Thay vì kết hôn sớm, quẩn quanh với nương rẫy, một số phụ nữ Vân Kiều đã nỗ lực học tập vươn lên, khẳng định bản thân để thay đổi quan niệm, cách nhìn về vị trí, vai trò của nữ giới trong cộng đồng. Vóc dáng nhỏ bé nhưng chứa đựng nghị lực phi thường, dũng cảm bước qua định kiến là những gì mà người ta có thể dễ dàng nhận thấy khi gặp gỡ, trò chuyện cùng các 'nữ tướng' ở xã vùng cao biên giới Hướng Lập (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị).
Làng tôi không chỉ có nhiều giáo sư, tiến sĩ, nhiều tướng lĩnh, mà còn sản sinh ra nhiều anh hùng. Trong đó, có 2 trung tướng vừa được phong và truy phong Anh hùng LLVTND một đợt.
Nửa thế kỷ trước, vùng giải phóng thuộc tỉnh Quảng Trị vinh dự đón Chủ tịch Cuba Fidel Castro, đến thăm trong 2 ngày 14 và 15/9/1973.
Cảm nhận sự lạc quan và sức sống của các tầng lớp nhân dân ở miền Bắc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ qua loạt ảnh do phóng viên RIA Novosti thực hiện.
Ngày 13/9/2023, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân người Pa Cô Hồ A Nun đã ra đi ở tuổi 80 tại quê nhà (ở xã Hồng Bắc, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế). Ông là người đã đi vào lịch sử khi gùi tới 179 tấn vũ khí vượt núi rừng Trường Sơn những năm kháng chiến chống Mỹ.
Bà Hoàng Thị Chẩm (SN 1946, trú thôn Xuân Long, xã Trung Hải, huyện Gio Linh, Quảng Trị) được người dân địa phương quen gọi 'o Chẩm'. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, o Chẩm nổi tiếng với 9 lần được trao tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ và vinh dự đại diện cho lực lượng du kích ở Quảng Trị lúc đó vừa được giải phóng để đón chào Chủ tịch Cuba Fidel Castro đến thăm. Đến nay đã 50 năm trôi qua, ký ức đẹp đẽ, tự hào ngày ấy vẫn tươi mới, vẹn nguyên trong trái tim bà.
Cho đến bây giờ đã 50 năm, dẫu có bao nhiêu biến đổi, mấy buồn vui, nhưng bà con Vĩnh Linh (Quảng Trị) không bao giờ quên hình ảnh Fidel bên bờ sông Tuyến - 15/9/1973- một ngày nắng đẹp giữa tháng mưa.
Chuyến thăm Việt Nam lịch sử bất chấp nguy hiểm của lãnh tụ Cuba Fidel Castro - 'người bạn lớn' của nhân dân Việt Nam, mãi mãi trở thành biểu tượng của tình đoàn kết đặc biệt giữa hai nước.
Nhắc nhớ về khoảnh khắc bất ngờ, tự hào được đón gặp Chủ tịch Fidel Castro tại căn cứ Dốc Miếu của 50 năm trước, bà Hoàng Thị Chẩm (thôn Xuân Long, xã Trung Hải, H.Gio Linh, Quảng Trị), nữ dũng sĩ bắn tỉa vẫn còn nguyên niềm xúc động. Đó là ngày 15-9-1973, khi Quảng Trị vẫn nồng mùi thuốc súng, chiến trường ngổn ngang bom đạn.
Những kỷ vật từ thời chiến tranh được người nữ cựu binh gìn giữ, nâng niu. Không chỉ là kỷ niệm, những kỷ vật đó còn là tình yêu đôi lứa, là sự khốc liệt của chiến tranh, là mất mát, là mọi cung bậc cảm xúc của đời người.
Đi qua cuộc chiến, cựu chiến binh Nguyễn Thị Thu Hiền (72 tuổi, phường Nghĩa Lộ, TP Quảng Ngãi) vẫn giữ gìn những kỷ vật đời lính cùng huân chương, các loại giấy tờ, những bức ảnh đen trắng quý giá, đặc biệt là cuốn nhật ký từ chiến trường.
Chiến tranh đã đi qua, nhưng câu chuyện của những người nữ du kích ở Sóc Trăng vẫn được nhiều người nhắc đến, nhất là khi họ là nhân vật của những bức ảnh nổi tiếng của một thời gian khổ hào hùng…
Cùng cả nước hướng đến ngày 27/7, các cấp Hội LHPN tỉnh Hưng Yên tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa chăm lo các thương, bệnh binh, gia đình chính sách, người có công trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Cứ đến Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7) hằng năm, hàng ngàn cựu chiến binh khắp đất nước lại trở về Thành cổ Quảng Trị để thăm chiến trường xưa, ôn lại hồi ức thời hào hùng, thắp hương tưởng nhớ vong linh đồng đội. Trong dòng người đó có bà Phan Thị Lựu cùng một số người khác đã đến đây để tìm gặp lại những người đồng đội. Đã 50 trôi qua, bà vẫn lưu giữ kỷ niệm được gặp nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Đoàn Công Tính.
Những ngày này, thăm lại Gio Linh (Quảng Trị), mảnh đất địa đầu giới tuyến một thời chia cắt hai miền Nam - Bắc, những kỷ niệm hơn nửa thế kỷ trở nên sống động với nhiều gợi nhớ trong tôi.
Chào mừng kỷ niệm 77 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh nhân dân (12/7/1946 -12/7/2023) và hướng tới Kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2023), ngày 11/7/2023, Cụm thi đua 1 Hội phụ nữ Công an TPHCM tổ chức Hành trình về nguồn 'Theo bước chân những anh hùng'.
Hôm đó, khoảng 9 giờ, sau khi pháo kích dữ dội và trực thăng quần thảo, bắn rốckét và đại liên xối xả xuống trận địa chúng tôi, bọn bộ binh mới mò vào. Các công sự tiền duyên nổ súng mãnh liệt tiêu diệt bọn lính gần nhất.
Đông đảo bạn bè, khán giả̉ gửi lời chúc mừng đến diễn viên Minh Thảo.
Sưu tập văn bản, thư, bút tích... của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phong trào thi đua yêu nước; hình ảnh, tài liệu về các phong trào thi đua nổi bật ở 3 miền… đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Bức ảnh 'Nữ du kích Gia Hòa' là tác phẩm của phóng viên Thông tấn xã Việt Nam Lê Minh Trường chụp năm 1972. Nhân vật trong ảnh là nữ du kích Lâm Hồng Đẹp hiện ở xã Gia Hòa 1, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) với áo bà ba, khăn rằn quấn quanh trán, súng chắc trong tay... Bức ảnh đã được trưng bày triển lãm ở nhiều nơi. Chúng tôi đã có dịp về vùng đất thép Gia Hòa để hiểu thêm câu chuyện về đất và người nơi đây.
Trở thành nghề nghiệp gắn bó suốt đời, nhiếp ảnh đã mang đến cho nghệ sĩ Chu Chí Thành một nhận thức cao đẹp về đất nước, về tình người, về cái đẹp của xã hội và nhân loại.
Nhà báo - Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Chu Chí Thành được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào ngày 19/5 tới với tác phẩm ảnh 'Hai người lính'.
Những ngày cuối tháng 4-2023, về lại cái nôi của phong trào Đồng Khởi - xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre - chúng tôi chứng kiến bao đổi thay của vùng đất anh hùng này, từ việc đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới đến phát triển nông nghiệp bền vững...
Vào đầu những năm 50 của thế kỷ trước, có một nữ du kích ở Thái Bình một lòng một dạ đi theo cách mạng, dẫu bị địch bắt và tra tấn dã man vẫn không nhụt chí, tiếp tục chiến đấu và lập nhiều chiến công xuất sắc và được Bác Hồ viết bài ca ngợi, biểu dương. Bà là Nguyễn Thị Chiên, nữ Anh hùng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Với ý chí kiên cường, bất khuất, anh dũng đánh giặc lập chiến công hiển hách nên nhiều người con của dân tộc Pa Cô ở huyện miền núi A Lưới (tỉnh Thừa Thiên-Huế) đã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND). Sau ngày đất nước giải phóng, họ đã tiếp tục phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ để góp sức xây dựng quê hương đổi mới.
Chiến tranh đã qua đi, nhưng ký ức về những năm tháng sát cánh cùng Trung đội nữ du kích Củ Chi vẫn vẹn nguyên trong trí nhớ của cựu chính trị viên Lê Thị Sương
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Sĩ Sô sinh năm 1942 ở phường Đông Thanh, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, năm nay 81 tuổi. Ông là hội viên Hội nhiếp ảnh Việt Nam; hội viên Liên đoàn nhiếp ảnh quốc tế… Năm 1973, ông phụ trách công việc nhiếp ảnh của Ty Văn hóa-Thông tin tỉnh Quảng Trị.
Những ngày này, thăm lại Gio Linh, mảnh đất địa đầu giới tuyến một thời, những kỷ niệm hơn nửa thế kỷ trở nên sống động với nhiều gợi nhớ trong tôi.
Trong một số lần dự các sự kiện, lễ kỷ niệm, hoạt động về nguồn tại tỉnh Quảng Nam, chúng tôi thường thấy sự xuất hiện của một người phụ nữ lớn tuổi với khuôn mặt biến dạng. Hỏi ra mới biết đó là nữ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (AHLLVTND) Văn Thị Xoa (1950), trú thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên- người 15 lần được phong tặng danh hiệu Dũng sĩ.
Đã nhiều năm, tôi gặp gỡ và giao lưu với nhà văn Trương Nguyên Việt. Anh còn có tên khác là Lê Khánh Hoài, chính là con trai đầu của NSƯT - ca sĩ Tân Nhân lừng danh với 'Xa khơi' của nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ.
Nhân kỷ niệm 113 năm Ngày quốc tế Phụ nữ (8/3/1910-8/3/2023), 1983 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và 75 năm ngày Bác Hồ có 6 điều dạy CAND (11/3/1948-11/3/2023), Hội phụ nữ Cụm thi đua 3 Công an TPHCM đã tổ chức chuyến về nguồn đầy ấm áp, nghĩa tình vào ngày 3-3-2023.
Cùng xem lại những bức hình tư liệu quý về những người phụ nữ Việt Nam đã cống hiến tuổi thanh xuân của mình cho đất nước.
Giai đoạn 1954-1975, đất nước ta vừa kháng chiến chống Mỹ ở miền nam, vừa xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc. Phụ nữ cả nước đã cùng toàn Ðảng, toàn quân, toàn dân quyết tâm kháng chiến cứu nước, đánh đuổi đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước. Dưới đây là một số nữ nhân vật tiêu biểu trong giai đoạn này.
Trong giai đoạn 1930-1954, phụ nữ cả nước đã tham gia tích cực vào phong trào đấu tranh chống thực dân phong kiến và kháng chiến kiến quốc. Trong đó, rất nhiều nữ chiến sĩ cách mạng đã có đóng góp to lớn trong công cuộc đấu tranh của dân tộc. Dưới đây là một số nữ chiến sĩ tiêu biểu trong giai đoạn này.