Xây dựng vùng nguyên liệu cho sản phẩm OCOP

Sau 6 năm triển khai, Chương trình OCOP đã mang lại những chuyển biến tích cực trong việc nâng cao chất lượng, thương hiệu cho nhiều sản phẩm của các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Các sản phẩm OCOP đã có thị trường tiêu thụ lớn hơn, sản lượng tăng cao đòi hỏi các chủ thể sản xuất phải xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, liên kết theo chuỗi giá trị để đảm bảo nguồn cung sản phẩm ra thị trường.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả trồng rừng gỗ lớn

Nhận thức rừng là nguồn tài nguyên quý, góp phần quan trọng cho địa phương phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ quốc phòng - an ninh, có giá trị lớn về môi sinh, môi trường,... cấp ủy, chính quyền, các ngành liên quan, chủ rừng và người dân huyện Lang Chánh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp bảo vệ rừng gắn với phát triển kinh tế lâm nghiệp. Trọng tâm là tuyên truyền, vận động Nhân dân khai thác tiềm năng, lợi thế, đầu tư vốn phát triển rừng gỗ lớn, cung cấp gỗ nguyên liệu và các loại lâm sản khác phục vụ chế biến, xây dựng; giải quyết thêm nhiều việc làm cho người dân và nâng cao thu nhập cho các hộ làm nghề rừng.

Phát triển rừng luồng theo hướng thâm canh bền vững

Đến tháng 9/2024, huyện Bá Thước có hơn 11.000ha rừng luồng. Các tháng vừa qua, huyện đã thực hiện kế hoạch năm 2024 thâm canh, phục tráng 1.095ha rừng luồng năm thứ nhất và chăm sóc, bón phân năm thứ 2 cho 390ha. Các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã chủ động tuyên truyền hiệu quả phát triển vùng luồng thâm canh; tập huấn kỹ thuật chăm sóc, bón phân phục tráng cho các hộ đăng ký tham gia phục tráng rừng luồng; triển khai xây dựng phương án quản lý rừng luồng bền vững để cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững cho rừng luồng. Các hộ dân đã được hỗ trợ kinh phí mua phân bón cho năm thứ nhất và năm thứ 2 thực hiện thâm canh phục tráng rừng luồng.

Thời gian qua, huyện Hà Trung chú trọng xây dựng các sản phẩm OCOP nhằm đẩy mạnh phát triển các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn theo hướng phát huy nội lực, tạo ra sản phẩm hàng hóa có thương hiệu, gia tăng giá trị sản phẩm gắn với Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân.

Huyện Quan Sơn (Thanh Hóa): Cần gỡ khó cho người trồng nứa, vầu

Nứa và vầu là hai loại cây trồng chủ lực, từng là sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao cho đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi huyện Quan Sơn (Thanh Hóa). Tuy nhiên hiện nay, các hộ dân làm nghề sản xuất, kinh doanh, trồng nứa, vầu tại đây đang gặp khó khăn khi sản phẩm làm ra không tiêu thụ được...

Giải quyết những vấn đề cử tri quan tâm kiến nghị về lĩnh vực nông, lâm, thủy sản và nông thôn mới

Tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi tới Kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026, UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị có liên quan tập trung giải quyết những vấn đề cử tri quan tâm kiến nghị về lĩnh vực nông, lâm, thủy sản và nông thôn mới.

Nhiều khó khăn trong nâng hạng sản phẩm OCOP

Sau gần 6 năm thực hiện Chương trình OCOP, tỉnh Thanh Hóa đã có 479 sản phẩm được gắn sao và hàng chục sản phẩm đã được đánh giá, xếp hạng lại khi hết hạn 36 tháng công nhận. Song, đến nay toàn tỉnh mới có 1 sản phẩm được nâng hạng từ 3 sao lên 4 sao và 1 sản phẩm đã đăng ký nâng hạng, đang chờ thẩm định

Khát vọng nơi rừng xanh

Đi giữa bạt ngàn màu xanh của rừng sản xuất trên địa bàn các huyện Như Thanh, Như Xuân, Thường Xuân, Lang Chánh, Thạch Thành..., chúng tôi được lắng nghe nhiều hơn những câu chuyện khát vọng làm giàu từ rừng. Trên đất cằn sỏi đá, nhờ công sức, trí tuệ của con người, màu xanh của sự sống, của bình yên nơi đại ngàn bao la càng lan tỏa...

Kỳ họp thứ 18 HĐND tỉnh thông qua 41 Nghị quyết đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Chiều 14/3, dưới sự chủ trì của đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đồng chí Lê Tiến Lam, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, kỳ họp thứ 18 HĐND tỉnh được tổ chức để xem xét 41 tờ trình của UBND tỉnh, tạo cơ chế pháp lý đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến về chủ trương đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Nghi Sơn và nhiều nội dung quan trọng khác

Chiều 28/2, dưới sự chủ trì của đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy được tổ chức để cho ý kiến về chủ trương đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Nghi Sơn tại Khu kinh tế Nghi Sơn và nhiều nội dung quan trọng khác.

Hiện đại hóa ngành chăn nuôi - những vấn đề đặt ra (Bài 2): Sự trợ lực kịp thời gỡ khó cho ngành chăn nuôi

Không nằm ngoài khó khăn chung của cả nước, chăn nuôi ở Thanh Hóa cũng đang gặp nhiều khó khăn do thị trường tiêu thụ không ổn định, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, dịch bệnh đe dọa... nhất là giá sản phẩm thấp đã tạo ra áp lực lớn đối với người chăn nuôi. Nhưng với những tiềm năng, lợi thế sẵn có, cùng định hướng phát triển chăn nuôi đã đề ra, hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh tất yếu phải thay đổi để thích ứng, kịp thời bước vào chu kỳ sản xuất mới để phát triển mạnh mẽ, bền vững hơn.

Thâm canh phục tráng, nâng cao hiệu quả kinh tế rừng luồng

Tiếp đón chúng tôi, ông Hà Văn Thầm, xã Nam Xuân (Quan Hóa) phấn khởi cho biết: 'Các năm vừa qua, gia đình được thụ hưởng chính sách phát triển vùng luồng thâm canh của tỉnh. Rừng luồng của gia đình sinh trưởng tốt, cho năng suất và thu nhập cao hơn trước. Trước đây, phát cành, dọn vệ sinh, bón phân cho cây luồng, trồng bằng hom cành cây luồng là việc làm quá xa lạ với người dân chúng tôi. Nhưng khi được cán bộ hướng dẫn nhiệt tình, gia đình đã hiểu và thực hiện. Hơn 4 ha luồng của gia đình được bón phân nên luồng ra măng sớm, nhiều và khỏe hơn so với diện tích luồng không được chăm sóc. Cây to và thẳng, dóng dài, bán được giá hơn'.

Thực hiện hiệu quả chính sách, cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp

Những năm qua, cùng với các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, nông thôn của Trung ương, tỉnh Thanh Hóa và các địa phương trên địa bàn tỉnh đã xây dựng và ban hành chính sách, cơ chế riêng để khuyến khích, hỗ trợ người dân sản xuất, góp phần phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Hình thành vùng nguyên liệu cho phát triển sản phẩm OCOP

Để triển khai chương trình OCOP hiệu quả, bền vững, các chủ thể trên địa bàn tỉnh đã nâng cao nhận thức, chú trọng xây dựng vùng nguyên liệu để phát triển sản xuất, bảo đảm ổn định lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Nghèo giữa vùng tre luồng... lớn nhất Việt Nam (Bài cuối): Loay hoay bài toán nâng cao giá trị

Là cây trồng chủ lực, được xác định đem lại nguồn thu chính cho hàng trăm nghìn hộ dân khu vực miền núi, nhưng đa phần người trồng tre luồng ở Thanh Hóa vẫn chưa thể khá giả. Nâng cao giá trị tre luồng để giảm nghèo, giúp người trồng làm giàu trên chính mảnh đất quê hương vẫn còn là trăn trở với ngành nông nghiệp và các cấp chính quyền...

Trồng mới rừng bằng cây nuôi cấy mô góp phần nâng cao chất lượng rừng trồng

Có dịp khảo sát thực tế tại các xã Xuân Thái, Xuân Phúc, Thanh Tân (Như Thanh), chúng tôi được Giám đốc Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ Như Thanh Nguyễn Văn Dũng cho biết: BQL rừng phòng hộ Như Thanh được giao quản lý, sử dụng hơn 15.250,4 ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó có 9.452,64 ha rừng phòng hộ trên địa bàn 12 xã thuộc các huyện Như Thanh, Nông Cống, Như Xuân.

Giải pháp thực hiện hiệu quả Quyết định 148/QĐ-TTg về đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP

Sau hơn 4 năm nỗ lực thực hiện Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP), đến nay, Thanh Hóa đạt được nhiều kết quả và trở thành tỉnh nằm trong tốp đầu cả nước về sản phẩm OCOP. Bước vào giai đoạn 2023-2025, tỉnh đang tích cực thực hiện đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP theo Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24-2-2023 của Thủ tướng Chính phủ. Báo Thanh Hóa cuối tuần có cuộc trao đổi với ông Bùi Công Anh – Phó Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh Thanh Hóa về vấn đề này:

Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP giai đoạn 2021-2025: Những điểm mới và khó khăn khi thực hiện

Ngày 24-2-2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 148/QĐ-TTg về Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Trong đó điều chỉnh, bổ sung những yêu cầu nhằm phù hợp với mục tiêu phát triển Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025 và phù hợp với thực tiễn ở các địa phương. Quyết định này thay thế Quyết định số 1048/QĐ-TTg về Bộ tiêu chí OCOP giai đoạn 2018-2020 mà các địa phương vẫn đang áp dụng trước đó.

Nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là quá trình liên tục, lâu dài, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, những năm qua, cấp ủy đảng các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giữ vững và nâng cao chất lượng, hiệu quả các tiêu chí NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.

Phát triển vùng trồng cây ăn quả theo hướng bền vững

Để phát huy tiềm năng đất đai và nhu cầu của thị trường, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang mở rộng diện tích cây ăn quả thay thế cho nhiều cây trồng truyền thống. Đây thực sự là bước chuyển đổi hợp lý, mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, việc chuyển đổi ồ ạt đã dẫn tới tình trạng diện tích cây ăn quả tăng nhanh, tạo áp lực lớn cho khâu tiêu thụ sản phẩm. Do đó, các địa phương cần thận trọng, phát triển, mở rộng diện tích theo quy hoạch, hướng tới nâng cao chất lượng sản phẩm cây ăn quả, bảo đảm sự phát triển bền vững.

Cơ chế, chính sách khuyến khích làm động lực xây dựng nông thôn mới

Ngoài phát huy sức mạnh nội tại của mỗi địa phương, chính sách và các cơ chế khuyến khích của Trung ương, tỉnh và các huyện có vai trò quan trọng để cấp cơ sở thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (MTQG XDNTM). Việc kịp thời triển khai các chính sách và cơ chế hỗ trợ đã trở thành động lực để các địa phương triển khai có hiệu quả chương trình.

Thêm 8 xã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao

Theo nội dung Quyết định số 787/QĐ-UBND, ngày 10-3-2023 của Chủ tịch UBND tỉnh, Thanh Hóa có thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM); 8 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 1 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu về chuyển đổi số năm 2022.

'Nhìn lại 2 năm thực hiện Chương trình Xây dựng Nông thôn mới' - Bài 3: Nhân lên những mô hình sản xuất theo chuỗi trong xây dựng nông thôn mới

Trong chặng đường xây dựng nông thôn mới (NTM), việc phát triển sản xuất được xem là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt và có tính quyết định thực hiện thành công các mục tiêu. Bởi, yếu tố này không những nâng cao thu nhập người dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn, mà còn tạo nguồn lực để các địa phương thực hiện lộ trình xây dựng NTM theo hướng bền vững. Vì vậy, hầu hết các địa phương xây dựng NTM đều chú trọng đến phát triển sản xuất.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang nghe báo cáo sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn

Chiều 15-2, đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì hội nghị nghe báo cáo sửa đổi, bổ sung một số nghị quyết của HĐND tỉnh thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp huyện Mường Lát.

Những trái ngọt từ Chương trình OCOP

Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ký phê duyệt Chương trình OCOP tại Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 7–5-2018, UBND tỉnh Thanh Hóa có hàng loạt kế hoạch, quyết định phê duyệt và khởi động Chương trình OCOP tỉnh Thanh Hóa, với sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành, địa phương và Nhân dân.