Chiều tối 20/6, trận mưa lớn xối xả kèm dông, lốc, sấm, sét diễn ra tại khu vực nội thành Hà Nội khiến một số tuyển phố rơi vào ngập cục bộ.
Mới đây, Hà Nội điểm danh các tuyến phố trung tâm như Quán Thánh, Cửa Bắc, Tô Hiệu, Nguyễn Phong Sắc... vẫn còn tồn tại nhiều vi phạm trong chiến dịch đòi lại vỉa hè.
Hàng loạt nhà hàng, quán nhậu tại Thủ đô Hà Nội vắng khách sau khi lực lượng cảnh sát giao thông thực hiện cao điểm kế hoạch kiểm soát nồng độ cồn; tâm lý khách nhậu cũng có chuyển biến tích cực, xác định khi nhậu sẽ hạn chế đi xe cá nhân; các dịch vụ 'lái xe hộ khách nhậu' bắt đầu nở rộ…
Với Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người dành cả một cuộc đời vì nước, vì dân, lấy gia đình cách mạng làm niềm vui, Người có cách mừng Xuân của riêng mình, Người dành trọn những ngày Tết để đi thăm, chúc Tết đồng bào, chiến sĩ.
Dù đã qua Tết Trung thu những sạp bán bánh nướng, bánh dẻo đại hạ giá vẫn còn kinh doanh, thu hút đông khách ghé mua, giá chỉ từ 15.000 đến 30.000 đồng, giảm gần gấp 5 lần so với tuần trước.
Tháng Tám mùa Thu về mang theo những ánh nắng vàng rực rỡ, len lỏi vào từng ngõ nhỏ trên những con đường rợp bóng cây cổ thụ của thị xã Phú Thọ Anh hùng hơn trăm năm tuổi. Khung cảnh thiên nhiên gieo vào lòng người viễn xứ những kỷ niệm khó phai.
Trong những ngày tới, TP.Hà Nội dự báo sẽ có mưa vừa, mưa to khiến một tuyến đường, phố có thể bị ngập úng ảnh hưởng đến việc lưu thông của phương tiện.
Cảnh sát giao thông đứng dưới mưa làm 'cọc tiêu sống' ở nhiều khu vực ngập sâu để cảnh báo cho người và phương tiện. Đặc biệt, gần Bệnh viện 19-8, do nước 'ngăn đường' xe vào đón bệnh nhân, cảnh sát đã có mặt hỗ trợ đưa người bệnh ra điểm xe chờ...
Cơn mưa tối 13/6 khiến nhiều tuyến phố tại Hà Nội ngập úng, trên cao tốc Pháp Vân- Cầu Giẽ - Ninh Bình có khoảng 15 cây đổ. Lực lượng Cảnh sát giao thông phân luồng điều tiết giao thông khắc phục sự cố trong đêm.
Tối 13/6, thành phố Hà Nội đã xảy ra mưa lớn. Cơn mưa chỉ xảy ra hơn 1 giờ đồng hồ đã khiến nhiều tuyến phố ngậm sâu trong nước. Tình trạng giao thông bị tê liệt, xe máy, ô tô bị chết máy do ngập nước đã xảy ra.
Trận mưa lớn trút xuống Hà Nội vào tối 13/6 khiến nhiều tuyến phố bị ngập nghiêm trọng. Nhiều người phải dắt bộ xe giữa 'biển nước' để về nhà, số khác loay hoay tìm đường 'né' các điểm ngập.
Lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội vừa cho biết, 2 dự án xây hầm chống ngập tại ngã 5 chợ Hàng Da và nút giao Lý Thường Kiệt - Phan Bội Châu đang được tạm dừng lại để lấy ý kiến và nghiên cứu thêm.
Hầm nằm sâu đáy 6,6 mét dưới lòng đất, thu và chứa 2.000 m3 nước mưa ngập, sau gần 2 năm triển khai hầm chống ngập đầu tiên tại Hà Nội đã được bàn giao đơn vị vận hành. 2 trận mưa đầu mùa năm nay, hầm chống ngập trên phố Nguyễn Khuyến đã hoạt động hết công suất.
Sau khi Sở Xây dựng Hà Nội đề nghị Hà Nội xây hầm, bể chứa nước để giải quyết tình trạng ngập úng khi mưa lớn, nhiều chuyên gia cho rằng, giải pháp này đầu tư tốn kém nhưng không hiệu quả. Để giúp Hà Nội thoát ngập, thành phố cần tập trung thực hiện nghiêm túc quy hoạch thoát nước.
Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội đề xuất giao UBND quận Hoàn Kiếm nghiên cứu triển khai phương án xây dựng bể ngầm chứa nước mưa khu vực ngã 5 Bát Đàn – Đường Thành.
Giải pháp chống úng ngập, trong đó kiến nghị xây dựng bể điều tiết ngầm chứa nước mưa khu vực ngã 5 Đường Thành - Bát Đàn - Nhà Hỏa của Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong tại hội nghị giao ban công tác tháng 5-2022 của UBND thành phố Hà Nội mới đây đang nhận được sự quan tâm đặc biệt. Đây được xem là giải pháp kỹ thuật mang tính chủ động để xử lý khu vực úng ngập bất lợi về địa hình, nằm xa nguồn xả.
Hà Nội cần nghiên cứu xây dựng bổ sung hệ thống thoát nước đô thị trên đường gom Đại lộ Thăng Long và giải pháp giải quyết các điểm trũng cục bộ tại các hầm chui dân sinh.
Chiều 2/6, báo cáo về công tác thoát nước, chống úng ngập khu vực nội thành tại hội nghị giao ban công tác tháng 5/2022 của UBND thành phố Hà Nội, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong đề xuất nghiên cứu triển khai phương án xây dựng bể ngầm chứa nước mưa khu vực ngã 5 Bát Đàn - Đường Thành, quận Hoàn Kiếm.
Chiều 2-6, báo cáo công tác thoát nước, chống úng ngập khu vực nội thành của thành phố Hà Nội mùa mưa năm 2022 tại hội nghị giao ban công tác tháng 5-2022 của UBND thành phố, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong đề xuất nghiên cứu triển khai phương án xây dựng bể ngầm điều tiết chứa nước mưa khu vực ngã 5 Bát Đàn - Đường Thành (quận Hoàn Kiếm).
Từ 17h55 hôm nay (1-6), ảnh hưởng của mây đối lưu đã gây mưa rào và dông mạnh trên hầu hết các quận, huyện của thành phố Hà Nội. Đặc biệt, sau 19h, lượng mưa xuất hiện với cường độ lớn.
Chiều 29/5, khu vực nội thành Hà Nội xảy ra mưa lớn, một số khu vực lượng mưa vượt 150mm, gây ngập úng nhiều tuyến phố.
Từ 13h35 chiều nay (29-5), mưa lớn đã diễn ra trên diện rộng tại khu vực nội thành Hà Nội. Theo ghi nhận từ Trung tâm giám sát thoát nước (Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội) cho thấy, chỉ trong vòng 1,5 giờ (từ 13h35 đến 15h), lượng mưa đo được cao nhất lên đến 120mm tại quận Cầu Giấy; Tây Hồ (105mm); Nam Từ Liêm (65mm); Ba Đình (59mm)..., vượt công suất thiết kế của hệ thống thoát nước.
Theo thống kê của Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, năm 2022, Hà Nội vẫn còn 11 điểm trọng yếu về ngập úng. Trong đó, lưu vực sông Tô Lịch 8 điểm, sông Cầu Bây 2 điểm, sông Nhuệ 1 điểm.
Hoa thủy tiên nở đúng vào ngày Tết báo hiệu sự tốt lành, tài lộc và may mắn trọn vẹn cho cả gia đình trong năm mới.
Hải Phòng xuất hiện thêm ổ dịch ở chợ Sắt với gần 80 ca mắc Covid-19. Ngoài địa điểm này, nhiều khu vực khác tại thành phố phải chăng dây, phong tỏa vì có F0 cộng đồng.
TP Hải Phòng vừa ghi nhận thêm 77 ca dương tính SARS-CoV-2 là tiểu thương tại chợ Sắt. Nhiều F0 tại chợ này đang chờ lực lượng chức năng đưa đi cách ly, điều trị.
Hải Phòng vừa ra thông báo khẩn tìm người liên quan đến chùm ca dương tính SARS-CoV-2 ở phố Nguyễn Khuyến, phường Cầu Đất, Hải Phòng.
Sau 40 ngày thực hiện 3 đợt giãn cách xã hội, công tác phòng, chống dịch Covid-19 của Hà Nội đã đạt được một số kết quả bước đầu. Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn phức tạp, nhất là ở khu vực mật độ dân cư cao, mới đây, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã ký ban hành Chỉ thị số 06-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về 'Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP'. Trong đó yêu cầu thhực hiện quyết liệt, có hiệu quả thực chất việc giãn cách xã hội theo chỉ đạo của T.Ư, TP, nhất là kiểm soát chặt hơn, cần thiết áp dụng cao hơn một mức việc thực hiện giãn cách ở một số khu vực nguy cơ cao...
Chiều 31/8, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã trực tiếp thị sát, kiểm tra tình hình thực hiện cách ly tại địa bàn 2 phường Văn Miếu, Văn Chương thuộc diện 'vùng đỏ' của quận Đống Đa.
Ngoài lực lượng Y tế đang ngày đêm trực tiếp chữa trị cho người bệnh thì khi màn đêm buông xuống, các lực lượng hỗ trợ như: Công an, Bộ đội, Dân phòng, Đoàn Thanh niên đến tổ dân phố vẫn cùng những ánh đèn đường âm thầm canh gác sự bình yên cho người dân trong đại dịch Covid-19.
Chiều 31/8, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã trực tiếp thị sát, kiểm tra tình hình thực hiện cách ly tại địa bàn phường Văn Miếu và phường Văn Chương - 'vùng đỏ' của quận Đống Đa.
Chiều 21/8, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 quận Đống Đa, Hà Nội đã phong tỏa toàn bộ khu vực phường Văn Miếu sau khi phát hiện 22 ca mắc mới, người dân 'nội bất xuất ngoại bất nhập.'