Nông Thị Hưng đã gây ngạc nhiên cho công chúng khi xuất bản tập thơ thứ 4 của mình mang tính đột phá 'Sợi tơ cột trái tim người'. Điều này đặc biệt ấn tượng bởi chị là một người phụ nữ dân tộc Tày với hoàn cảnh vô cùng khó khăn: Quê hương nghèo, gia đình nghèo, bản thân nghèo, nhưng lại có niềm đam mê thơ ca mãnh liệt. Chị đã bị gia đình ngăn cản, thậm chí đốt thơ của chị vì lo lắng về điều kiện sống của chị. Có khi Nông Thị Hưng phải giấu và chôn thơ để bảo vệ đứa con tinh thần của mình. Sau đó, chị về Hà Nội, vừa làm nhiều nghề để kiếm sống và nuôi hai con ăn học, vừa nuôi dưỡng khát vọng thơ ca. Cuối cùng, chị đã đưa thơ của mình từ miền núi ra cuộc sống thành thị.
Hôm qua anh bạn, là nghệ sĩ nhiếp ảnh Huy Tịnh, hốt hoảng đưa lên facebook của mình mấy cái ảnh anh chụp ở một ngôi làng Bahnar từng rất đẹp ở Gia Lai kèm lời cảm thán...
Chỉ với bếp Việt, đầu bếp Trần Trung Hải mới tìm lại được hương vị xưa, quen thuộc từ những món ăn mà người mẹ, người cô, người dì của anh từng nấu. Nhưng những món Việt do anh sáng tạo không chỉ giữ lại hồn Việt mà còn được nâng tầm thành món ăn đẹp mắt và đặc sắc.
Ninh Bình – vùng đất Cố đô với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, làm say lòng du khách thập phương như Tràng An, Bái Đính, Tam Cốc Bích Động,... thì biển Kim Sơn lại là một thế giới hoàn toàn mới lạ với vẻ đẹp tự nhiên và hoang sơ đang chờ đợi được khám phá.
Làng tôi ở vẫn hiện hữu, nhưng nay được nâng cấp theo mô hình phố phường. Chợ làng quê ngày xưa bây giờ được xây dựng khang trang, hàng hóa buôn bán theo khu vực bài bản. Các bậc cao niên thời ông nội tôi cũng đã qua đời từ lâu, và tục lệ dựng cây nêu ăn tết của làng ở trước chợ quê chỉ còn là hoài niệm.
Mùa xuân - mùa của niềm tin, hy vọng, mùa của niềm vui hạnh ngộ đang về. Bỏ lại những nhọc nhằn âu lo, mỗi người đều hồi hộp đón chào thời khắc tinh khôi của năm mới trong những màn ánh sáng lung linh và những dự cảm tốt lành.
Tết Ở Làng Địa Ngục, Kẻ Ăn Hồn, Quỷ Cầu là những tựa phim kinh dị Việt gây dấu ấn sâu sắc trong năm 2023.
'Kẻ ăn hồn' - bộ phim kinh dị nhận được nhiều sự quan tâm từ khán giả vừa thông báo sẽ khởi chiếu trên các rạp phim toàn quốc từ ngày mai, 15/12. Dù trước đó, tác phẩm điện ảnh từng gây bất ngờ khi thông báo sẽ hoãn chiếu.
Trước đó, tác phẩm của đạo diễn Trần Hữu Tấn phải dời lịch chiếu vì phim chưa được cấp giấy phép.
Sau thời gian vướng mắc thủ tục, phim điện ảnh 'Kẻ ăn hồn' chính thức được Cục Điện ảnh cấp phép, sẽ ra rạp từ ngày 14/12.
'Kẻ ăn hồn' là phim điện ảnh chuyển thể từ tiểu thuyết gốc cùng tên của nhà văn Thảo Trang, tiểu thuyết được phát hành online, song song với bộ phim.
Nhà sản xuất phim 'Tết ở làng Địa Ngục' tung poster và video clip quảng bá cho phim điện ảnh 'Kẻ ăn hồn' chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Thảo Trang.
Vung Viêng và Cửa Vạn là 2 làng chài nằm trong khu vực vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh, được hình thành từ thế kỷ thứ 19. Đáng lo ngại là hiện nay, nhiều bè nổi ở làng chài này có dấu hiệu xuống cấp, mục nát.
Nguyên hạnh phúc với những bức vẽ vụng dại hay bao trang viết chất chứa của cô. Đàn bà độc thân có thể lao vào cuộc yêu cuồng nhiệt, Nguyên lại tìm thấy thống khoái từ nét cọ hay con chữ. Vì có lẽ ở đó, cô được giãi bày, được cuồng nộ hay bình yên, được bất hạnh hay hạnh phúc, được sống theo những gì cô muốn. Cô kiêu hãnh với thế giới riêng của mình, dẫu có đêm, táng mình trên đỉnh hoang vu, nghe gió gào gọi tứ phía thì sáng hôm sau, cô vẫn thản nhiên như chưa hề có những phút yếu đuối xâm chiếm.
Người Hà Nội nhắc về bà là 'giai nhân áo đen', tiểu thư giàu có bậc nhất trong Tứ đại mỹ nhân Hà thành xưa.
Ngày lại ngày, những phụ nữ người Mông sinh sống ở vùng cao Tây Bắc cứ cần mẫn, miệt mài như những chú ong thợ, gửi gắm biết bao ước vọng, tâm tư và sự khéo léo, nhẫn nại vào từng sợi lanh. Những đôi bàn tay dù chai sần, nhiều nếp nhăn vẫn âm thầm dệt nên những tấm vải lanh rực rỡ sắc màu, như một cách níu giữ lại hồn cốt, tinh hoa của đồng bào dân tộc mình và trao truyền cho thế hệ tương lai.
Với mong muốn bảo tồn, phát huy các làng nghề dệt lụa truyền thống của Việt Nam, trong suốt 10 năm qua, nhà thiết kế, nghệ nhân áo dài TRUNG ĐINH đã dành toàn bộ tuổi trẻ để nghiên cứu, tìm tòi và sáng tạo ra kỹ thuật nhuộm ombré (nhuộm loang và chuyển màu thủ công để tạo nên chất liệu mới) và vẽ thủ công trên lụa.
Lớn lên từ câu hát đu đu điềng điềng, cùng đung đưa theo tiếng kẽo kẹt của chiếc võng gai, hồn cốt văn hóa Thổ đã ngấm sâu vào các nghệ nhân từ thưở bé thơ. Đau đáu với sự mai một những nét văn hóa vô cùng đặc sắc của dân tộc mình các nghệ nhân Trương Sông Hương và Trương Thanh Hải ở huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) là hai trong số ít những người hiếm của bản Mường trong hành trình bảo tồn và phục dựng lại hồn cốt của đồng bào Thổ nơi miền Tây xứ Nghệ.
Ngày 19/5, Mexico tiếp nhận bức phù điêu Fauces de la Tierra – cổ vật đóng vai trò vô cùng quan trọng của nền văn minh Olmec cổ đại mà nước này đã cất công tìm kiếm khắp thế giới trong hơn nửa thế kỷ qua.
Trong gần 5 năm dưới thời của Tổng thổng Obrador, Mexico đã tiếp nhận 11.505 cổ vật, trong đó có nhiều hiện vật lịch sử có giá trị lớn từng được trưng bày tại các viện bảo tàng nổi tiếng.
Ấn tượng đầu tiên của người đọc là nhan đề tập thơ: 'Sóng đời'. Có lẽ đây là dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Hồng Anh. Đọc bài thơ cùng tên ta mới nhận ra lối nói ẩn dụ của tác giả. 'Cuộc người đi qua dâu bể/ Sóng đời nhuốm bạc thời gian' (Sóng đời). Nghệ thuật ẩn dụ còn được tác giả sử dụng trong tập thơ này rất nhiều.
Trải qua những biến động của lịch sử, chiến tranh, loạn lạc nhiều cổ vật cung đình Huế bị mất tích. Để lưu giữ lại hồn cốt của dân tộc, nhiều nhà sưu tầm đã không tiếc công sức, tiền bạc để 'truy tìm' các cổ vật bị mất tích.
Mỗi khi được nghe những điệu chèo quê hương, chúng ta lại thấy thêm ấm lòng. Với những người yêu chèo, đam mê hát chèo như bà Lê Thị Dự ở thôn Đầu Bến, xã Hợp Tiến (Nam Sách) thì đó còn là cách thể hiện tình yêu với quê hương.
'Nghe tiếng đàn ai rao sáu câu/ Như sống lại hồn Cao Văn Lầu...' - không biết từ khi nào, câu ca ấy trở nên quen thuộc với người mộ điệu. Để rồi khi có dịp đến tỉnh Bạc Liêu, nhiều du khách đã tìm về Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu (tức Sáu Lầu) - công trình kiến trúc lưu giữ những giá trị vật chất cũng như tinh thần của nghệ thuật đờn ca tài tử (ĐCTT) Nam bộ.
Người Hà Nội nhắc về bà là 'giai nhân áo đen', tiểu thư giàu có bậc nhất trong Tứ đại mỹ nhân Hà thành xưa.
'Những ngả đường sơn mài' là tên một triển lãm hội tụ 43 tác phẩm của 10 họa sĩ nổi tiếng trong lĩnh vực sơn mài.
Đại dịch Covid-19 đã và đang tác động sâu rộng đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội và cả tâm tư, tình cảm của rất nhiều người. Đó cũng là mạch nguồn cảm xúc chân thực và vô cùng phong phú được thăng hoa, cất cánh, vỡ òa thành thơ. 'Những ngày sống chậm' của tác giả Lê Quang Vui (hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật Tiền Giang) với 58 bài thơ, ra đời ngay mùa dịch, với những thông điệp đầy yêu thương và sẻ chia, là tiếng lòng trong cơn đại dịch được thể hiện qua ngôn ngữ thi ca.
Nhiều năm qua, bảo tàng đồ đá cũ và kỉ vật chiến tranh của ông Nguyễn Đắc Nông ở thị trấn Phồn Xương, huyện Yên Thế (Bắc Giang) trở thành điểm tham quan hấp dẫn của nhiều bạn trẻ đến tìm hiểu về lịch sử.
Nhiều năm qua, bảo tàng đồ đá cũ và kỉ vật chiến tranh của ông Nguyễn Đắc Nông ở thị trấn Phồn Xương, huyện Yên Thế (Bắc Giang) trở thành điểm tham quan hấp dẫn của nhiều bạn trẻ đến tìm hiểu về lịch sử.
Đó là những ca từ trong bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Vĩnh An viết về mảnh đất Thái Bình, cũng là một nghề truyền thống đáng tự hào của người dân quê lúa. Giờ đây, đến làng Đồng Xâm, những âm thanh quen thuộc của làng nghề đã hầu như không còn nữa, hoặc chỉ còn nghe thấy tiếng đục, tiếng chạm theo mùa vụ, nhưng những người thợ thủ công xuất thân từ đó vẫn tỏa đi muôn phương để tìm mọi cách giữ lại hồn nghề trong từng chặng đường mưu sinh.
Ông Ksor Hơn (82 tuổi, ở làng Mít Jep, xã Ia O, huyện Ia Grai) luôn coi chiêng như máu thịt. Hơn 60 năm qua, ông đã tỉ mẩn 'dệt áo' cho chiêng như dệt nên những mùa xuân của đời mình.
Lặn lội từ Bắc vào Nam, dành hàng chục năm sưu tầm, thầy giáo Nguyễn Quang Cương đã tự bỏ tiền túi mở bảo tàng lưu giữ hàng ngàn cổ vật để bảo tồn trên quê hương.
Đất Hà Tây cũ với cái tên xứ Đoài thân thuộc mang trong mình những hồn cốt văn hóa lâu đời. Nhắc đến một chất liệu nổi tiếng trong kiến trúc xứ Đoài, người ta sẽ nghĩ ngay tới đá ong. Đó là một vật liệu xây dựng đã tạo ra các công trình nhà cửa, đền chùa, thành lũy cả ngàn năm qua. Đá ong còn được sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật, đi vào văn thơ, hội họa cùng tâm hồn bao con người nơi đây.
Sau hàng chục năm miệt mài bỏ công sức, tiền của sưu tầm, giờ đây ông Nguyễn Quang Cương (63 tuổi) bước đầu đã thực hiện được mong ước lập bảo tàng lưu giữ hàng ngàn cổ vật để bảo tồn, phục vụ cộng đồng ngay trên mảnh đất quê hương ở thôn Chân Thành (xã Bình An, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh). Đây là bảo tàng tư nhân đầu tiên ở tỉnh Hà Tĩnh.