Tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong tình hình mới

Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo, được thành lập ngày 18/11/1930. Trải qua 92 năm phát triển và trưởng thành, với những tên gọi khác nhau, từ Hội Phản đế đồng minh, hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày nay; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phát huy truyền thống đoàn kết quý báu của dân tộc, nhân lên gấp bội tinh thần yêu nước của người Việt Nam trong mọi hoàn cảnh, đoàn kết, tập hợp các tầng lớp nhân dân thành một lực lượng hùng mạnh để đánh đuổi thực dân, đế quốc xâm lược, giành lại độc lập cho Tổ quốc, ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh, đem lại tự do, hạnh phúc cho Nhân dân; đóng góp sức người, sức của thực hiện thắng lợi các mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Đồng chí Võ Văn Kiệt – một đời vì dân

Ngày 23/11/2022 này kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Võ Văn Kiệt. Với 86 tuổi đời, gần 70 năm tuổi Đảng, con người tràn đầy nhiệt huyết ấy đã để lại cho đời hình ảnh một nhà lãnh đạo kiên cường, tràn đầy năng lượng, đậm chất cách mạng, chất người, có tư duy đổi mới, sâu sát thực tiễn và hành động quyết liệt vì lợi ích nhân dân. Sức cảm hóa, quy tụ nhân tâm và sự truyền lửa, thắp sáng niềm tin nơi ông đối với người dân, đặc biệt với lớp trẻ rất sâu sắc và mạnh mẽ.

Kỳ 1: Chú Sáu Dân trong lòng mọi người

Nhớ đến cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, mọi người nhắc đến tên gọi thân thương 'Chú Sáu Dân' bởi tính cách, con người 'dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm'. Với người dân cả nước, Thủ tướng Võ Văn Kiệt được nhân dân biết đến là người mang tư duy sáng tạo cho công cuộc đổi mới. Với người dân TPHCM, những công trình, những cống hiến của ông luôn gieo vào lòng người dân sự biết ơn vô hạn.

Công tác dân vận góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng

Ngay từ khi thành lập, Đảng ta đặc biệt coi trọng công tác dân vận, đã khẳng định: Sức mạnh của cách mạng ở nơi dân. Đảng phải dựa vào dân để làm cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhắc nhở: 'Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công'. Trải qua 92 năm ra đời, phát triển và đồng hành cùng dân tộc, công tác dân vận luôn là một bộ phận quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng.Trải qua các thời kỳ cách mạng, cơ quan làm công tác dân vận với những tên gọi khác nhau: Ban Chuyên môn về từng giới vận (1930 - 1945 và 1951 - 1962), Ban Mặt trận và các tiểu Ban vận (1962 - 1976), Ban Dân vận - Mặt trận (1976 - 1980), Ban Dân vận (1947 - 1951 và từ 1981 đến nay), nhưng chức năng, nhiệm vụ chung không thay đổi, là cơ quan tham mưu cho Đảng về công tác vận động quần chúng.CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VÀ NGUỒN GỐC SỨC MẠNH CỦA ĐẢNG

Đồng chí Lê Hồng Phong với cuộc vận động thành lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương

Đồng chí Lê Hồng Phong tên thật là Lê Huy Doãn, sinh năm 1902 tại xã Thông Lạng (nay là xã Huy Thông) huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Lớn lên trong cảnh nước mất, nhà tan, Lê Hồng Phong đã sớm có lòng yêu nước và ý chí cách mạng. Ông là một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là một trong những cán bộ lãnh đạo lớp đầu tiên của cách mạng nước ta.

Tổng Bí thư Lê Hồng Phong - người con ưu tú của dân tộc Việt Nam

Sáng 6/9, tại Nghệ An Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh của Tổng Bí thư của Đảng, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam.

Những người phụ nữ góp phần làm nên Mùa thu tháng Tám lịch sử

Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, Đảng Cộng sản đã huy động hàng triệu phụ nữ cùng toàn dân đưa cách mạng đến thắng lợi, mở ra kỷ nguyên độc lập khi ngày 2/9/1945, nước Việt Nam chính thức có tên trên bản đồ thế giới.

Bài học về sức dân ở Nam Bộ trong Cách mạng Tháng Tám 1945

Đúng 77 năm trước, sáng ngày 2-9-1945 đông đảo nhân dân Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ lân cận với hàng chục vạn người kéo về tập trung xung quanh quảng trường Norodom (nay là đại lộ Lê Duẩn - Phạm Ngọc Thạch - Quận 1) hưởng ứng lời tuyên thệ quyết tâm giành chính quyền, bảo vệ chính quyền cách mạng đã về tay nhân dân Sài Gòn và Nam Bộ.

Cách mạng Tháng Tám 1945 - Biểu tượng sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Tháng Tám 1945, chớp thời cơ 'ngàn năm có một', dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh, nhân dân ta không phân biệt giàu nghèo, giai tầng, không phân biệt tôn giáo, xu hướng chính trị vùng lên tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa 'long trời, lở đất' giành chính quyền trên phạm vi cả nước, mở ra kỷ nguyên cho đất nước.

Đồng hành với sự phát triển của Công đoàn Việt Nam

Tháng 6/1929, Đông Dương Cộng sản Đảng ra đời đã liên kết Công hội Đỏ ở các cơ sở và giao cho đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, Ủy viên lâm thời Đông Dương Cộng sản Đảng triệu tập Đại hội thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ (tiền thân của tổ chức Công đoàn Việt Nam) vào ngày 28/7/1929 tại nhà số 15 phố Hàng Nón, thành phố Hà Nội. Đại hội bầu ra Ban Chấp hành lâm thời, đứng đầu là đồng chí Nguyễn Đức Cảnh; quyết định thành lập Báo Lao động và Tạp chí Công hội đỏ làm cơ quan tuyên truyền của Công hội đỏ.

Tự hào 93 năm Công đoàn Việt Nam

93 năm xây dựng và phát triển, trải qua 12 kỳ đại hội, với các tên gọi khác nhau: Công hội Đỏ, Nghiệp đoàn ái hữu, Hội Công nhân phản đế, Hội Công nhân cứu quốc, Tổng Công đoàn Việt Nam và nay là Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, tổ chức Công đoàn và giai cấp công nhân Việt Nam không ngừng lớn mạnh, với hơn 10 triệu đoàn viên, đang có mặt trong tất cả các ngành nghề, các thành phần kinh tế, tham gia đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Nguyễn Văn Cừ - tầm cao người cộng sản về lý luận và thực tiễn trong chỉ đạo cách mạng Việt Nam

Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ sinh ngày 9-7-1912 quê ở thôn Cẩm Giàng, Đồng Nguyên, Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Là hậu duệ của Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã tham gia hoạt động cách mạng từ rất sớm ngay tại quê hương mình.

Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ: Nhà lý luận xuất sắc của Đảng

Đồng chí Nguyễn Văn Cừ sinh ngày 9/7/1912 trong một gia đình nhà nho nghèo, có truyền thống khoa bảng ở làng Phù Khê, xã Phù Khê, huyện Từ Sơn, nay là phường Phù Khê, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, là hậu duệ đời thứ 17 của đại thi hào - danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi.