Những ngày gần đây, nhiều người Hà Nội không khỏi ngỡ ngàng khi thấy dòng sông Tô Lịch bất ngờ chuyển màu xanh trong khác hẳn với dòng nước đen kịt thường ngày.
Những ngày cuối tháng 7, sau hàng loạt trận mưa lớn, nước sông Tô Lịch hiện đang có màu xanh lục, mùi hôi thối cũng tạm biến mất.
Hàng Khay (phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm) là một trong ba đại lộ quanh hồ Gươm được mở rộng sớm nhất cùng với những phố 'Tây' ở Hà Nội xưa. Hiện trên nóc nhà số 3 vẫn còn chữ đắp nổi số năm 1886 đánh dấu thời gian cho tới ngày nay.
Sau khi chuyển màu xanh lục được vài ngày, nước sông Tô Lịch (Hà Nội) lại trở về với hình ảnh quen thuộc: màu đen kịt, chứa nhiều rác thải, hôi thối.
Chiều 27/6, Bí thư Huyện ủy Ba Tơ Đinh Ngọc Vỹ đã đối thoại trực tiếp với nhân dân xã Ba Tô. Tham dự buổi đối thoại Phó Bí Thường Thường trực Huyện ủy Nguyễn Văn Huy;Chủ tịch UBND huyện Phạm Xuân Vinh, đại diện lãnh đạo các phòng, ban thuộc UBND huyện, các cơ quan tham mưu giúp việc Huyện ủy..
Sáng 20-6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
Khi còn là sinh viên, tôi thường đạp xe đi học, đi chơi quanh phố phường Hà Nội, điều khiến tôi ấn tượng nhất là các con sông, ao, hồ xen kẽ với những hàng cây xanh cổ thụ nằm trong lòng thành phố. Thế nên, trong lòng tôi luôn mong ước có một ngày những con sông ô nhiễm như Tô Lịch sẽ được hồi sinh.
Theo dòng sông Tô Lịch cũ (khởi nguồn từ bến chợ Gạo), phố Quán Thánh chính là đầu nguồn nước rẽ ngang từ Hàng Lược đổ về tận Bưởi. Với chiều dài 1.360 mét, phố Quán Thánh có hình thù cong lượn vài khúc từ đầu Hàng Cót tới đường Thanh Niên.
Nếu cải tạo thành công môi trường sông Tô Lịch, hoàn toàn có thể đánh thức hệ thống di sản văn hóa lịch sử vẫn đang hiện diện ven sông, gắn với phát triển du lịch, dịch vụ.
Thủ đô Hà Nội trầm tích nghìn năm với nhiều điều kỳ diệu. Tô Lịch - nhánh của sông Hồng hội tụ trong mình nhiều vẻ đẹp. Qua thời gian, con sông đậm chất thơ biến đổi nhiều, song giá trị thì nguyên vẹn. Trong tương lai không xa, cùng những nỗ lực của thành phố Hà Nội, Tô Lịch hoàn toàn có thể trở thành con sông gắn với du lịch, văn hóa.
Thành phố Hà Nội quyết tâm khơi thông dòng chảy sông Tô Lịch. Một việc khó và cần nhiều nguồn lực lớn.
Con đường ấy có những ngôi nhà được ví là xứ sở bình minh. Nơi đó luôn có tiếng gà cất lên tiếng gáy canh năm đánh thức những tia nắng còn ngủ quên nơi chân trời. Đã hàng trăm năm trước dân phố cổ Hà thành thường thức dậy như thế. Thuyền bè nhổ sào cập bến sông Tô. Các ngôi nhà trên phố kẽo kẹt chống cánh cửa tre lên bán hàng. Những ký ức ấy dội về trong tôi mỗi khi: 'Hàng Bừa, Hàng Cuốc, ngổn ngang/ Giở về Hàng Cót lại sang Hàng Gà' (Dạo chơi phố cổ).
Thời gian tới là TP. Hà Nội sẽ nghiên cứu và đầu tư xây dựng đập tràn Xuân Quan nhằm cải thiện khả năng lấy nước vào hệ thống thủy lợi. Qua đó góp phần 'hồi sinh' dòng sông 2.000 năm tuổi.
Hàng Cót là con phố ẩn chứa nhiều điều thú vị bất ngờ. Đoạn đầu phố từ Phan Đình Phùng về ngã tư Phùng Hưng, Hàng Lược, Gầm Cầu luôn rộn ràng xe cộ. Khúc đường này còn có cầu đường sắt đi ngang qua phía trên thỉnh thoảng lại hú còi inh ỏi.
Từ lúc ra đời, nét đặc trưng của Thăng Long là không gian mặt nước của hồ và các con sông. Sông, hồ đã kết tỏa và bồi đắp nên văn hóa và cảnh quan của Kinh đô. Năm 1915, khi người Pháp đã chia Hà Nội làm 8 tiểu khu và vùng nông thôn là bắt đầu hình thành rõ ràng nội đô và ngoại thành. Các phố phường Hà Nội cũng dựa trên lợi thế các con sông để giao thương, phát triển. Lúc này sông Tô Lịch là trục giao lưu văn hóa, buôn bán sản vật làng nghề ven sông vì nó là trung tâm tỏa đi các nơi như ra sông Hồng, qua sông Đáy, sông Nhuệ, Kim Ngưu. Sông và phố nương tựa nhau để tồn tại, phát triển. Vậy mà, nay…
'Nhị Hà quanh Bắc sang Đông/ Kim Ngưu Tô Lịch là sông bên này' - câu ca dao cổ ngắn gọn đã đúc kết địa thế của Hà Nội - 'Thành phố trong sông'. Hay nói đúng hơn là những con sông đã bồi lắng phù sa kết tạo nên thành phố hơn nghìn năm tuổi với bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa. Đối chiếu với Bản đồ Hồng Đức năm 1490 hay là 'Hoài Đức phủ toàn đồ', tấm bản đồ đầu tiên được vẽ bằng công nghệ hiện đại năm 1831 mới thấy, những dòng sông và dòng chảy của nó là khởi nguồn để bồi đắp, lắng đọng cho Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội lịch sử, hình thành nên con người, cảnh quan và cả một không gian văn hóa cho Thủ đô hơn nghìn năm tuổi.
An ninh Thủ đô có cuộc trao đổi với Tiến sĩ - Kiến trúc sư Lê Phước Anh, giảng viên Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, Đại học Quốc gia Hà Nội, để góp thêm tiếng nói phản biện xã hội, nhằm giữ gìn cho thế hệ hôm nay và mai sau những di sản vô cùng quý báu mà thiên nhiên ban tặng cho một Thủ đô văn hiến, để Hà Nội luôn là 'Thành phố trong sông'.
'Chợ hoa xuân' được hình thành tự nhiên mỗi năm một phiên trên phố Hàng Lược như một tiền lệ thân thương với mọi người dân Hà Nội. Năm nay, những quán bán hoa được rục rịch chuẩn bị từ trước rằm tháng Chạp với niềm háo hức đón xuân Giáp Thìn.
Mỗi lần qua phố Hàng Mã tôi luôn bị khựng lại ở ngã tư Hàng Lược vì các chiều xe cộ đi lại chóng mặt. Giai điệu 'Từ một ngã tư đường phố' của nhạc sĩ Phạm Tuyên vang lên đâu đó trong tâm tưởng. Bởi lẽ tôi thường bắt gặp ở vòng xoay này những nụ cười cùng lời chào mời ríu rít. Hàng Mã được ví là con đường ánh sáng với sắc màu rực rỡ. Phố luôn giăng mắc những đường hoa giấy và đèn màu cùng những mặt hàng các mùa lễ hội khác nhau.
Chiều 6/1, Triển lãm mỹ thuật 'Mạch nguồn' do Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức, đã diễn ra tại khu Thái học thuộc Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội).
Chiều 6-1, Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám khai mạc triển lãm 'Mạch nguồn' với nhiều tác phẩm sắp đặt hấp dẫn.
Chiều 6/1, tại di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra triển lãm 'Mạch nguồn'. Đây là triển lãm đầu tiên trong năm 2024 diễn ra tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Văn hóa là hồn cốt của mỗi dân tộc, là những giá trị vật chất, tinh thần mà dân tộc đó sáng tạo ra trong lịch sử. Việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, tín ngưỡng dân gian nét đẹp văn hóa truyền thống luôn là nhiệm vụ quan trọng. Và đây cũng chính là thông điệp, ý nghĩa nhân văn của triển lãm 'Chuyện Đình trong phố' diễn ra vào ngày 17/12 tại phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm.
Hàng Chiếu (phường Đồng Xuân - quận Hoàn Kiếm - Hà Nội) là con phố đầy kỷ niệm với tôi một thời trai trẻ. Nơi đây tôi khá thân với cố thi sĩ Tạ Vũ (1935-2014) ở ngay đầu phố (số 3).
Vào giữa thập niên 80 thế kỷ trước, chúng tôi thường lui tới trụ sở Hội Văn nghệ Hà Nội ở 19 Hàng Buồm (phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Cánh viết văn trẻ ở Hà Nội ngày đó rất mê tờ Báo Người Hà Nội.
Tuyến cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum dài 136 km, quy mô 4 làn xe sẽ góp phần kết nối với hệ thống cao tốc Bắc Nam phía Đông và cao tốc Bắc Nam phía Tây.
Tôi nhớ phố Hàng Đường đầu tiên trong ba con phố liền kề nhau. Tuyến đường này đều thuộc phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Người ta thường đi từ phố Hàng Đào tới Hàng Ngang rồi mới đến Hàng Đường. Nhưng tôi dạo chơi ngược lại vì theo la bàn chỉ từ Bắc về Nam (theo số nhà từ thấp lên cao). Hay có thể là từ cái món ô mai thơm lừng trên phố chăng? Ký ức tôi sống dậy với tuổi học trò khi hay lang thang tới nhà bạn ở ngay ngã tư Ngõ Gạch - Hàng Đường.
Hai con phố Đồng Xuân và Hàng Giấy như có duyên nợ dính kết từ xa xưa. Chẳng những hiện nay cùng nằm trong phường Đồng Xuân mà cả hai phố được hình thành trên cùng một dải đê bên dòng sông Tô Lịch. Đình thôn Đồng Xuân hiện vẫn nằm trên phố Hàng Giấy (số 83). Câu ca dao xưa trong bài dạo chơi 36 phố phường cũng ghi: 'Qua Tòa Thương chính, giả về Đồng Xuân/ Trải qua Hàng Giấy dần dần/ Cung đàn nhịp phách nên xuân bốn mùa...'.
Hội Láng từng là một trong những hội lớn và hấp dẫn nhất phía Tây thành Thăng Long. Do nhiều nguyên nhân, một thời gian dài, nhiều nghi thức cổ truyền không được thực hành đầy đủ. Năm 2023, các nét văn hóa đặc sắc của lễ hội đã được khôi phục sau 70 năm.
Vũ Xuân Đông sinh năm 1974, mệnh Thủy. Theo tử vi tướng số, anh hợp với công việc liên quan tới nước. Lời tiên tri ấy đã nghiệm đúng với Vũ Xuân Đông - người có hơn 20 năm vẽ sông Tô Lịch, làm hồi sinh dòng sông bằng các tác phẩm nghệ thuật, gợi ký ức cho người xem về cảnh sắc nên thơ, trữ tình của một trong những con sông nổi tiếng bậc nhất Kinh thành Thăng Long.
Trong khi quận Hoàng Mai có trẻ phải bốc thăm mới được tới trường công thì quận Hoàn Kiếm công bố thu hồi hàng nghìn mét đất vàng để xây trường.
Đề án cải tạo sông Tô Lịch với điểm nhấn là không gian văn hóa, tâm linh trong đó tái hiện các điểm nhấn của các triều đại/thời đại lịch sử Việt Nam. Bên cạnh đó, có một khu 'không gian văn hóa Nhật Bản' trong quẩn thể này. Vì sao có ý tưởng này?
Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh Tô Lịch là ý tưởng được đánh giá cao, song việc triển khai trong thực tiễn lại là điều các chuyên gia còn tranh luận.
Sông Tô Lịch có thể trở thành hồ chứa nước lớn nhất Hà Nội. Việc tìm ra cách cải tạo dòng sông cần xem xét hơn xây bể nước ngầm khắp nội đô.
Phong phú về nội dung phản ánh đời sống giai đoạn đổi mới của đất nước, đa dạng về phong cách bút pháp các loại hình thể hiện là cảm nhận đầu tiên của người xem trước triển lãm nghệ thuật hội họa và mỹ thuật 'Gặp gỡ Hà Nội' khai mạc tối 8/5 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Phong phú về nội dung phản ánh đời sống giai đoạn đổi mới của đất nước, đa dạng về phong cách bút pháp các loại hình thể hiện là cảm nhận đầu tiên của người xem trước triển lãm nghệ thuật hội họa và mỹ thuật 'Gặp gỡ Hà Nội' khai mạc tối 8/5 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.