành đóng vai trò quyết định tới hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại các làng nghề. Song, nhiều làng nghề tại Hà Nội lại đang thiếu nguyên liệu, nhất là với nhóm nghề thủ công mỹ nghệ. Để khắc phục tình trạng này, thành phố Hà Nội đã tổ chức kết nối với các tỉnh, thành phố, hỗ trợ doanh nghiệp tìm nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng.
Với lợi thế có 1.350 làng nghề truyền thống và làng có nghề, Hà Nội rất tiềm năng để phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), góp phần nâng cao đời sống của người dân cũng như hoàn thành các mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
Làng nghề mây tre đan nổi tiếng của miền Bắc chỉ cách trung tâm Hà Nội hơn 20km nhưng là nơi có các sản phẩm chất lượng, giá thành phải chăng cho các chị em lựa chọn.
Sau khi dịch bệnh Covid-19 trong nước cơ bản được kiểm soát, các làng nghề cũng đã tranh thủ cơ hội để từng bước khôi phục sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là chủ động thay đổi để thích nghi với tình hình mới.
Có người làng nghề Phú Vinh (xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) nói đùa: 'Cứ đưa mây, tre, chúng tôi có thể đan… cả thế giới'. Trong câu nói đùa đó có một sự thật, đó là sự sáng tạo dường như vô hạn từ mây, tre. Và điều đó cũng rất đúng với một nữ nghệ nhân ở ngôi làng mây, tre đan - nghệ nhân Nguyễn Thị Hân.
Có người làng nghề Phú Vinh (xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) nói đùa: 'Cứ đưa mây, tre, chúng tôi có thể đan… cả thế giới'. Trong câu nói đùa đó có một sự thật, đó là sự sáng tạo dường như vô hạn từ mây, tre. Và điều đó cũng rất đúng với một nữ nghệ nhân ở ngôi làng mây, tre đan - nghệ nhân Nguyễn Thị Hân.
Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 30 km đi về hướng Tây Nam, làng nghề sản xuất mây tre đan thuộc thôn Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ được biết đến như một trong những làng nghề truyền thống có tiếng của Hà Nội. Không chỉ gìn giữ nghề truyền thống của cha ông, những người con làng Phú Vinh còn sáng tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Không phủ nhận nghề mây tre, đan truyền thống đã mang lại nguồn thu nhập khá cho nhiều hộ dân làng Phú Vinh (xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ), song để làng nghề phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập, Phú Vinh rất cần được quan tâm, đầu tư nhiều hơn về xúc tiến thương mại và khai thác tiềm năng du lịch.
Lễ khai mạc triển lãm ảnh, thủ công mỹ nghệ Việt Nam và giới thiệu ẩm thực Việt Nam đã diễn ra tại thủ đô Bogota, Colombia.
Nhờ đầu tư một cách bài bản vào khâu thiết kế mẫu mã, nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ đã thoát khỏi những tạo hình đơn giản, rập khuôn, hoặc cầu kỳ nhưng thiếu tính ứng dụng để vươn ra thị trường thế giới, đem lại giá trị kinh tế gấp nhiều lần.
Phú Hoa Trang vốn là một làng đan lát nổi tiếng từ thời Hậu Lê. Tên làng với ý nghĩa 'trời phú cho bàn tay lụa' đã giúp sản phẩm thủ công của làng thành hàng mỹ nghệ tinh xảo.
Làng Phú Vinh (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) được coi là 'xứ mây' nổi tiếng về nghề đan mây tre với lịch sử phát triển nghề lâu đời. Gần 400 năm hình thành và phát triển, Phú Vinh là quê hương của nhiều thế hệ nghệ nhân tài hoa đã tạo ra rất nhiều những sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh hoa độc đáo của văn hóa Việt.