Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế trực tiếp thị sát khu vực có thông tin xảy ra việc khai thác vàng trái phép khiến nước sông ở Quảng Trị bị ô nhiễm. Từ thực tế hiện trường, vị lãnh đạo này khẳng định hiện không còn tình trạng khai thác vàng trái phép.
Liên quan đến việc nước từ khu vực khai thác vàng trái phép trước đây chảy vào khe A Pey B và khe Bung sau đó chảy vào khe Li Leng ra sông Đakrông thuộc huyện Đakrông (Quảng Trị) xuất hiện màu đỏ đục; cơ quan chức năng nhận định có thể do mưa lớn làm sạt lở đất, phá vỡ kết cấu đất đầu nguồn…
Ngày 5/7, Đoàn công tác do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương dẫn đầu có chuyến kiểm tra thực địa liên quan đến tình hình khai thác tài nguyên gây ô nhiễm môi trường tại xã Hồng Thủy, huyện A Lưới. Buổi kiểm tra còn có lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị.
Từ ngày con gái Hồ Thị Th. (1996) vào Nam làm công nhân rồi mất tích, không nhớ rõ bao lần ông Côn Ng. (1963, người dân tộc Pa Cô, trú xã A Vao, H.Đakrông, Quảng Trị) băng đèo, lội suối ra khỏi bản ở đầu nguồn sông Đakrông để đi tìm con gái. Tuy nhiên, hành trình đi tìm con của ông Ng. bao phen phải dang dở vì thiếu tiền, một phần khác về xuôi nhưng ông không thạo tiếng Kinh. Nhớ thương con trong tuyệt vọng, ông nỗ lực học thêm tiếng Kinh để gặp được ai lao động từ miền Nam ra có thể hỏi thăm về tung tích con gái. Ông Ng. và cả gia đình không hề biết con gái họ đã bị lừa bán sang Trung Quốc. Sau nhiều năm quay quắt ngóng trông, tìm kiếm ấy, điều kỳ diệu đã đến...
UBND tỉnh Quảng Trị vừa đề nghị UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ngăn chặn việc khai thác vàng trái phép đầu nguồn đổ về sông Đakrông, tỉnh Quảng Trị, gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của người dân.
Trước tình trạng các làn điệu dân ca bị mai một, nghệ nhân ưu tú Kray Sức đã âm thầm đi tìm và gìn giữ những nét văn hóa độc đáo nơi đại ngàn Trường Sơn.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng cho biết, UBND tỉnh vừa đề nghị UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ngăn chặn việc khai thác vàng gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của người dân sống ven sông Đakrông.
Sáng tác: Tố HảiBiểu diễn: Trọng Tấn & Tốp múa
'Không thơm cũng thể hương đàn/ Không trong cũng nước nguồn Hàn chảy ra'. Nguồn Hàn trong câu ca xưa với người Quảng Trị chính là dòng sông Thạch Hãn. Sông không dài không rộng nhưng dâu bể đời sông thì mãi gắn với những câu chuyện ân tình đất đai xứ sở và những trang sử bi hùng của dân tộc.
Nhiều hộ dân là đồng bào dân tộc Pa Cô ở các bản Trại Cá, Pa Hy, xã Tà Long, huyện Đakrông (Quảng Trị) hằng ngày phải dùng săm xe ôtô bơm đầy hơi vượt sông Đakrông để sang bên kia làm nương rẫy. Mong ước có một cây cầu bắc qua dòng sông này đã trở thành ước nguyện thúc bách hàng chục năm qua của nhiều người.
Anh Hồ Củ Roái ở thôn A Bung, xã A Bung, huyện Đakrông (Quảng Trị) lập gia đình năm 2016. Hai năm sau, anh Roái ra ở riêng với hai bàn tay trắng. Nương rẫy xa, thiếu vốn, lại thêm hai con còn nhỏ, đời sống hết sức khó khăn.
Trong hành trình đến với Trường Sơn hùng vĩ, đến với bản làng, chúng tôi đã được đồng bào dân tộc Vân Kiều chia sẻ những tập tục lạ. Trong đó có đám cưới lần thứ ba và lễ 'xúc cá cầu may' là phong tục độc đáo trong hôn nhân của đồng bào Vân Kiều.
Đó là đề nghị của Chánh Văn phòng Tỉnh ủy tỉnh Quảng Trị Nguyễn Khánh Vũ – đại biểu HĐND tỉnh (đơn vị bầu cử số 6 - huyện Đakrông) khi tham gia ý kiến phát biểu thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh Khóa VIII.K
Nhằm khai thác thế mạnh của rừng trong phát triển du lịch sinh thái, trong những năm qua, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Đakrông đã thực hiện hiệu quả công tác quản lý, phát triển tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học. Từ đó, góp phần tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường sinh thái, hướng tới phát triển du lịch xanh, bền vững.
Mưa lớn kéo dài khiến nhiều tuyến đường tại 2 huyện miền núi Đakrông, Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị bị ngập sâu, giao thông bị chia cắt.
Tại Quảng Trị, mưa lớn kéo dài đến chiều 15/10, khiến nhiều nơi bị ngập cục bộ. Tại hai huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa, nhiều nơi bị chia cắt. Đặc biệt, thủy điện trên sông Đakrông mực nước dâng cao, có nơi vượt tràn 6 mét. Đường Hồ Chí Minh nhánh Tây tiếp tục bị sạt lở.
Mưa lớn gây chia cắt nhiều khu vực ở miền núi Quảng Trị, lực lượng chức năng huyện Đakrông đã di dời hơn 300 hộ dân.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới do bão số 5 suy yếu, từ ngày 14/10 đến trưa nay (15/10) tại Quảng Trị đã mưa to và kéo dài khiến nhiều nơi bị ngập cục bộ; các huyện miền núi, nhiều nơi bị chia cắt. Chính quyền đã lên phương án di dời hơn 14.000 người dân đến nơi an toàn.
Ngày 15/10, Báo cáo từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Quảng Trị được biết, trước dự báo mưa lớn gây lũ, ngập lụt, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, các địa phương đã sẵn sàng triển khai phương án sơ tán người dân.
Quảng Trị - Mưa to ở tỉnh Quảng Trị khiến nhiều nơi bị ngập cục bộ. Tại các huyện miền núi, nhiều nơi bị chia cắt. Đặc biệt, thủy điện trên sông Đakrông mực nước dâng cao, có nơi vượt tràn 6 mét.
Kinhtedothi- Tại Quảng Trị, mưa lớn đã khiến nhiều cầu tràn qua các tuyến đường liên thôn, xã trên địa bàn các huyện phía Tây tỉnh Quảng Trị ngập úng, chia cắt cục bộ. Nhiều đoạn sông suối nước dâng cao từ 0,5-2m.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới do bão số 5 suy yếu, tại Quảng Trị đã mưa to và kéo dài gây ngập lụt khắp nơi. Chính quyền đã lên phương án di dời hơn 14.000 người dân đến nơi an toàn.
Mưa lớn kéo dài khiến nhiều tuyến đường tại 2 huyện miền núi Đakrông, Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) bị ngập sâu, giao thông bị chia cắt.
Sáng nay 15/10, do ảnh hưởng hoàn lưu của bão số 5 và áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn tỉnh tiếp tục có mưa lớn, khiến nước sông ở nhiều khu vực dâng cao gây ách tắc, chia cắt tạm thời một số địa phương ở các huyện Đakrông, Hướng Hóa.
Đến cuối giờ chiều 29/9, nhiều địa phương thuộc các huyện miền núi như Hướng Hóa, Đakrông, Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị nước lũ đổ về từ thượng nguồn gây chia cắt hàng ngàn hộ dân. Xã Vĩnh Ô có hơn 300 hộ dân với hơn 14 ngàn nhân khẩu bị cô lập.
Ngày 28-9, ông Trần Văn Tặng, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Ô (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) cho biết, do ảnh hưởng của cơn bão số 4, trên địa bàn có mưa lớn, nước suối dâng cao đã cuốn trôi cầu tạm bằng sắt trên tuyến đường vào trung tâm xã khiến nhiều khu vực dân cư bị cô lập.
Sáng 28/9, Ban Phòng, chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu tạn tỉnh Quảng Trị cho biết, ảnh hưởng của bão Noru, mưa lớn trong 2 ngày qua khiến một số khu vực tại 2 huyện miền núi Đakrông, Hướng Hóa và huyện Vĩnh Linh tạm thời bị chia cắt do nước dâng cao, cuốn trôi cầu tại các tuyến giao thông quan trọng.
Do ảnh hưởng của bão số 4, từ hôm qua đến sáng nay (28/9) các địa phương miền núi tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị có mưa to, nước sông dâng cao đã chia cắt nhiều khu vực.
Đakrông là huyện miền núi với địa hình có nhiều sông suối, vào mùa mưa thường xảy ra lũ ống, lũ quét khó dự báo, nguy cơ sạt lở đất đá cao. Trước mùa mưa bão năm nay, huyện Đakrông đã xây dựng các phương án để chủ động phòng, chống, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai.
PLO - Những người tử nạn đều là người dân tộc thiểu số, nhà nghèo, thiếu đất sản xuất phải đi làm thuê, bốc vác mướn...
TTH - Chủ động ứng phó, xử lý các điểm nguy cơ cao sạt lở núi và tái định cư (TĐC) di dời người dân đến nơi an toàn là những giải pháp chính quyền huyện A Lưới thực hiện, nhằm đảm bảo an toàn cho người dân.
Xuyên đêm theo chân thợ săn cá mát, đặc sản vùng núi Quảng Trị Ở vùng cao Quảng Trị, cá mát được xem là một loài cá đặc sản chỉ xuất hiện nhiều từ tháng 2 đến tháng 5 âm lịch. Để bắt được loại cá này thợ săn phải xuyên đêm ngâm mình dưới dòng suối lạnh.
Loài cá đặc sản chỉ có ở vùng cao tỉnh Quảng Trị và chỉ xuất hiện nhiều từ tháng 2 đến tháng 5 âm lịch, muốn bắt cá, thợ săn phải ngâm mình dưới dòng suối xuyên đêm.
Chia sẻ về công việc của mình, ông Hồ Văn Chinh, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Tà Rụt, huyện Đakrông nói: 'Tôi mong muốn những đóng góp nhỏ bé của mình có thể góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của hội viên, người dân, từng bước xây dựng quê hương Tà Rụt ngày càng đổi mới'.
Thoát khỏi nỗi lo âu thường trực phải đối mặt với nguy cơ sạt lở núi, lũ ống, lũ quét, đến nay đã có hàng trăm hộ dân ở khu vực miền núi phía Tây Quảng Trị được di dời đến nơi ở mới an toàn. Định cư ở những ngôi làng mới với các điều kiện thuận lợi đã mở ra cuộc sống ổn định, lâu dài cho người dân.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của hạ tầng giao thông trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, huyện Đakrông luôn ưu tiên quan tâm đầu tư cho lĩnh vực này. Từ nguồn lực của nhà nước kết hợp vận động Nhân dân tham gia đóng góp, 25 năm qua, cơ sở hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện không ngừng được đầu tư, phát triển, tạo nên sự kết nối giao thông thông suốt từ trung tâm huyện đến các xã, nhất là các thôn, bản vùng sâu, vùng xa; nhiều đường liên thôn, bản đến các trung tâm xã đã được nâng cấp bằng bê tông kiên cố; nhiều cây cầu mới được xây dựng kết nối các vùng trọng điểm kinh tế - xã hội của huyện.
Bị ngăn cách với Trung tâm xã, huyện và tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây bởi con sông Đakrông rộng lớn, nhiều năm qua, người dân thôn A Đăng 1, xã Tà Rụt, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị luôn khát khao một cây cầu kiên cố để hàng ngày có thể an toàn qua sông, cao hơn là ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế. Đến nay, mong ước này vẫn chưa thể trở thành hiện thực.
Xuyên suốt lịch sử, những cộng đồng dân cư ở huyện Đakrông hình thành và phát triển chủ yếu dọc theo sông Đakrông. Những năm trước đây đời sống còn nhiều khó khăn, người dân phải làm những cây cầu tạm bợ để giải quyết nhu cầu đi lại. Việc có một cây cầu kiên cố để đi lại trở thành ước mơ chung của bao thế hệ. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các dự án, nhà hảo tâm đã biến ước mơ bao đời của người dân Đakrông thành sự thật. Lần lượt những cây cầu dân sinh kiên cố được xây dựng nối liền đôi bờ trong sự hân hoan, phấn khởi của người dân. Điều đặc biệt từ ngày có những cây cầu bằng bê tông cốt thép vững chắc hỗ trợ giao thông đi lại, người dân Đakrông đã được tạo điều kiện thuận lợi, vượt khó xây dựng cuộc sống ấm no, giàu đẹp…
Nhiều năm qua, đoàn viên công đoàn - thầy giáo Phan Hoàng Bách, giáo viên bộ môn Lịch sử, Trường THPT Đakrông, huyện Đakrông luôn nỗ lực vì sự nghiệp 'trồng người' ở vùng khó và tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện. Phấn đấu hết mình vì nghề, đi đầu tham gia và đạt kết quả cao trong các hoạt động, phong trào thi đua, thầy đã góp phần không nhỏ vào thành tích chung của công đoàn cơ sở và nhà trường.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Trung Trung bộ nối với vùng áp thấp và đới gió Đông trên cao nên từ trưa 16-10 trên địa bàn huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị có mưa rất to trên diện rộng, lượng mưa phổ biến khoảng trên 135mm, gây nên lũ chia cắt ở một số địa phương.