Nương vào hào quang tỏa rạng, khí thế ngút trời của những ngày Cách mạng Tháng Tám năm 1945, mỗi người có cái nhìn sâu hơn vào bề dày lịch sử, chiều sâu văn hóa và cốt cách con người xứ Thanh từ thuở sơ khai đến nay, để thấy được rằng, xứ Thanh ôm vào lòng mình biết bao giá trị. Ở đó, lịch sử - văn hóa - con người là 3 nhân tố quan trọng, tạo nên 'thế kiềng ba chân' vững chãi, 'nguồn lực nội sinh' quan trọng, 'sức mạnh mềm' cho khát vọng xứ Thanh bay cao, vươn xa.
Dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, đồng bào Mông ở huyện Si Ma Cai xây dựng một số sản phẩm du lịch trải nghiệm chào đón khách du lịch tới tham quan.
Chiều 29-2, tại Bãi Nồm, thôn Thuận An, xã đảo Tam Hải, UBND huyện Núi Thành (Quảng Nam) tổ chức Lễ Đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia danh lam thắng cảnh Bàn Than, Hòn Mang, Hòn Dứa.
Ngày 26/2, Ban tổ chức Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024 đã tổ chức Lễ tế trời đất trên đỉnh núi Ngũ Nhạc. Đây là nghi lễ cổ truyền đặc sắc riêng có, đặc trưng của Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc với ý nghĩa cầu mong quốc thái dân an, nhân khang vật thịnh.
Núi Ngàn Nữa được biết đến là nơi Bà Triệu dấy binh đánh quân xâm lược Đông Ngô năm 248. Hằng năm, mỗi dịp Tết đến Xuân về, nơi đây tổ chức Lễ hội 'Đền Nưa - Am Tiên', thu hút hàng nghìn du khách thập phương và người dân.
Được biết đến là một 'miền di sản', là 'cái nôi' di sản văn hóa dân tộc, văn hóa xứ Thanh nổi bật với nhiều di sản văn hóa độc đáo, giá trị. Những di sản văn hóa ấy chính là món quà vô giá của các thế hệ cha ông gửi đến cho con cháu cùng niềm tự hào dân tộc và trách nhiệm vun đắp, trao truyền.
Suối Côn Sơn thuộc khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn – Kiếp Bạc (Chí Linh, Hải Dương) bắt nguồn từ hai khe núi Ngũ Nhạc và Côn Sơn dài khoảng 3 km.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, hơn 2 năm qua, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã đoàn kết, năng động, sáng tạo, phát huy hiệu quả nhiều tiềm năng, lợi thế, khơi dậy mạnh mẽ các nguồn lực, triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều nhiệm vụ, giải pháp, đạt được những kết quả toàn diện trên các lĩnh vực, từng bước hiện thực hóa 'khát vọng thịnh vượng' xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa trở thành một cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc.
Để tưởng nhớ công lao trời biển của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân và bộ đội ở quê hương Nam Đàn (Nghệ An) đã chọn rú Voi, nằm trên dãy núi Thiên Nhẫn khắc ghi dòng chữ 'Đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại'.
Càng gần tới đỉnh núi, bước chân kẻ hành hương như càng thêm vững bởi 'đất thiêng' đã nằm dưới chân mình.
Ngày 7/2, tức ngày 17 tháng Giêng, Ban Tổ chức Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2023 tỉnh Hải Dương đã tổ chức Lễ tế trời đất trên núi Ngũ Nhạc, cầu cho quốc thái dân an. Đây là nét riêng có, đặc trưng của Lễ hội truyền thống mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc.
1.Huyệt đạo Ngàn Nưa nằm cao vời trên dãy núi Nưa (Na Sơn), ngọn núi chủ của đồng bằng xứ Thanh. 'Đại Nam nhất thống chí' của Quốc sử quán triều Nguyễn soạn vào đời Tự Đức (1848-1883) do Á Nam Trần Tuấn Khải dịch đã chép cụ thể về Na Sơn: 'Ở phía Tây huyện Nông Cống có khu Na Sơn (núi đuổi ma). Tương truyền núi này có rất nhiều ma quỷ, trước có một vị sơn tăng đến đây đọc chú, dần dần quỷ biến mất nên mới gọi tên như thế. Mạch núi từ huyện Lôi Dương đổ lại, từng dãy liên tiếp, dài suốt mười mấy dặm trường'.
'Ngang' ở đây cũng có thể hiểu là tính cách, bản lĩnh sống kiên cường, rất đáng quý, đáng tự hào của con người nơi đây.
Sở hữu một hệ thống di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đa dạng, cùng những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc sinh sống trên địa bàn, mảnh đất xứ Thanh đã ôm trong mình nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn độc đáo. Bởi vậy, để thu hút du khách đến khám phá vùng đất này, tỉnh Thanh Hóa đã và đang tập trung phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch để mỗi 'điểm dừng' đều là 'điểm đến' mang lại những trải nghiệm mới lạ, trọn vẹn cho du khách.
72 ngọn núi tại vùng đất Chí Linh, tỉnh Hải Dương được truyền thuyết lưu lại là hóa thân của 72 con Phượng Hoàng. Cũng nơi đây về mãi sau này hình thành lên vùng đất đặc biệt linh thiêng, với cảnh sắc thiên nhiên kỳ thú và nhiều công trình tâm linh đặc sắc.
Một làn cát trắng cong cong nối hai khối núi giữa biển tạo ra hai bãi tắm tuyệt đẹp, nước biển xanh trong vắt, nhìn rõ những rạn san hô. Địa điểm độc đáo này chính là Bãi Đôi – Hòn Nội.
Trong quần thể di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn-Kiếp Bạc, núi Ngũ Nhạc là một địa danh đầy sức hấp dẫn. Không chỉ có cảnh quan đẹp, Ngũ Nhạc còn mang trong mình một 'tiểu vùng khí hậu' mát mẻ, trong lành khiến nhiều người thích thú.
Nơi cao nhất, đẹp nhất trên đỉnh Phượng Hoàng, chính là nơi an nghỉ của 'người thầy của muôn đời' - thầy giáo Chu Văn An.
Việt Nam là đất nước có nhiều cảnh quan đẹp và lễ hội đậm đà bản sắc văn hóa. SEA Games 31 là cơ hội để Việt Nam quảng bá các di sản văn hóa và di sản văn hóa phi vật thể thế giới tới các du khách.
Hầm Dốc Sạn xuyên núi Dốc Sạn qua tỉnh Khánh Hòa là một trong những 'mắt xích' quan trọng trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2017 - 2020, thuộc dự án thành phần cao tốc Nha Trang - Cam Lâm, với chiều dài 1.480 m/2 ống hầm hoàn chỉnh song song, mỗi ống hầm hai hơn 700 m. Đến thời điểm này, các đơn vị thi công đang dồn lực, chia 3 ca 4 kíp trong ngày để thi công kịp tiến độ thông hầm vào đầu tháng 5/2022, vượt tiến độ 1 tháng so với mục tiêu đề ra.
Nằm dưới chân núi Mông Cù thuộc làng Đa Bút, xã Minh Tân (Vĩnh Lộc), di tích cấp tỉnh nhóm tượng điêu khắc đá Đa Bút có giá trị như một 'bảo tàng' ngoài trời về nghệ thuật chạm khắc đá thế kỷ XVIII.
52 mùa thu, kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam đi xa, nhưng tư tưởng, tấm gương, đạo đức, phong cách của Bác vẫn còn sống mãi, trường tồn cùng dân tộc. Bác không chỉ là một vị lãnh tụ vĩ đại mà còn là kiến trúc sư đại tài, với tư tưởng kiến trúc giản dị, gần gũi với thiên nhiên, mang hơi hướng kiến trúc xanh. Một trong những dấu ấn đó chính là Khu di tích K9 (Đá Chông).
Cách TP Nha Trang khoảng 45 km, tọa lạc giữa thung lũng trải rộng 570 ha, Công viên Yang Bay (xã Khánh Phú, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa) hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ của rừng núi bạt ngàn, thác nước hùng vĩ, không khí trong lành.
Cảnh sơn thủy hữu tình khắp Việt Nam không ít nhưng hiếm một nơi nào, ngay giữa đồng bằng châu thổ, cận kề đô thị vẫn có núi rộng, sông dài và thế núi hình sông tạo thành một vẻ thiêng liêng, kỳ thú đặc biệt như Hàm Rồng.
Thanh Hóa - miền non xanh, nước biếc nằm vắt ngang đất Việt với dòng Mã giang ăm ắp mỡ màu từ non cao đổ ra biển lớn đã nuôi lớn thể chất và tâm hồn người dân nơi đây, đời nối đời trung dũng, anh hùng mà giàu nhân nghĩa, đức hy sinh, góp phần đắp bồi, dựng xây nên đất nước Việt Nam hùng cường, tươi đẹp. Nhận xét về đất và người Thanh Hóa, sử gia Phan Huy Chú từng ghi những dòng tuyệt bút: 'Thanh Hóa mạch núi cao vót, sông lớn lượn quanh, biển ở phía Đông... Núi sông rất đẹp... Vẻ non sông tốt tươi chung đúc nên sinh ra nhiều bậc vương tướng, khí tinh hoa tụ quý, cũng khác mọi nơi. Bởi đất thiêng thì người giỏi nên nảy ra những bậc phi thường, vượng khí chung đúc nên xứng đáng đứng đầu cả nước'.
Đến với huyện vùng cao Bắc Yên, tỉnh Sơn La, du khách sẽ ấn tượng và thích thú khi ngắm nhìn những đỉnh núi hoang sơ, hùng vĩ trong lớp mây trắng bồng bềnh như ôm ấp các ngọn núi, tạo thành biển mây nên thơ, hữu tình. Đây là những điều kiện thuận lợi để huyện Bắc Yên phát triển du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng.
Sông Mã gắn liền với xứ Thanh ví như sự tồn tại của mỗi con người đều có bóng dáng của hai từ quê hương vậy. Có gần gũi và ăm ắp yêu thương, nhưng cũng đầy bão giông và muôn nỗi nhọc nhằn. Duy có điều, mối liên hệ máu thịt giữa mảnh đất và dòng sông, thì biết mấy đời nay vẫn vậy. Bởi dọc đôi bờ sông Mã không chỉ có sự sống sinh sôi từng ngày; mà còn lắng đọng vô vàn trầm tích văn hóa, đã định hình nên diện mạo đất và người xứ Thanh.
Cách đây tròn 2 thế kỷ, sử gia Phan Huy Chú đã có nhận xét khá chính xác về vị thế chiến lược của trấn Thanh Hoa (Thanh Hóa) trong tiến trình lịch sử dân tộc như sau: 'Thanh Hoa mạch núi cao vót, sông lớn lượn quanh, biển ở phía Đông, Ai Lao sát phía Tây, Bắc giáp trấn Sơn Nam, Nam giáp đạo Nghệ An.
Ở mối đỉnh trong số 9 cái đỉnh dựng ở trước Thế Miếu Huế có 18 hình đúc nổi. Trên mỗi đỉnh có 3 tầng; tầng giữa được coi là trọng tâm giao tiếp nên có hình trời, đất và người. Trong số các hình đúc nổi đó có hình ảnh 9 ngọn núi tiêu biểu của đất nước của và vương triều. Dưới đây là sơ lược về 9 ngọn núi đó.
Những ngày cuối tháng 4 lịch sử, chúng tôi có dịp trở về vùng đất Kon Chiêng anh hùng. Qua 2 cuộc kháng chiến gian khổ, Kon Chiêng đã vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào năm 2005.
Mảnh đất Huế (Thừa Thiên - Huế) - nơi kinh thành Phú Xuân xưa, là một thời triều đại nhà Nguyễn trị vì với nhiều thăng trầm, biến động trong lịch sử. Nơi đây cũng nổi tiếng với hàng loạt các di chỉ, kiến trúc của kinh thành Huế cùng các lăng tẩm rải rác xung quanh thành. Mỗi lăng tẩm lại chọn một vị trí riêng ứng với long mạch của vị vua tạ thế. Việc tìm long mạch được các vị vua nhà Nguyễn rất chú trọng, có khi phải cho người tìm kiếm cả hàng tháng trời…