Ngày cuối Thu, khi đi lướt qua chợ quê, tôi bắt gặp những bà, những chị bán từng rổ cốm thơm nồng nàn. Hương cốm thơm đã đưa tôi trở về với ký ức những ngày xa xưa. Ngày ấy, khu phố thị nhộn nhịp của gia đình tôi bây giờ vẫn là vùng đất vắng, trước cửa nhà có rất nhiều chân ruộng cấy lúa, trồng màu. Vào vụ mùa, người dân ở đây không chỉ cấy lúa tẻ mà còn cấy thêm một vài thửa ruộng lúa nếp để lấy gạo ăn Tết.
Tôi sinh ra từ làng, lớn lên cùng cánh đồng mỗi năm 2 vụ chính. Thuở ấu thơ, tôi và cánh đồng cùng đi qua những mùa mưa nắng, cùng đằm vị mồ hôi chát mặn của cha mẹ và niềm vui lan tỏa của những bữa cơm ngoài đồng.
Tiêu đề của tạp bút này tôi đặt tên 'cây trâm có trái' là muốn nói ngay đến câu đồng dao mà tuổi thơ gần như đứa trẻ nào của quê tôi cũng làu làu thuộc: 'Trời mưa lâm râm, cây trâm có trái, con gái có duyên, đồng tiền có lỗ...'. Cũng chẳng hiểu vì sao, cây trâm bây giờ không còn nhiều ngay cả ở vùng đồi trung du xứ Quảng quê tôi.
Có một cụ già người dân tộc Pa Cô tuổi 'thất thập cổ lai hy', nhưng vẫn dẻo dai lên núi bứt mây, đốn tre nứa; ngày ngày cần mẫn ngồi chẻ tre, đan gùi, đan nong nia. Nhiều người dân xã Hồng Thủy (A Lưới) gọi ông Hồ Xuân Bột là người cao tuổi 'đan bình yên' bằng sự chăm chỉ và tình yêu lao động, là tấm gương để con cháu noi theo.
Nghề đan gùi là truyền thống lâu đời của người M'Nông, một dân tộc thiểu số sống chủ yếu ở vùng Tây Nguyên Việt Nam. Gùi không chỉ là vật dụng hàng ngày mà còn mang giá trị văn hóa, tinh thần sâu sắc. Nghề đan gùi không chỉ đòi hỏi sự khéo léo và kiên nhẫn mà còn là sự kết hợp hài hòa giữa kinh nghiệm truyền thống và sự sáng tạo. Mỗi chiếc gùi là một tác phẩm nghệ thuật, thể hiện sự tinh tế và tâm huyết của người M'Nông.
Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái 'con sâu' ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Sự việc gần 3.500 ha khoai lang tại huyện Phú Thiện vào vụ thu hoạch bị rớt giá thảm đang nhận được sự quan tâm của dư luận… Nghĩ đến hàng vạn tấn khoai lang tồn đọng, người viết bỗng nhiên nhớ đến một món ăn dân dã làm từ khoai ở một số vùng quê xưa như... củ chà.
Những ngày còn đủ ba má, dẫu còn rất nhỏ nhưng tôi còn nhớ mùa tết rộn ràng bắt đầu từ đầu tháng Chạp.
Giàu - sang đi liền nhau. Giàu không hẳn dễ, khoe giàu không khó. Sang cần thời gian hơn cần tiền bạc. Sang, có được, nhiều khi từ sự chừng mực trong sự dùng.
Buôn Dơng Bắk là nơi duy nhất trên Tây Nguyên còn duy trì nghề làm gốm thủ công của người M'Nông. Đây cũng là niềm tự hào về nét đẹp văn hóa giàu bản sắc dân tộc.
Mùa xuân này bà Triệu Mùi Say đã 75 tuổi. Thời gian như bóng câu qua cửa, em bé người Dao ngày nào nay đã trở thành một bà lão. Câu chuyện của bà Say bắt đầu từ mùa xuân năm 1958, cách nay tròn 66 năm...
Đất Quảng Bình trước đây ở đâu cũng cát trắng chang chang, chỉ có trồng khoai lang chống đói là hợp. Bởi thế mà vùng quê này từng 'chết danh' với câu hát 'Quảng Bình… khoai khoai toàn khoai'. Nhưng giờ đây, khoai đã thành đặc sản theo chân du khách đi muôn nơi.
Vừa về đến đầu làng, bước chân thôi thúc tôi đến nhà em dẫu biết chẳng để làm gì nữa khi người ấy đã sang sông.
Vậy là mưa đã về, mùa câu sông của anh em mình cũng đã đến… Nhưng anh đâu còn! Anh đã xa chúng em mãi mãi, đã không hiện diện trên cõi đời này nữa rồi!
Tôi sinh ra và lớn lên từ làng, nơi có lũy tre xanh rì rào khăng khít, nơi ôm ấp tôi từ thuở ấu thơ đầu trần chân đất, nơi thật thà chất phác với ruộng đồng vàng hươm, đươc dòng kênh miệt mài tưới tắm...
Làng tôi bên sông Cầu. Đôi bờ tre xanh ngát la đà thả gió vào lênh lang sóng. Từ bến sông, tre nối nhau bao bọc quanh làng, len vào từng ngõ nhỏ. Trưa Hè, tre khỏa bóng lên mái tranh nghèo những chùm hoa nắng.
'Đặc sản' của làng cổ Gò Cỏ chính là nét hoang sơ gần như chưa nhuốm 'bụi trần'.
Sáng nay, lũ trẻ đến trường làng trên con đường bê tông mới đổ trước tết trong làn gió lành lạnh thoang thoảng hương xoan. Hai bên đường, những bông hoa xuyến chi bung nở đẹp mê đắm những tâm hồn non tơ… Phía cuối làng, hàng xoan cổ đã bung nở những chùm hoa thật đẹp tím ngát xen kẽ trong lộc nõn vừa nhú… Nhìn lũ trẻ giơ tay hứng 'trận mưa hoa' xen lẫn hơi sương trong làn gió phất phơ thật quyến rũ… làm tôi chạnh nhớ những mùa xoan của tuổi thơ xứ Mường…
Căn nhà nhỏ của nhà thơ Vũ Quần Phương ở tầng cao của một khu chung cư, ông mang về đó cả một không gian sống hoài niệm của mình, những bộ bàn ghế khảm trai, những sập gụ, tủ chè, kỷ vật... dù ông bảo nó không phù hợp lắm với không gian hiện đại. Nhưng ông là vậy, con người luôn tình cảm, ân tình với quá khứ. Và câu chuyện vào những ngày cuối năm cũng không tránh khỏi những hoài nhớ, ngậm ngùi...
Bốn mùa đi qua đều mang lại vẻ đẹp riêng khiến lòng người ngẩn ngơ, yêu mến. Với tôi, khi mùa đông đến là những kí ức gần xa bỗng ùa về, khiến lòng thêm bồi hồi, thương nhớ. Dường như như có điều chi vương vấn, tôi cứ yêu thích những sớm mùa đông đến lạ…
Đêm mười sáu trăng tròn và sáng tỏ, mọi người đang chìm trong giấc ngủ! Bỗng nghe tiếng cụ Từ hốt hoảng 'Ối làng nước ơi! Dậy cứu ông trăng! Mặt trời ăn mất ông trăng rồi!'.
Dưa cải lê là loại rau làm nên món đặc sản dưa muối làng Lê Xá, xã Yên Thái, huyện Yên Định. Người Yên Định, người xứ Thanh lấy làm tự hào bởi món ăn dân dã này từng được dùng để tiến Vua vào thời xa xưa.
Ít ai biết tại làng quê Kim Chính, Kim Sơn, Ninh Bình đang có bảo tàng tư nhân - nơi lưu giữ và trưng bày hàng ngàn hiện vật thời chiến tranh.
Nhà nào ở vùng quê cũng có chái bếp sau nhà. Nơi thân thuộc nhất mà mỗi đứa con xa quê nhớ tới là nhiều kỉ niệm ứa nước mắt.
Giữa không gian bề bộn tại xưởng đan nhỏ trước hiên nhà, mùi mây tre nứa phảng phất tiếng cưa, tiếng chẻ nan lách cách, suốt mấy chục năm qua, ông Trần Văn Thanh, tổ 9, phường Tân Hà (TP Tuyên Quang) vẫn bền bỉ sáng tạo nên những sản phẩm mây tre đan độc đáo để mang đến người tiêu dùng và du khách gần xa. Bao lâu nay, người nghệ nhân gần 70 tuổi vẫn luôn đau đáu với hành trình truyền nghề đến những bản làng vùng cao.
'Cho con gánh mẹ một lầnCả đời mẹ đã tảo tần gánh con…'
Khai thác nội lực của địa phương là làm các sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ một cách có trọng tâm, nâng tầm sản phẩm. Ðây không phải là câu chuyện xa vời trong nhiều làng ven biển miền trung.
Nhờ giọng hát đẹp cùng khả năng sáng tạo lời hát trên nền nhạc dân ca Jrai, nghệ nhân Kpă Bum (buôn Gum Gốp, xã Ia Rmok, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) được đi biểu diễn nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người, đặc biệt là những người anh hùng như Bok Núp, Kpă Klơng.
Một sáng mùa xuân lất phất mưa, tôi có chuyến công tác về xã Đak Song (huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai). Từ phòng làm việc của UBND xã, tôi nghe tiếng chiêng xa gần, trầm bổng. Nhẩm tính, cũng đến mùa ăn tháng uống ngày, say đắm pơ thi trên cao nguyên bazan: mùa ning nơng, nên tôi cất bước tìm đến.
Nhà cũ cha mẹ để lại con đã phá đi rồi để xây ngôi nhà mới tiện nghi, hợp với cuộc sống hiện đại của nông thôn mới. Cha mẹ cũng đã nương theo hương khói về cùng tiên tổ. Cuộc sống hối hả trong vòng quay xô bồ của cơm áo, gạo tiền.
'Đặc sản' của làng cổ Gò Cỏ chính là nét hoang sơ gần như chưa nhuốm 'bụi trần'.