Tựa như một dòng sông...

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nhưng nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của vùng đất Ấn - Trà vẫn được gìn giữ cho đến ngày nay. Nó tựa như một dòng sông luôn đầy ắp nước mát, bồi đắp phù sa ngọt lành cho đất và người Quảng Ngãi.

Phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt Rộc Tưng-Gò Đá

Chiều 30-12, UBND tỉnh Gia Lai tổ chức cuộc họp thông tin về di tích khảo cổ Rộc Tưng-Gò Đá (thị xã An Khê) được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 1649/QĐ-TTg ngày 29-12-2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 29-12, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ký Quyết định số 1649/QĐ-TTg xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 13) đối với 5 di tích, trong đó có di tích khảo cổ Rộc Tưng-Gò Đá (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai).

Cần quan tâm đăng ký di vật, cổ vật

Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang lưu giữ và trưng bày gần 10.654 hiện vật phục vụ nhu cầu tham quan, nghiên cứu của người dân. Thời gian qua, công tác đăng ký, công nhận cổ vật, bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh bước đầu đạt được những kết quả ghi nhận, song vẫn chưa tương xứng với tiềm lực vốn có của nó.

Khai trương trưng bày chuyên đề 'Văn hóa Hòa Bình' trên đất Hòa Bình

Ngày 21/11, tại Bảo tàng tỉnh, Sở VH-TT&DL đã tổ chức khai trương trưng bày chuyên đề 'Văn hóa Hòa Bình' trên đất Hòa Bình. Đây là hoạt động trong chuỗi các sự kiện diễn ra trong chương trình Hội thảo 90 năm thế giới công nhận nền Văn hóa Hòa Bình. Tới dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Hội thảo; lãnh đạo các sở, ban, ngành và các nhà khoa học của T.Ư và tỉnh.

Tự hào phát huy giá trị của nền 'Văn hóa Hòa Bình'

Tỉnh Hòa Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây, đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú nên ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất Hòa Bình và để lại một nền văn hóa nổi tiếng, được đặt tên 'Văn hóa Hòa Bình'.

Văn hóa Hòa Bình trên đất Hòa Bình

Hòa Bình là vùng đất cổ, nơi có cư dân cư trú từ rất sớm. VHHB do bà Madeleine Colani (M.Colani) - nữ khảo cổ học người Pháp phát hiện năm 1926. Năm 1932, thuật ngữ 'Văn hóa Hòa Bình' được cả thế giới công nhận.

Hồi hương cổ vật: Kỳ vọng vào giới siêu giàu Việt Nam

Việc mong muốn cổ vật của các triều đại cũ quay về cố quốc không phải là tôn vinh tro tàn, mà là duy trì ngọn lửa kiêu hãnh của dân tộc Việt.

Những di tích độc đáo ở Thái Nguyên

Chùa Y Na; Khu di tích khảo cổ học Thần Sa; Hang Sa Khao là các di tích độc đáo ở Thái Nguyên.

Hang Muối - dấu tích nền Văn hóa Hòa Bình

Hang Muối (thị trấn Mãn Đức - Tân Lạc) còn có tên là hang Màn và là di tích khảo cổ thuộc nền Văn hóa Hòa Bình (VHHB) có niên đại từ 10.000 - 7.000 năm cách ngày nay.

Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai làm việc với đoàn công tác Viện Kinh tế-Văn hóa

Chiều 21-9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch đã làm việc với đoàn công tác Viện Kinh tế-Văn hóa (Liên hiệp các Hội Khoa học-Kỹ thuật Việt Nam) do Tiến sĩ Trần Văn Túy-nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Trưởng ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV làm Trưởng đoàn xung quanh vấn đề liên kết phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.

Chuyển nhiệm vụ của Bảo tàng Tây Sơn Thượng đạo về Bảo tàng tỉnh Gia Lai

Văn phòng UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành văn bản số 113/TB-VP, ngày 7-9-2022, thông báo kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch tại buổi làm việc với các địa phương phía Đông tỉnh để chỉ đạo triển khai công tác quản lý di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt gắn phát triển du lịch và các nội dung có liên quan đến công tác bảo tồn, chống xuống cấp di tích.

Ba loại quan tài độc lạ ở Việt Nam hơn 2.000 năm trước

Mộ thuyền Đông Sơn, mộ chum Sa Huỳnh, mộ vò Đồng Nai... là những loại quan tài độc đáo mà cư dân ở mảnh đất hình chữ S dùng để chôn cất người chết hơn 2 thiên niên kỷ trước.

Israel phục chế thành công 3 bình gốm cổ có niên đại 3.500 năm

Ngày 3/7, Đại học Haifa (UH) ở Israel cho biết các nhà khảo cổ học của nước này đã phục chế 3 bình gốm cổ có niên đại cách đây khoảng 3.500 năm.

Giáo dục lịch sử địa phương gắn với di tích Tây Sơn Thượng đạo

Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) là vùng đất lưu giữ nhiều di tích lịch sử văn hóa. Trong đó, Di tích quốc gia đặc biệt Tây Sơn Thượng đạo được xem như địa chỉ đỏ để mọi tầng lớp nhân dân đến học tập, bồi đắp niềm tự hào và khơi dậy tình yêu quê hương đất nước.

Xét nghiệm bệnh Down ở thai nhi

Công nghệ mới cho phép bác sĩ thu thập thông tin một cách an toàn hơn: Họ chỉ cần lấy vài giọt máu của thai phụ thay vì phải chọc kim vào túi ối như trước đây.

Trở về núi Đọ

Núi Ðọ nằm ở ranh giới của xã Tân Châu (Thiệu Hóa) và phường Thiệu Vân, Thiệu Khánh (TP Thanh Hóa), là nơi hợp lưu của sông Mã và sông Chu. Nhiều nhà khoa học đã xếp di chỉ núi Đọ vào sơ kỳ đồ đá cũ, giai đoạn phát triển đầu tiên của loài người. Tuy vậy, cùng với quá trình phát triển của xã hội, nhiều hiện vật không còn, di tích đang bị xâm lấn nghiêm trọng.

Phát hiện di tích hang động tiền sử tại xã Quảng Khê

Bảo tàng tỉnh Bắc Kạn cùng các chuyên gia khảo cổ học vừa tiến hành đợt điều tra, nghiên cứu tại địa bàn xã Quảng Khê (Ba Bể). Kết quả đã phát hiện di chỉ hang Thẳm Un. Thông qua bộ di vật được phát hiện, các nhà khảo cổ học cho rằng đây là một di tích tiền sử quan trọng của tỉnh Bắc Kạn.

An Khê: Điểm đến hấp dẫn du khách

Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đang xây dựng kế hoạch phát huy giá trị các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử-văn hóa nổi tiếng để trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách gần xa.

Cao nguyên Kon Hà Nừng trở thành Khu dự trữ sinh quyển thế giới

Tỉnh Gia Lai đón nhận bằng chứng nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới cao nguyên Kon Hà Nừng. Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo là di tích quốc gia đặc biệt.

Đá cũ An Khê chờ trở thành bảo vật quốc gia

Nhiều hiện vật thời sơ kỳ Đá cũ ở An Khê được phát hiện khiến giới khảo cổ học trong nước và thế giới phải nhìn nhận lại quá trình phát triển lịch sử Việt Nam trong tiến trình chung của nhân loại.

Vùng đất giàu trầm tích lịch sử

Các huyện Đak Pơ, Kông Chro, Kbang và thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) nằm bên sườn Đông của dãy Trường Sơn, trên bậc thềm chuyển tiếp giữa cao nguyên và duyên hải Trung Bộ có dòng sông Ba chảy ngang qua. Việc các nhà khảo cổ học khai quật, phát lộ hệ thống phức hợp di tích sơ kỳ Đá cũ, dấu tích của tộc người cổ đã làm giàu thêm trầm tích của vùng đất này.

Chủ tịch Hội Khảo cổ học Tống Trung Tín: Rộc Tưng-Gò Đá có thể trở thành di sản thế giới

'Những phát hiện khảo cổ học ở thung lũng An Khê (tỉnh Gia Lai) đã bổ sung vào bản đồ sơ kỳ Đá cũ của thế giới và con đường hình thành văn hóa đầu tiên của nhân loại, được Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga bổ sung vào nội dung của tập 3 Lịch sử thế giới. Với giá trị mang tầm quốc tế, di tích Rộc Tưng-Gò Đá cần được nâng cấp ngay lập tức thành di tích quốc gia đặc biệt để tiếp tục hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO công nhận là di sản thế giới'-Phó Giáo sư-Tiến sĩ Tống Trung Tín-Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam kiến nghị trước Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia trong chuyến khảo sát mới đây tại Gia Lai.

Biến di sản thành nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội

Sáng 28-4, UBND tỉnh Gia Lai có buổi làm việc với Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia về khuyến nghị của UNESCO đối với di sản phi vật thể của nhân loại, bảo vệ và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt và bảo vật quốc gia.

Quy hoạch, xây dựng Gia Lai thành điểm đến di sản

Vùng đất có nhiều di sản văn hóa nhưng Gia Lai thiếu quy hoạch, đầu tư xứng tầm để trở thành nguồn lực phát triển kinh tế xã hội.