Sáng 13/5, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản (MLIT) tổ chức Hội thảo Đối thoại hợp tác quản lý thiên tai Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 13 với chủ đề chia sẻ kinh nghiệm, công nghệ cho các biện pháp ứng phó với sạt lở đất, lũ quét.
Trong bối cảnh thiên tai khốc liệt vừa diễn ra tại Việt Nam vào tháng 9/2024, việc Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản phối hợp tổ chức hội thảo là cơ hội cùng trao đổi, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong ứng phó với sạt lở đất, lũ quét để từ đó đưa ra được các giải pháp giảm thiểu rủi ro, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại.
Thiên tai đang ngày càng cực đoan hơn, với tần suất cao hơn và tác động khốc liệt hơn. Tại Việt Nam, với địa hình 70% là đồi, núi, cùng với tác động cực đoan của mưa, bão làm cho sạt lở đất, lũ quét ngày càng nghiêm trọng.
Đập Sabo đầu tiên của Việt Nam - giải pháp công trình hiệu quả giúp giảm nhẹ thiệt hại do lũ quét vừa khánh thành tại suối Nậm Păm, huyện Mường La, tỉnh Sơn La - nơi từng xảy ra thảm họa lũ quét khiến 7 người chết, 3 người mất tích, 10 người bị thương tám năm về trước.
Công trình đập SABO tại bản Piệng, huyện Mường La có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đánh dấu một bước tiến mới trong công tác phòng chống thiên tai, bảo vệ cuộc sống và tài sản của người dân miền núi Sơn La…
Lễ khánh thành đập Sabo đầu tiên của Việt Nam, xây dựng trong phạm vi Dự án Hợp tác kỹ thuật về Nâng cao năng lực giảm thiểu rủi ro lũ quét và sạt lở đất ở khu vực miền núi phía Bắc (Dự án), được đồng tổ chức bởi Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (PCTT) thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Sơn La, Văn phòng JICA Việt Nam tại bản Piệng, xã Nặm Păm, huyện Mường La, tỉnh Sơn La vào ngày 16/4.