Năm 2022, TP. Hà Nội đã có 50.000 con bò cái nền F1 BBB với hơn 30.000 hộ nông dân được hưởng lợi từ dự án lai tạo giống bò BBB.
TTH - Được xem như trái tim của Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, cảng Chân Mây có tiềm năng lớn trong vận tải biển, trung chuyển quốc tế. Việc thu hút tàu hàng container qua cảng sẽ là bước đột phá để hiện thực hóa tiềm năng của cảng biển này, góp phần vào phát triển kinh tế địa phương trong tiến trình xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 17/2022/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về các biện pháp lâm sinh.
Bộ Nông nghiệp và PTNT trả lời cử tri Gia Lai về hỗ trợ giống cây trồng kháng bệnh.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2022 chậm lại khiến giới quan sát lo ngại rằng xu hướng tăng trưởng cao kéo dài trong nhiều năm của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang dần kết thúc.
Cuộc chia tay Mỹ-Trung Quốc có phải thực sự là điều không thể tránh khỏi? Và kinh tế Trung Quốc có thể vượt bẫy thu nhập trung bình thành công?
Sau 3 năm thực hiện đề tài 'Nghiên cứu tuyển chọn bộ giống atiso chất lượng cao tại Lâm Đồng' do Sở Khoa học và Công nghệ giao, nhóm các nhà khoa học Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên đã giải quyết được vấn đề thoái hóa giống cây atiso ở Lâm Đồng. Các nhà khoa học đã tiến hành đánh giá hiện trạng các giống atiso đang trồng, nghiên cứu nhân giống bằng nhiều phương pháp, phân tích hàm lượng hợp chất ở cây atiso trong từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của từng giống. Qua đó, đã thực hiện phục tráng 2 giống atiso (giống ăn tươi A85, giống chế biến A80) với số lượng mỗi giống 1.000 cây đạt chất lượng tốt, đồng đều, tỷ lệ sống cao và thích nghi tốt với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng. Cả 2 giống đều được thực hiện bằng quy trình nhân giống nuôi cấy mô với 2 mô hình trình diễn 200 m2, cây giống có khả năng thích nghi và phát triển tốt. Năng suất cây phục tráng cao hơn 20 - 30% so với các giống atiso đang trồng hiện nay.
Trong những năm gần đây, bên cạnh phát triển các loài cá bản địa, ngành thủy sản đã quan tâm đến việc nhập nội các loài cá nước lạnh có giá trị kinh tế cao như: cá tầm, cá hồi, cá trắng… Các đối tượng nuôi mới này được chứng minh là có giá trị kinh tế cao và phù hợp với điều kiện tự nhiên của nhiều vùng miền nước ta, nhất là các tỉnh vùng núi phía Bắc và Tây nguyên, góp phần khai thác có hiệu quả tiềm năng diện tích mặt nước lạnh.
Chiều 9.7, phường Chí Minh (Chí Linh) tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm 694 năm ngày mất Huệ Vũ đại vương Quốc Phụ Thượng tể Trần Quốc Chẩn (12.6.1328-12.6.2022 âm lịch).
TTH - Giống lúa mới JO2 chất lượng cao được Trung tâm Khuyến nông (TTKN) tỉnh sản xuất thí điểm tại huyện Quảng Điền trong vụ đông xuân với diện tích 5ha, năng suất bình quân 65-70 tạ/ha.
Một nhà kho với cả trăm nghìn mỹ phẩm không rõ nguồn gốc vừa được cơ quan quản lý thị trường phát hiện, bắt giữ.
Từ một sự khâu nối tình cờ, Cơ sở phát triển cây nông nghiệp và dược liệu của anh Trần Huy, ở thôn Xuân Lâm, xã Triệu Nguyên, huyện Đakrông đã được Trung tâm Thực nghiệm sinh học Nông nghiệp công nghệ cao - Viện Di truyền nông nghiệp lựa chọn để triển khai sản xuất thí điểm giống lạc đen CNC1. Đây là mô hình sản xuất giống lạc đen đầu tiên trên địa bàn tỉnh. Qua vụ sản xuất đầu tiên, dù gặp nhiều điều kiện bất lợi do thời tiết, mô hình đã đem lại hiệu quả tích cực, hứa hẹn nhiều triển vọng khi triển khai nhân rộng trong vụ mùa tới.
Sau thời gian trồng thử nghiệm, cả 2 giống nho sữa Hàn Quốc và nho Ngón tay đen đều sinh trưởng khỏe, thích nghi tốt với điều kiện khí hậu khô nóng, thổ nhưỡng của Ninh Thuận, cây dễ ra bông đậu quả.
Nhằm tạo ra các công nghệ và sản phẩm mới, có tính ứng dụng cao, phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp – phát triển nông thôn, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam quyết định đầu tư lớn vào công tác nghiên cứu.
Sau nhiều năm sử dụng nguồn vật liệu các giống dâu tây nhập nội từ Hàn Quốc và một số giống dâu tây đang được canh tác tại địa bàn Đà Lạt và các vùng phụ cận, Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau và Hoa thuộc Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam tại Đà Lạt đã tiến hành lai tạo hàng trăm tổ hợp lai, khảo nghiệm, đánh giá chọn lọc các dòng chọn dâu tây có triển vọng nhân rộng trên địa bàn.
Tiềm năng phát triển cây mắc ca tại Lạng Sơn được nhiều chuyên gia đánh giá cao bởi địa phương có điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu tương đối thích hợp với loài cây này.
Để đáp ứng nhu cầu nguồn giống cây trồng chủ lực chất lượng cao, trong thời gian tới, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng cần có những giải pháp nâng cao năng lực nghiên cứu và sản xuất theo hướng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật hiện đại, nhằm phục vụ kịp thời và hiệu quả việc cơ cấu lại sản xuất trên các vùng nông nghiệp tỉnh.
Ngành Nông nghiệp Lâm Đồng đã thông qua kế hoạch mở rộng diện tích trồng hoa đến năm 2025 và đạt 11.300 ha, tăng 2.350 ha so với năm 2021, tương ứng với tổng sản lượng khoảng 4,1 tỷ cành.