Đền thờ 10 nữ liệt sĩ dân quân pháo phòng không Lam Hạ xây dựng năm 2009, cùng với Đền Liệt sĩ tỉnh Hà Nam. 10 nữ liệt sĩ trước đây ở trung đội nữ thuộc Đại đội dân quân phòng không Lam Hạ. Trong chiến dịch leo thang đánh phá miền Bắc của đế quốc Mỹ, để bảo vệ tuyến giao thông huyết mạch qua Phủ Lý, các thành viên đại đội có nhiệm vụ vừa sản xuất, vừa chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Sau các trận đấu ác liệt với không quân Mỹ, 10 nữ dân quân tuổi đời còn rất trẻ đã anh dũng hy sinh.
Ernest Miller Hemingway (1899-1961) là một tiểu thuyết gia người Mỹ, nhà văn viết truyện ngắn và là một nhà báo.
Trong thơ, việc 'truyền cảm hứng' là điều rất quan trọng và được đánh giá rất cao. Trên thực tế, không ít nhà thơ đã cho ra đời những áng thơ hay, nhờ được 'truyền cảm hứng'.
17 giờ 30 ngày 7/5/1954, tiếng súng vừa dứt, Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, Đại đoàn phó, Đại đoàn Quân Tiên phong 308, Đại tá Cao Văn Khánh được lệnh ở lại tiếp quản trận địa Mường Thanh, trao trả tù binh.
Chiến thắng Điện Biên Phủ luôn là niềm tự hào, là trang sử ghi dấu ấn trong lòng con dân đất Việt. Điều đó phần nào được thể hiện qua sân khấu với nhiều tác phẩm.
'Điện Biên vẫy gọi' là một khúc tình ca mang âm hưởng lạc quan, lãng mạn, đầy chất thơ về những câu chuyện dọc đường lên Điện Biên và cuộc sống, chiến đấu ở đây trong những năm kháng chiến chống Pháp.
Chiều 27-3, tại Nhà hát Quân đội (Mai Dịch, Hà Nội), Nhà hát Kịch nói Quân đội đã biểu diễn báo cáo công trình nghệ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - vở diễn 'Điện Biên vẫy gọi'.
Chuyển thể từ bút ký về đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng của PGS, TS Nguyễn Tất Thắng, đạo diễn, Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Lê Hùng dàn dựng vở kịch nói 'Điện Biên vẫy gọi', với sự tham gia biểu diễn của các nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát Kịch nói Quân đội. Hơn một tháng qua, Nhà hát đã ngày đêm tập luyện để vở diễn thực sự có giá trị nghệ thuật cao, kịp thời ra mắt phục vụ nhân dân và bộ đội chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Công chúng yêu âm nhạc nước ta từ lâu đã quá quen biết nhạc sĩ Huy Du (1926-2007) - một tên tuổi lớn trong dòng nhạc truyền thống, cách mạng Việt Nam. Ông là tác giả hàng trăm bài hát nổi tiếng như 'Anh vẫn hành quân', 'Việt Nam trên đường chúng ta đi', 'Bế Văn Đàn sống mãi', 'Bạch Long Vĩ đảo quê hương', 'Cùng anh tiến quân trên đường dài'. 'Tình em', 'Việt Nam ơi, mùa xuân đến rồi', 'Thề quyết bảo vệ Tổ quốc'…
Ở xã Hoàng Hanh, nay là xã Tân Quang (Ninh Giang) có gia đình cựu chiến binh (CCB) Lê Trung Mỹ, Chủ tịch Hội CCB huyện Ninh Giang có 8 người đều là đảng viên.
Trong ngôi nhà nhỏ ở số 9, ngõ 70, đường Lê Thành Đồng, phường Hải Thành, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, chúng tôi trò chuyện với bà Hoàng Thị Vận, một trong những nữ hộ sinh xuất sắc, vinh dự hai lần được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh, được Bác tặng vải may áo và thưởng Huy hiệu của Người.
Cô gái Đỗ Kim Quang 16 tuổi bỏ nhà đi kháng chiến, sau 26 năm trở về thì khu đất hơn 3 ha được cha mẹ để thừa kế đã bị chiếm đoạt vì di chúc, bằng khoán giấy tờ đất bị cất giấu suốt 46 năm.
Chẳng riết róng lạ hóa hình tượng nghệ thuật, chẳng vân vi câu chữ cho nó mang vẻ văn, cũng chẳng kiểu cách triết lý chồng lấp như diễn ngôn trong các truyện ngắn đương đại, vẻ đẹp của văn Chu Bá Nam nằm ở khả năng thấu cảm, gợi mở cho người đọc thấy có một cái gì còn cao hơn, rộng hơn, sâu hơn ẩn đằng sau những câu chuyện đời thường.
Chúng tôi có mặt tại tư gia của Trung tướng Lê Thu Hà (nguyên Chính ủy Bệnh viện Trung ương quân đội 108) với những hồi ức về mẹ bà là bác sĩ Mạc Thị Phúc (nguyên Phó Chủ nhiệm khoa Tim mạch bệnh viện Trung ương quân đội 108).
.VN - Sáng 9/6, hàng trăm môn đồ từ nhiều tỉnh, thành trên cả nước đã đến dâng hương kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Tổ sư Choji-Suzucho, người sáng lập hệ phái Suzucho Karate-do Việt Nam trên đất Huế. Ông Bùi Thanh Dũng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa & Thể thao đã đến dự.