Hôm nay 24/10, tại thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, Hội Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày tỉnhQuảng Trị tổ chức gặp mặt kỷ niệm 30 năm ngày thành lập 27/10 (1994 - 2024). Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hồ Đại Nam tham dự. Nhân dịp này, UVTƯ Đảng, Bộ trưởng Bộ VH, TT&DL Nguyễn Văn Hùng đã gửi lẵng hoa chúc mừng.
Di tích Nhà tù Lao Bảo ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đang xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ trở thành phế tích nếu không có biện pháp bảo vệ và trùng tu kịp thời.
Với nguồn tài nguyên du lịch đặc sắc, riêng có, cùng hệ thống di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng, ngành du lịch Quảng Trị có điều kiện thuận lợi để tạo sự khác biệt, cất cánh bay xa.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho rằng, Quảng Trị có nhiều tiềm năng, lợi thế để trở thành tỉnh phát triển khá của vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung.
Hiện nay, mô hình du lịch nông nghiệp đang phát triển mạnh mẽ ở Quảng Trị, đặc biệt là tại huyện miền núi Hướng Hóa, từ đó thúc đẩy sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông thôn, góp phần thực hiện hiệu quả, bền vững các tiêu chí nông thôn mới (NTM).
Thiếu tướng, Anh hùng lực lượng vũ tranh nhân dân Võ Bẩm là một trong những người tiên phong 'khai sơn phá thạch' đường Trường Sơn (hay đường Hồ Chí Minh) - con đường huyền thoại, đóng vai trò vô cùng quan trọng vào thắng lợi mùa Xuân 1975.
Nằm cuối con đường mang tên nhà chí sĩ yêu nước Lê Thế Tiết, nhà đày Lao Bảo (Hướng Hóa, Quảng Trị) trầm mặc hơn trăm năm tuổi bên dòng sông Sê Pôn. Ở đây, có những câu chuyện được văn bản hóa về tội ác man rợ của thực dân Pháp từ thế kỷ trước đến những lời truyền miệng đầy linh thiêng của du khách hôm nay...
Xã Tịnh Khê (TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) là mảnh đất quật cường, giàu truyền thống yêu nước, sản sinh ra nhiều con người tài ba như Trương Định, Trương Đăng Quế, Trương Quang Giao…, và Thiếu tướng Võ Bẩm người tiên phong 'khai sơn phá thạch' mở đường Trường Sơn huyền thoại.
Hơn nửa thế kỷ trước, Khe Sanh (Hướng Hóa, Quảng Trị) là chiến trường vô cùng khốc liệt.
Là chốn Kinh đô của Triều Nguyễn, Huế mang trong mình rất nhiều di chỉ văn hóa - lịch sử quý, mà chính quyền và Nhân dân Huế không thể không quan tâm giữ gìn, bảo vệ và khai thác mọi lợi thế trong công cuộc xây dựng và phát triển thành phố Huế thành trung tâm văn hóa nổi tiếng của cả nước.
Nỗi nhớ ấy từ giọng hát của thầy giáo Hồ Xuân Long ở thị trấn Khe Sanh. Ông kể chuyện những cô gái Vân Kiều đi hát Sim và khao khát nỗi tình muốn gửi trao cho người mình yêu. Giọng ông trầm khê vì thuốc lá nao nao âm hưởng tình ca: 'Bóng em lấp lánh như sao mới mọc/ Dáng em lấp lánh như vầng trăng đêm mười sáu/ Ta đi tìm em. Em ơi!...'. Ông là người có công biên soạn con chữ cho người Vân Kiều nên nghe ngọt tới con tim.
Huyện Hướng Hóa có nhiều di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng được du khách trong nước và thế giới biết đến như Nhà tù Lao Bảo, Sân bay Tà Cơn, Cứ điểm Làng Vây... Đặc biệt, di tích xếp hạng cấp quốc gia Sân bay Tà Cơn gắn với chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh đã ghi dấu ấn trong lịch sử là thất bại thảm hại nhất của quân đội Mỹ trên chiến trường Việt Nam ở thế kỷ XX. Đây là lợi thế của huyện Hướng Hóa để khai thác, phát huy giá trị các di tích trong giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, đồng thời quảng bá hình ảnh, tiềm năng về văn hóa, du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Thời gian qua, Huyện đoàn Hướng Hóa phối hợp với các chương trình, dự án, đơn vị liên quan và trường học ở địa phương tổ chức nhiều hoạt động truyền thông cao nhận thức, kỹ năng về phòng tránh bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh và tai nạn thương tích cho thiếu nhi ở địa phương. Qua đó, giúp các em biết cách bảo vệ bản thân và những người xung quanh; quan tâm, chia sẻ khó khăn, hoạn nạn với những nạn nhân do thiên tai, hậu quả chiến tranh gây ra.
Nhân kỷ niệm 55 năm ngày truyền thống, Đội Thanh niên xung phong (TNXP) N237, Ban Xây dựng 67 Trường Sơn đã tổ chức cho cán bộ, hội viên thăm lại chiến trường Trường Sơn, giao lưu, tặng quà cho một số bản thuộc vùng sâu, vùng xa, dâng hương tri ân đồng chí, đồng đội đã ngã xuống cho sự trường tồn của dân tộc.
Bên cạnh việc học lý thuyết tại lớp, hiện nay, có một số trường học triển khai cho học sinh học văn hóa, lịch sử qua những trải nghiệm thực tế tại các di tích lịch sử, làng nghề, nhà văn hóa truyền thống, rạp chiếu phim... Hình thức học tập này mang lại cho học sinh những cảm nhận mới mẻ, lý thú với kiến thức cần tiếp thu.
Ngày 1/1/2024 là tròn 110 năm Ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. Bí danh Nguyễn Chí Thanh là do Bác Hồ đặt cho người học trò xuất sắc của mình. Những ngày này, tại Thừa Thiên Huế - quê hương nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm, cũng là nơi đã nuôi dưỡng, hun đúc tinh thần, ý chí cách mạng của đồng chí Nguyễn Chí Thanh, đã diễn ra nhiều hoạt động để tướng nhớ đến vị Đại tướng tài ba…
Với 53 tuổi đời, hơn 30 năm cống hiến cho Đảng và Nhân dân, cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là tấm gương sáng của người cộng sản kiên trung, mẫu mực, nhà lãnh đạo tài năng, người con ưu tú của dân tộc, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là tấm gương sáng ngời của một người cộng sản kiên trung, mẫu mực. Một nhà lãnh đạo tài năng, một người con ưu tú của dân tộc, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tên khai sinh là Nguyễn Vịnh, sinh ngày 1.1.1914 trong một gia đình nông dân tại thôn Niêm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên (nay là Thừa Thiên Huế).
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - người cộng sản kiên cường, tuyệt đối trung thành, tận tụy với Đảng, với nước, với nhân dân; người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; một nhà lãnh đạo tài năng, đức độ, có uy tín của Đảng và cách mạng Việt Nam.
Ngày 1/1/2024 kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1/1/1914 - 1/1/2024) – Người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (01/01/1914 - 01/01/2024).
Sinh ra ở vùng quê giàu truyền thống cách mạng, lại là con của gia đình nhà Nho yêu nước, ông Nguyễn Văn Hồ (1908-1984) người làng Phong Cốc, tổng Thử Cốc, phủ Thiệu Hóa (nay là xã Xuân Minh, Thọ Xuân) đã sớm được đến trường học chữ Hán. Tham gia cách mạng khi vừa tròn 18 tuổi, 3 lần bị địch bắt giam, nhưng ông vẫn một lòng trung kiên với cách mạng, với Đảng, với Nhân dân.
Đây là tỉnh có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất Việt Nam, thuộc khu vực Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Ngày 18/8, Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Trị phối hợp với Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh huyện Hướng Hóa, Công ty Cổ phần LIG - Hướng Hóa 1 và cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức trao nhà đồng đội cho gia đình 2 quân nhân và 1 gia đình có công với cách mạng có hoàn cảnh khó khăn.
Lâu nay, Hướng Hóa mang đầy đủ tính chất đặc trưng của một địa phương phát triển theo mô hình kinh tế miền núi gắn với điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng và tập quán canh tác của người dân. Những năm gần đây, cùng với việc tập trung khai thác vị trí chiến lược án ngữ trên một phần đất đai rộng lớn phía Tây của tỉnh, tiếp giáp với nước Lào qua Quốc lộ 9 và Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, đặc biệt là từ khi Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) nối Myanmar, Thái Lan, Lào về Việt Nam qua Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo được khơi thông, huyện Hướng Hóa được xác định là điểm đầu cầu về phía Việt Nam trên tuyến EWEC. Do vậy, những cơ hội chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hội nhập kinh tế, thu hút đầu tư… cũng đã mở ra, đem lại cho Hướng Hóa nhiều lợi thế và triển vọng để phát triển một nền kinh tế đa dạng, hiệu quả, bền vững.
Chiến thắng Đường 9 – Khe Sanh đã đưa Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) trở thành huyện đầu tiên của chiến trường miền Nam hoàn toàn được giải phóng. Qua 55 năm, vượt lên từ những đau thương, mất mát do hậu quả của chiến tranh, Hướng Hóa đổi thay từng ngày. Nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch phù hợp với tiềm năng lợi thế của từng vùng, từng địa phương.
Hạng mục 'Tưởng niệm' thuộc công trình 'Bảo tồn, phục dựng và tôn tạo nhà tù Lao Bảo' (Di tích lịch sử cấp quốc gia nhà tù Lao Bảo, thị trấn Lao Bảo, Hướng Hóa, Quảng Trị) có mức kinh phí đầu tư xây dựng 6,3 tỉ đồng, trong đó vốn ngân sách 3,3 tỉ đồng, số tiền còn lại từ nguồn xã hội hóa.
Tôi luôn cho rằng, viết báo không dễ và dấn thân vào nghề báo cũng là quyết định dũng cảm của nhiều người.
Địa đạo Vịnh Mốc là một trong 114 địa đạo lớn, nhỏ được đào trên toàn huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị. Năm 2014, di tích địa đạo Vịnh Mốc được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, một số công trình, dự án đầu tư tại khu di tích này hiện chưa thật sự phát huy được hiệu quả, gây lãng phí khiến người dân và cả những người quản lý không khỏi băn khoăn trăn trở.
Nhiều công trình trưng bày bảo tàng, nhà tưởng niệm tại các di tích lịch sử ở Quảng Trị được đầu tư xây dựng bề thế nhưng không phát huy được công năng, gây lãng phí hàng tỷ đồng.
Những công trình trưng bày bảo tàng, tưởng niệm tại các di tích lịch sử ở Quảng Trị được xây dựng bề thế nhưng không có gì để trưng bày bên trong. Điều đó khiến nhiều công trình không phát huy được công năng, gây lãng phí và có dấu hiệu hư hỏng, xuống cấp.
Quảng Trị là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, yêu nước và cách mạng, có vị trí chiến lược quan trọng trong lịch sử dựng nước và các cuộc kháng chiến giữ nước của dân tộc. Vậy nên, nhiều địa danh trên mảnh đất này đã đi vào lịch sử với những chiến công lẫy lừng.
Để nâng cao hiệu quả giáo dục cho học sinh không chỉ về kiến thức, Trường THPT Hướng Hóa chú trọng giáo dục kỹ năng qua hoạt động trải nghiệm.
Di tích nhà tù Lao Bảo được biết đến là một trong 5 nhà tù lớn nhất Đông Dương, nổi tiếng tàn khốc, nơi giam cầm những chiến sĩ cách mạng kiên trung...
Tại vùng núi Hướng Hóa, Quảng Trị có nhiều điểm du lịch sinh thái, vườn hoa tuyệt đẹp, thu hút hàng chục nghìn lượt khách tham quan dịp Tết.
Sau hơn 4 thập niên xây dựng và phát triển, bằng sự giúp đỡ của Trung ương, tỉnh nhà và bằng sức người, sức của người dân ở miền sơn cước, giờ đây Lao bảo mang dáng dấp 'Một đô thị vàng trên miền sơn cước' và hướng đến đô thị loại IV giai đoạn 2021 - 2025.
Mỗi một cửa khẩu lại mang một sắc thái riêng rất đáng để khám phá.
Với chủ đề 'Khơi dậy tiềm năng – phát triển bền vững', sáng nay 15/9, UBND huyện Hướng Hóa tổ chức hội thảo phát triển du lịch nhằm đánh giá thực trạng, tiềm năng lợi thế và tìm ra các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn thúc đẩy du lịch địa phương phát triển.
Mỗi một cửa khẩu lại mang một sắc thái riêng rất đáng để khám phá.
50 năm đã qua đi nhưng trong ký ức của mỗi người chiến sĩ từng gia chiến đấu chiến trường Thành cổ Quảng Trị vẫn còn vẹn nguyên. Nơi đó có ký ức, có tự hào, có đau thương và bom đạn, máu xương đồng đội đã ngã xuống trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước để giành độc lập, tự do cho dân tộc.
Phát huy truyền thống tốt đẹp 'Uống nước nhớ nguồn', 'Ăn quả nhớ người trồng cây' của dân tộc ta, những năm qua, Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đã làm tốt công tác giáo dục truyền thống, thực hiện có hiệu quả phong trào 'Đền ơn, đáp nghĩa'. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của các gia đình chính sách trên địa bàn biên giới ngày càng được nâng cao, niềm tin vào chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và lòng tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc được củng cố vững chắc, góp phần xây dựng 'thế trận lòng dân' và 'nền biên phòng toàn dân' trên địa bàn biên giới.
Với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu khá lý tưởng, hiện nay huyện Hướng Hóa đang được đánh giá là địa phương có nhiều tiềm năng và điểm đến của các nhà đầu tư trên lĩnh vực nông nghiệp, tập trung vào những loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao như mắc ca, cây ăn quả, cây dược liệu... Trong những năm qua, ngành nông nghiệp Hướng Hóa đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, tốc độ phát triển đạt khá, giá trị sản xuất tăng lên mỗi năm; sản xuất nông nghiệp được đầu tư thâm canh, chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đem lại năng suất, chất lượng cao; kết cấu hạ tầng nông thôn được tăng cường, góp phần nâng cao thu nhập, đời sống cho nông dân.