Chiều 17-10, Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV) tổ chức họp mặt nữ viên chức, người lao động, cộng tác viên chuyên trách nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20-10- 1930 - 20-10-2024).
Chủ tịch Hồ Chí Minh - người sáng lập, lãnh đạo, rèn luyện Ðảng Cộng sản Việt Nam; người khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kiến trúc sư vĩ đại và linh hồn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Người là vị cứu tinh của dân tộc, đã mở ra thời đại mới cho dân tộc ta: Thời đại độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Chiều 16/10, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Triển lãm trưng bày ảnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc và kết quả công tác Mặt trận nhiệm kỳ 2019 - 2024.
Chiều 16-10, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam khóa IX khai mạc triển lãm ảnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc và kết quả công tác Mặt trận nhiệm kỳ 2019-2024. Đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam dự và cắt băng khai mạc.
Chiều ngày 16/10, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức Lễ Khai mạc triển lãm trưng bày hình ảnh khối Đại đoàn kết toàn dân tộc và kết quả công tác Mặt trận nhiệm kỳ 2019-2024 với chủ đề 'Phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc'.
Qua 94 năm xây dựng và phát triển, công tác dân vận luôn được Đảng ta xác định là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng. Công tác dân vận trong mỗi giai đoạn có nội dung, phương thức khác nhau nhưng đều nhằm tập hợp, vận động, phát huy sức mạnh của các tầng lớp Nhân dân vào các phong trào cách mạng, thi đua yêu nước; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với dân, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng, đất nước và mỗi địa phương.
Dân vận và công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng nước ta, là điều kiện quan trọng đảm bảo cho sự lãnh đạo của Đảng và củng cố, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân.
Dân vận và công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng nước ta; là điều kiện quan trọng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và củng cố, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân.
Phát huy truyền thống 94 năm ngành công tác dân vận của Đảng, với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của BCH Đảng bộ tỉnh, BTV Tỉnh ủy và cấp ủy các cấp, phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị, công tác dân vận trên địa bàn Hà Tĩnh không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Qua đó, góp phần quan trọng vào những thành tựu chung của tỉnh nhà, nhân lên niềm tin giữa Đảng, chính quyền và Nhân dân.
Sau khi thành lập Đảng, từ ngày 14 đến 31/10/1930, Hội nghị Trung ương lần thứ nhất đã thông qua Luận cương chính trị, Điều lệ Đảng và các Án nghị quyết về công nhân vận động, nông dân vận động, cộng sản thanh niên vận động, phụ nữ vận động, quân đội vận động, vấn đề cứu tế và đồng minh phản đế. Nghị quyết Trung ương lần thứ nhất chỉ rõ: 'Trong các Đảng bộ thượng cấp (từ thành và tỉnh ủy trở lên) phải tổ chức ra các Ban chuyên môn về các giới vận động'. Từ tháng 10/1930, hệ thống Ban chuyên môn về các giới vận động của Đảng bao gồm: Công vận, Nông vận, Thanh vận, Phụ vận, Quân đội vận, Mặt trận phản đế được ra đời làm nhiệm vụ tổ chức, tập hợp lực lượng, giáo dục, vận động quần chúng Nhân dân tham gia các phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 17/10/2024, Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X sẽ chính thức khai mạc tại Thủ đô Hà Nội. Mặt trận là Dân, Dân là Mặt trận. Trong suốt những năm qua, trải qua các nhiệm kỳ Đại hội, công tác Mặt trận đã và đang thực hiện sứ mệnh đại diện cho quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của Nhân dân để phát huy dân chủ và đồng thuận xã hội.
Tổ chức tiền thân của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra đời từ năm 1930. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các tổ chức tiền thân của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã góp phần quan trọng vào cuộc khởi nghĩa giành độc lập và tham gia 2 cuộc kháng chiến oanh liệt của dân tộc. Từ khi nước nhà thống nhất, Mặt trận của hai miền thống nhất thành Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Tháng 10/1999, nhân kỷ niệm 50 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm 'Dân vận', theo đề nghị của Ban Dân vận Trung ương, Bộ Chính trị (khóa VIII) đã đồng ý lấy ngày 15/10/1930 làm Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng và quyết định chọn ngày 15/10 hằng năm là Ngày 'Dân vận' của cả nước để đẩy mạnh việc học tập và thực hiện những lời dạy của Bác Hồ về công tác dân vận.
Bản tin Mặt trận sáng 14/10 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Sức mạnh của Mặt trận là quy tụ lòng dân và sức dân; Những mốc son lịch sử; Các kỳ Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Trailer: Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 – 2029.
Ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Ðảng Cộng sản Ðông Dương ra Chỉ thị thành lập Hội Phản đế đồng minh - hình thức tổ chức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam. 94 năm qua, trải qua gần một thế kỷ cách mạng, ở mỗi một thời kỳ, mỗi giai đoạn, Mặt trận lại có hình thức tổ chức với tên gọi khác nhau.
Chiều 11-10, Ban Dân vận Tỉnh ủy Gia Lai tổ chức Tọa đàm kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng (15/10/1930-15/10/2024). Đồng chí Phạm Thị Tố Hải-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì buổi tọa đàm.
Ngày 18/11/1930, Hội Phản đế đồng minh, hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam ra đời với mục đích tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân trong mặt trận đấu tranh chống đế quốc, thực dân để giành độc lập dân tộc. Kể từ khi ra đời đến nay, các hình thức, tổ chức của Mặt trận Dân tộc thống nhất có nhiều lần thay đổi để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của từng giai đoạn cách mạng Việt Nam, ngày nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đổi mới tổ chức, bộ máy của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong tình hình mới là nhiệm vụ cấp bách, bức thiết, bảo đảm tính khoa học, thực tiễn và khả thi trong quá trình tổ chức, thực hiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam góp phần quan trọng vào thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.
Ngày 2/10, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai và các đại biểu Quốc hội đã thăm, tặng quà người dân chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đan Phượng; công nhân lao động trên địa bàn huyện Sóc Sơn.
Dân vận và công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với cách mạng nước ta.
Được sự đồng ý của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 sẽ diễn ra trong các ngày 16, 17 và 18/10/2024 tại Thủ đô Hà Nội. Trước đó, Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành Đề cương tuyên truyền Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029. Ban Biên tập trân trọng giới thiệu nội dung Đề cương.
Dự án trùng tu Di tích Quốc gia Đình Túy Loan sẽ được thực hiện từ năm 2024 đến năm 2026 nhằm bảo tồn, góp phần phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử của di tích.
69 năm qua (10/9/1955 - 10/9/2024), Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam luôn phát huy vai trò to lớn trong việc tập hợp các tổ chức đoàn thể trong khối đại đoàn kết dân tộc thành khối thống nhất vững mạnh. Phát huy truyền thống đó, MTTQ tỉnh đóng góp nhiều thành tích vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của tỉnh.
Ngày 19/5/1941, tổ chức Việt Nam Độc lập Đồng minh gọi tắt là Việt Minh ra đời thay cho Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương. Mặt trận Việt Minh chủ trương liên hiệp hết thảy các tầng lớp nhân dân không phân biệt tôn giáo, đảng phái, xu hướng chính trị nào, giai cấp nào. Dưới ngọn cờ của Mặt trận Việt Minh, công cuộc chuẩn bị mọi mặt để tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền được tiến hành mạnh mẽ, trở thành một mốc son chói lọi với đỉnh cao là ngày Quốc khánh 2/9 khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
Cách đây 79 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhân dân cả nước đã đồng lòng đứng lên tiến hành Cách mạng tháng Tám thành công, lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc - kỷ nguyên độc lập, tự do. Cách mạng tháng Tám thành công, khẳng định sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, đồng thời cũng khẳng định sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là chính sách đại đoàn kết, phát huy sức mạnh của toàn dân tộc. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ dạy: 'Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công'.
'Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do'. Đúc kết được Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra trong bài báo đăng trên báo 'Việt Nam độc lập' số ra ngày 1/2/1942 đã được minh chứng qua thành công của cuộc Cách mạng Tháng Tám ba năm sau đó. Việc xây dựng và phát huy cao độ sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc đã là cội nguồn thắng lợi của cuộc cách mạng 'long trời, lở đất' cách đây 79 năm.
Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã làm kết thúc chế độ thuộc địa và phong kiến.
79 năm trôi qua, tầm vóc và ý nghĩa của thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã khắc sâu dấu ấn vào sự nghiệp chiến đấu, xây dựng, đổi mới đất nước của nước ta trong suốt chiều dài lịch sử.
Bà Hà Thị Quế tên thật là Lương Thị Hồng, sinh ngày 15/8/1921 tại tỉnh Ninh Bình, là hậu duệ của Trạng nguyên, nhà toán học nổi tiếng Lương Thế Vinh.
Công đoàn (CĐ) Việt Nam, tiền thân là tổ chức Công hội đỏ Bắc Kỳ được thành lập ngày 28/7/1929 tại số nhà 15, phố Hàng Nón (Hà Nội). Kể từ khi ra đời đến nay, CĐ Việt Nam tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đại diện bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân, phát huy tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường; tổ chức, vận động đoàn viên, người lao động đi đầu trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Với trên 20 vạn người vào thời điểm năm 1945, các đoàn viên công đoàn đã trở thành lực lượng nòng cốt làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước Công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.
Với 29 tuổi đời, hơn 13 năm tham gia cách mạng, 7 năm bị giam cầm trong nhà tù đế quốc, hơn 2 năm làm Tổng Bí thư của Đảng, tuy tuổi đời và sự nghiệp ngắn ngủi nhưng đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã để lại cho Đảng và Nhân dân ta một tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng, niềm tin mãnh liệt ở lý tưởng cách mạng cao đẹp...
Kỷ niệm 112 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ (9/7/1912-9/7/2024) là dịp để chúng ta học tập, thành kính và tri ân công lao, đóng góp to lớn của nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
Trong không khí toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phấn khởi, nỗ lực chuẩn bị thực hiện Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên nghiêm túc, khẩn trương chuẩn bị Đại hội lần thứ X, dự kiến diễn ra vào mùa Thu - mùa biểu trưng của sự hòa hợp.
Tác giả Thanh Đàm, tên thật là Vũ Đình Thờn, tên thường gọi là Võ Quyết, sinh năm 1922 tại thôn Mỹ Xuyên, xã Vĩnh Yên (Vĩnh Lộc), tham gia hoạt động cách mạng từ rất sớm.
Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029, là sự kiện chính trị quan trọng, diễn ra trong bối cảnh đất nước ta đang thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và bền vững đất nước. Đây cũng là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, dân chủ, nhằm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong thực hiện đường lối chiến lược của Đảng về tăng cường, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; từ đó góp phần nâng cao vị thế, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn mới.
Đó là anh hùng lực lượng vũ trang Tạ Quốc Luật. Ông sinh năm 1925, tại thôn Quang Lang, xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Ngày 7/5/1954, ông là Đại đội trưởng dẫn đầu tổ xung kích chỉ huy bắt sống tướng giặc Đờ Cát-xtơ-ri, Ông là niềm tự hào của Quân đội nhân dân Việt Nam, của quê lúa Thái Bình.
Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đồng chí Dương Bạch Mai là lão thành cách mạng, đại biểu Quốc hội Khóa I, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa II phụ trách Ban Thanh tra chính trị miền Đông Nam bộ.
Tài năng, đức độ và cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú là tài sản vô giá, trường tồn cùng lịch sử dân tộc để các thế hệ mai sau học tập, noi theo; trước hết là tấm gương mẫu mực về chí khí chiến đấu của người cộng sản mãi ngời sáng, vẹn nguyên giá trị và tính thời sự, nhất là trong tình hình hiện nay.
Sự nghiệp cách mạng vẻ vang của đồng chí Hà Huy Tập đã để lại bài học vô cùng quý giá về lý tưởng cộng sản, về tinh thần học tập, rèn luyện, phấn đấu không ngừng, về ý chí chiến đấu đến hơi thở cuối cùng vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc, ấm no của Nhân dân.
Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú - người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh khởi thảo đã để lại những giá trị to lớn cả về lý luận và thực tiễn đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam từ những năm ba mươi xuyên suốt đến hôm nay.
Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đồng chí Hà Thị Quế là cán bộ Việt Minh ngay từ ngày Mặt trận Việt Minh được thành lập, là Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa 1955 - 1960, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Khóa I - khóa thống nhất các tổ chức Mặt trận hai miền sau ngày đất nước được hoàn toàn giải phóng; là đại biểu Quốc hội các Khóa II, III, IV, V và VI; là Ủy viên Trung ương Đảng các Khóa III và IV; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Ngày 26/3 là ngày Thành lập Đoàn TNCS Đông Dương, nay là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã trở thành ngày vô cùng ý nghĩa với lớp lớp các thế hệ trẻ Việt Nam.
Nhân kỷ niệm 93 năm thành lập, cùng ôn lại lịch sử ra đời và ý nghĩa của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Ngày 26/3 là ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, hay còn gọi là ngày Thành lập Đoàn. Đây là một tổ chức chính trị - xã hội của các thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Hồ Chí Minh lãnh đạo.
Mỗi Đoàn viên cần nắm được và hiểu rõ ý nghĩa lịch sử, nguồn gốc ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3.
Tháng 3 là tháng có nhiều sự kiện quan trọng, là tháng Thanh niên Việt Nam ra sức thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt. Và ngày 26/3 là một ngày có ý nghĩa trọng đại đối với toàn đất nước nói chung và thế hệ thanh niên nói riêng.