Ngày 25/9, tại Khu di tích lịch sử quốc gia Ngục Kon Tum, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu 'Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho tập thể chiến sỹ cách mạng bị địch bắt đi tù đày tại Ngục Kon Tum'.
Thêm một mùa xuân này là gần nửa thế kỷ người dân kinh tế mới ở huyện Hướng Hóa nói chung và thị trấn Lao Bảo nói riêng lên vùng đất 'lam sơn chướng khí' miền Tây Quảng Trị lập nghiệp. Hành trang của họ ra đi chất đầy hào khí xây dựng quê hương mới khi nước nhà thống nhất.
Nhóm văn nghệ sĩ của Hội Văn học nghệ thuật Đồng Nai đã nhiều lần được tạo điều kiện tham gia những cuộc trải nghiệm sáng tác tại núi Chứa Chan. Đây là ngọn núi cao thứ hai ở Nam bộ (sau núi Bà Đen ở Tây Ninh), là một quần thể thắng cảnh hữu tình tiêu biểu, có thể nói là độc nhất vô nhị ở Đồng Nai.
Xuất phát điểm từ một huyện miền núi nghèo của tỉnh Nghệ An, song với nỗ lực, tinh thần tự lập tự cường và quyết tâm cao, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, huyện Quỳ Hợp đã chung lưng đấu cật, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, xây dựng địa phương ngày càng giàu đẹp.
Từ phía địa phận tỉnh Lâm Đồng, bình minh vắt qua K'rông Pha 'đệ nhất đèo' tạo nên một khung cảnh thật kỳ vĩ. Trấn giữ an toàn giao thông giữa miền cao nguyên Langbiang và vùng đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ là chốt CSGT Eo Gió, thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Lâm Đồng.
Có một câu chuyện truyền từ rất lâu lại rằng: từ đời vua Trần (không nhớ vua nào) đi kinh lý một tỉnh miền núi phía Bắc. Đến vùng nọ ông tự nhiên phát bệnh, chân tay sưng vù, xương khớp nhức nhối. Thái y đi hộ giá cùng bắt mạch, giở các sách thuốc nam ra coi nhưng không biết đấy là bệnh gì. Chỉ phán bừa là do lam sơn chướng khí vua không quen nên khi bị nhiễm đổ bệnh, đề nghị về kinh thành để chạy chữa.
Ngày 14-11-1930, khi đồng chí Trường Chinh được tổ chức giao nhiệm vụ đến khu vực chân Cột Cờ, Hà Nội để nhận tài liệu từ một đảng viên Đảng Cộng sản Pháp thì cảnh binh ập đến bắt, giải về Sở Mật thám tra tấn, hỏi cung. Không khai thác được gì, một thời gian sau, Trường Chinh bị chuyển đến nhà tù Hỏa Lò. Báo Nam Định điện tử, cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền, và nhân dân Nam Định
Bao đời nay, đình làng luôn gắn liền với người dân Việt Nam. Đình làng là nơi thờ thần, cũng như các bậc tiền hiền có công dựng nước, khai khẩn đất đai, lập làng, lập ấp, gây dựng nên những làng quê bình yên, ấm áp, trù phú cho thế hệ sau. Ghi nhớ công lao to lớn của các bậc tiền nhân, hàng năm, cứ vào dịp mùa xuân, nhất là trong ngày tết cổ truyền của dân tộc, người dân thường đến đình làng để tưởng nhớ về nguồn cội, về công lao của bao thế hệ đi trước cho hôm nay được sống yên bình.
Vâng! Văn hóa làng đã chảy như mạch nguồn suối, xuyên suốt hàng trăm năm. Văn hóa làng có tự thời ông bà ta còn là những lưu dân đi khai hoang mở đất.
Tối ngày 30/9, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức buổi báo cáo Tổng duyệt chương trình nghệ thuật tham gia Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc năm 2021 tại tỉnh Thái Nguyên dự kiến tổ chức vào trung tuần tháng 11.
Các nhà thám hiểm từng cưỡi ngựa ngang qua thị trấn D'ran để khám phá ra Đà Lạt. Thế nhưng, sau hơn một thế kỷ, trong khi Đà Lạt thay đổi đến chóng mặt thì thị trấn trên đỉnh đèo Ngoạn mục này vẫn là miền khói sương mờ ảo.
Trong lần trở lại vùng Cùa mới đây, tôi đã cố công tìm cho được góc máy nơi gần 30 năm trước, nhà báo, cựu chiến binh Lê Bá Dương đã đứng để chụp bức ảnh mà khi có dịp nhìn ngắm, đã chạm đến sự yêu thương, thấu cảm mảnh đất đèo heo hút gió một thuở chưa xa này trong lòng những người yêu quê hương Cam Lộ.
Ngày 20-8, Thị ủy Phước Long phối hợp Khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học đề tài 'Lịch sử Nhà tù Bà Rá và phong trào đấu tranh chống chế độ lao tù (1945-1950)'. Tham dự hội thảo có nguyên lãnh đạo Thị ủy qua các thời kỳ, đại diện các ban, sở, ngành của tỉnh và các nhà khoa học.
Theo Quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt Nam- Lào tại Quyết định số 864/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ, định hướng xây dựng Lao Bảo, huyện Hướng Hóa trở thành thành phố thuộc hệ thống đô thị động lực cấp 1, có chức năng là trung tâm kinh tế tổng hợp, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng biên giới.
Chúng tôi đến chùa Bà Đanh, tọa lạc tại xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trong không khí không còn 'đệ nhất vắng' như xưa kia nữa. Không gian hôm nay cuốn hút bởi kiến trúc cổ kính hàng trăm năm tuổi cùng với sự kiện lịch sử cách đây 90 năm trước (1930) mà thành cụm di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng khu vực miền Bắc.
Làng Phước Thị (Gio Mỹ, Gio Linh) được thành lập vào khoảng thế kỉ XV. Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, ngày nay, làng Phước Thị đã đổi thay và phát triển trên nhiều lĩnh vực theo hướng văn minh, hiện đại nhưng vẫn giữ nét đẹp văn hóa cổ kính, đậm đà tình quê…