Sáng ngày 25/9, đoàn cán bộ của tỉnh Sóc Trăng do đồng chí Trần Văn Việt - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc mừng và tặng quà cho đại đức, sư sãi, Ban Quản trị chùa Ô Chum, gia đình chính sách, người có uy tín trên địa bàn xã Vĩnh Quới và Bà mẹ Việt Nam anh hùng Lê Thị Lên, ấp Mỹ Tân, xã Mỹ Bình nhân dịp Lễ Sen Đôn Ta năm 2024. Cùng đi với đoàn có các đồng chí: Huỳnh Thị Diễm Ngọc - Tỉnh ủy viên, Bí thư Thị ủy Ngã Năm; Nguyễn Văn Triều - Tổng Biên tập Báo Sóc Trăng; lãnh đạo UBND thị xã Ngã Năm.
Sáng 25/9, tại Chùa Mới (phường Tịnh Biên) và chùa Tà Ngáo (phường An Phú, TX. Tịnh Biên), đại tá Lê Hoàng Việt, Phó Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh làm trưởng đoàn công tác đến thăm, tặng quà các vị sư sãi, phật tử và lực lượng cốt cán của bộ đội biên phòng trong đồng bào dân tộc thiểu số Khmer ở khu vực biên giới.
Sáng ngày 25/9, đoàn cán bộ tỉnh Sóc Trăng do đồng chí Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Lễ Sene Đôn Ta năm 2024 tại Trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú Huỳnh cương và các chùa Phật giáo Nam tông Khmer trên địa bàn thành phố Sóc Trăng (Sóc Trăng). Cùng đi còn có lãnh đạo các ban ngành tỉnh; lãnh đạo Thành ủy, UBND thành phố SócTrăng.
Sáng 24-9, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Kiên Giang Nguyễn Thị Kim Bé đến thăm, chúc mừng các chùa, các vị chức sắc, sư sãi, người có uy tín, cán bộ hưu trí lão thành cách mạng là đồng bào Khmer trên địa bàn huyện Hòn Đất, dịp lễ Sene Đôn Ta năm 2024
Sáng ngày 24/9, đoàn cán bộ tỉnh Sóc Trăng do Đại tá Trần Quốc Khởi - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Sóc Trăng làm trưởng đoàn đến thăm, tặng quà cán bộ hưu trí là người Khmer và các chùa Phật giáo Nam tông Khmer trên địa bàn huyện Thạnh Trị, nhân dịp Lễ Sene Đôn Ta năm 2024.
Đồng bào Khmer tại Bạc Liêu có trên 78.000 người, chiếm 7,6% dân số. Để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc thiểu số, những năm qua, các cấp, ngành ở Bạc Liêu luôn quan tâm dạy chữ Khmer cho con em tại trường học, điểm chùa.
Sáng 24-9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Lưu Trung đã dẫn đầu đoàn cồng tác đến thăm các vị chức sắc, sư sãi tại các chùa Phật giáo hệ phái Nam tông Khmer trên địa bàn TP. Rạch Giá nhân lễ Sene Đôn Ta năm 2024.
Sáng ngày 24/9, đoàn cán bộ tỉnh Sóc Trăng do đồng chí Lê Văn Hiểu - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Lễ Sene Đôn Ta tại một số gia đình cán bộ hưu trí và các chùa Phật giáo Nam tông Khmer trên địa bàn huyện Mỹ Xuyên. Cùng đi còn có lãnh đạo huyện Mỹ Xuyên.
Sáng ngày 24/9, đồng chí Nguyễn Thị Huệ Chi - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng đã đến thăm, tặng quà chùa Đay Tà Suốs, xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) nhân dịp Lễ Sene Đôn Ta năm 2024. Cùng đi có lãnh đạo Huyện ủy Mỹ Tú; Đảng ủy, UBND xã Phú Mỹ.
Chiều 23/9, Bí thư Thị ủy Tịnh Biên Nguyễn Hồng Đức đã đến thăm, chúc mừng Lễ Sene Dolta của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer tại chùa Thom Mít (xã Vĩnh Trung) và chùa Mỹ Á (phường Núi Voi).
Đồng bào Khmer có nhiều lễ hội lớn trong năm, mỗi lễ hội đều có nghi thức tổ chức và ý nghĩa khác nhau, mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc. Riêng Lễ Sen ĐônTa mang ý nghĩa hết sức tốt đẹp, thể hiện sự hiếu đạo của con cháu, những người còn sống đối với tổ tiên, ông bà, những người thân đã khuất.
Với truyền thống 'tương thân tương ái', các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành đoàn thể, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh Bạc Liêu đã và đang tiếp tục đẩy mạnh việc hỗ trợ các tỉnh miền bắc khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra bằng những hành động cụ thể, thiết thực, mang đậm tính nhân văn cao đẹp.
Với những nguyên tắc đạo đức và vị trí văn hóa của mình, Phật giáo Việt Nam nói chung, Phật giáo tỉnh Sóc Trăng nói riêng đã và đang bền bỉ với nhiệm vụ xây dựng các giá trị, chuẩn mực con người, góp phần điều chỉnh hành vi của từng cá nhân trong cộng đồng, xã hội. Đồng thời, thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện đúng phương châm 'Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội' của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN).
Kinh lá buông là một loại sách cổ quý hiếm, được ghi chép phục vụ mọi sinh hoạt trong đời sống thế tục và tín ngưỡng tôn giáo. Trải qua nhiều thế kỷ, kinh lá buông vẫn tồn tại và được người Khmer xem là những 'báu vật' linh thiêng, cần được gìn giữ, phát huy.
Những năm qua, công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số được tăng cường, góp phần ổn định và phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Dựa vào tình hình thực tế, các địa phương đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Theo phong tục của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer, hàng năm, từ ngày 29/8 - 1/9 (âm lịch), bà con lại nô nức tổ chức lễ Sene Dolta. Lễ còn được gọi là lễ cúng ông bà nhằm tưởng nhớ công ơn, cầu phước cho linh hồn của các bậc sinh thành, những người trong thân tộc quá cố và tri ân tổ tiên đã khai phá đất đai, phù hộ cho phum, sóc được bình an, thịnh vượng.
Chùa Tà Ngáo theo hệ phái Phật giáo Nam Tông, tọa lạc tại sóc Tà Ngáo, phường An Phú, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Tuy không nguy nga, tráng lệ, bề thế như một số ngôi chùa Khmer khác trong vùng, nhưng đây là ngôi chùa có kiến trúc nghệ thuật độc đáo, tiêu biểu, đặc trưng cho lối kiến trúc chùa tháp của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer ở Nam Bộ. Với hơn 200 năm tuổi, chùa Tà Ngáo còn là nơi lưu giữ nhiều tư liệu quý về tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer của tỉnh An Giang.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang yêu cầu cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội các cấp lãnh đạo tổ chức tốt lễ Sene Đôn Ta của đồng bào Khmer trên tinh thần đoàn kết, vui tươi, an toàn và tiết kiệm, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào Khmer, không để ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống sinh hoạt của đồng bào trước, trong và sau lễ.
Sáng 7-9 (5-8-Giáp Thìn), môn đồ pháp quyến chùa Láng Cát (TP.Rạch Giá, Kiên Giang) tổ chức tưởng niệm 7 năm ngày Trưởng lão Hòa thượng Danh Nhưỡng, Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh viên tịch.
Để thực hiện tốt công tác vận động trong vùng đồng bào Khmer, UBND xã đã phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các hội, đoàn thể xã An Hiệp, huyện Châu Thành (Sóc Trăng) xây dựng kế hoạch tuyên truyền về ý nghĩa và tầm quan trọng của mục tiêu và nội dung 19 tiêu chí nông thôn mới nâng cao và hướng tới xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
Chiều 18-8, chư Tăng chùa Láng Cát (TP.Rạch Giá) đã tổ chức lễ tổng kết, trao học bổng năm học 2024 cho lớp Khmer ngữ và tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn năm học 2024-2025.
Những người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số luôn là nhân tố quan trọng góp phần xây dựng, thực hiện hiệu quả phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Tối 15-8, Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Hậu Giang tổ chức lễ bế giảng khóa song ngữ hè tại chùa Ô Chum Prức Sa (chùa Sóc Bà Mai), H.Vị Thủy.
Chiều 14/8, Đại tá Nguyễn Phong Thịnh, Phó Cục trưởng Cục Xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc (Bộ Công an) cùng lãnh đạo Công an tỉnh Sóc Trăng và đoàn đại biểu dự hội nghị biểu dương các mô hình, điển hình tiên tiến vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Nam Bộ đến tham quan một số mô hình tiêu biểu tại tỉnh Sóc Trăng.
Trong khuôn khổ Hội nghị biểu dương các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Nam Bộ, chiều 14/8, Đại tá Nguyễn Phong Thịnh, Phó Cục trưởng Cục Xây dựng phong trào bảo vệ ANTQ (Bộ Công an) và đoàn công tác cùng các đại biểu tham quan một số mô hình tiêu biểu tại tỉnh Sóc Trăng.
Sáng 9-8, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ thượng bảng và công bố quyết định bổ nhiệm nhân sự quản lý Điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung Suvannabhunivansa (Tông Kim Biên, H.An Biên).
Hàng năm vào dịp hè, hầu hết các chùa Phật giáo Nam tông Khmer ở Trà Vinh đều tổ chức các lớp dạy chữ Khmer, thu hút đông đảo học sinh, con em người Khmer ở địa phương tham gia.
Ngày 7/8, Bí thư Huyện ủy Châu Thành Lê Bích Phượng và Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Châu Thành Từ Thanh Khiết đã đến thăm chùa Chăs Sđao (xã Hòa Bình Thạnh).
Ngày 31.7, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc do Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm làm trưởng đoàn đã làm việc tại tỉnh Sóc Trăng về 'Việc thực hiện chính sách pháp luật về công tác cán bộ dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2016-2023'.
Nhiệm vụ bảo tồn, phát huy tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc Khmer và Hoa đang được tỉnh quan tâm thực hiện, góp phần xây dựng đời sống văn hóa mới trong đồng bào dân tộc thiểu số.
Đại sứ Lý Quốc Tuấn khẳng định sẽ noi theo tấm gương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tiếp tục đoàn kết, nỗ lực công tác, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Bộ Ngoại giao giao phó.
Chiều ngày 26/7, trong không khí trang nghiêm và xúc động, cùng với nhân dân cả nước, cán bộ, đảng viên, nhân dân trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã dành thời gian theo dõi Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thông qua truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam. Tất cả đều một lòng hướng về Tổng Bí thư với niềm xúc động và tiếc thương vô hạn.
Chiều 26/7/2024, cùng với người dân cả nước, cán bộ, đảng viên, nhân dân trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã dành thời gian theo dõi truyền hình trực tiếp Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với niềm tiếc thương.
Với vai trò người có uy tín trong cộng đồng, thời gian qua ông Thạch Thời - Phó Trưởng Ban Quản trị chùa Serey Pôthi Đơm Pô, xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) luôn là tấm gương sáng trong việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nêu cao tinh thần trách nhiệm để cùng chung tay, góp sức bảo tồn, gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và xây dựng nông thôn mới.
Ngày 17/7, tại chùa Khleang (thành phố Sóc Trăng), Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị sơ kết công tác hoạt động 6 tháng đầu năm và triển khai chương trình hoạt động 6 tháng cuối năm 2024. Dự hội nghị có các đồng chí: Võ Thanh Quang - Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Tỉnh ủy; Lưu Văn Xem - Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; Lâm Hoàng Mẫu - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh. Hòa thượng Tăng Nô - Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Hội trưởng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh chủ trì hội nghị.
Sáng 11-7, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước huyện Châu Thành (Kiên Giang) tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024-2029. Đại hội hiệp thương Ban Chấp hành Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước huyện khóa VII gồm 17 đại biểu; Hòa thượng Danh Lân tái đắc cử Chủ tịch Hội nhiệm kỳ 2024-2029.
Sáng 11.7, tại thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, Hội đồng hương tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Tổ chức MEMO (Medical, Educational Missions & Outreach) của Mỹ, Câu lạc bộ Bác sĩ Sóc Trăng tại TP.HCM, Bệnh viện Sản nhi Sóc Trăng, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, Bệnh viện Răng hàm mặt TP.HCM tổ chức khám chữa bệnh, phát thuốc miễn phí cho người dân có hoàn cảnh khó khăn.
Ngày 10/7, UBND huyện Tri Tôn long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện lần thứ IV năm 2024. Trên tinh thần đoàn kết, đại hội đã thống nhất hiệp thương cử 30 đại biểu tham dự Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh An Giang năm 2024.
Theo Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước liên huyện An Biên - U Minh Thượng (Kiên Giang), nhiệm kỳ 2019-2024, Hội chỉ đạo các chùa thực hiện tốt công tác từ thiện với tổng kinh phí trên 5,6 tỷ đồng.
Chiều 30-6, sau hơn một tháng học tập, Hòa thượng Tăng Sa Vong, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu, trụ trì chùa Buppharam (Cái Giá Chót, xã Hưng Hội, H.Vĩnh Lợi) tổ chức buổi họp mặt, sách tấn cho các em lớp ngôn ngữ và văn hóa tại chùa.
Với chủ đề 'Đoàn kết - Dân chủ - Phát triển', Đại hội đại biểu Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang) thống nhất suy cử 11 vị vào Ban Chấp hành Hội; Thượng tọa Danh Cảnh tái đắc cử Chủ tịch Hội nhiệm kỳ 2024-2029.
Chưa bao giờ, cảnh tượng chùa chiền, sư sãi lại huyên náo, ồn ã như thời 4.0 này. Các clip sư thuyết pháp thì ít mà dọa dẫm đại chúng, gieo rắc mê tín dị đoan, không đúng tinh thần Phật pháp thì nhiều, có thể nói là tràn ngập các nền tảng mạng xã hội, từ TikTok, Facebook đến YouTube... khiến nhiều người vô cùng hoang mang...
Sáng ngày 25/6, Bộ Nội vụ, Ban Dân vận Trung ương phối hợp UBND tỉnh Trà Vinh tổ chức hội nghị nhằm đánh giá kết quả 20 năm thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác đối với Phật giáo Nam tông Khmer.
Là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống với 37.259 hộ dân, trong đó dân tộc Khmer chiếm 36,7%; dân tộc Hoa chiếm 0,27%, trong 05 năm qua huyện Cầu Ngang đã nỗ lực thực hiện chính sách dân tộc nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào DTTS.
Châu Thành là huyện cửa ngõ của tỉnh Sóc Trăng, có Quốc lộ 1A đi qua xuyên suốt chiều dài của huyện. Huyện có 10 thành phần dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống với 49.466 người, chiếm 51,96% dân số toàn huyện, trong đó, dân tộc Khmer chiếm 48,56%. Thời gian qua, huyện đã triển khai thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào DTTS. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Trong 05 năm qua, thông qua các hoạt động từ thiện, an sinh xã hội… Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước huyện đã vận động trên 26 tỷ đồng để góp phần giúp đỡ cho các hộ khó khăn trong cuộc sống.
Qua hơn 13 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM, Trà Vinh đã đạt nhiều kết quả, nổi bật là bộ mặt nông thôn nhiều khởi sắc. Điều đó minh chứng cho sự đồng thuận của người dân trong chung tay XDNTM, trong đó có sự góp công, góp sức không nhỏ của đồng bào Khmer.
Đại hội đại biểu Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước huyện Gò Quao (Kiên Giang) lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024-2029 đã hiệp thương Ban Chấp hành Hội khóa VIII gồm 17 đại biểu. Hòa thượng Lý Long Công Danh đắc cử chủ tịch hội.
Sáng 13-6, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024-2029. Đại hội hiệp thương Ban Chấp hành Hội khóa VII gồm 15 đại biểu. Thượng tọa Danh Dổ tái đắc cử Chủ tịch hội.
Nhiệm kỳ 2024 - 2029, UBMTTQVN TX. Tịnh Biên (tỉnh An Giang) sẽ tăng cường phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, tập hợp đông đảo đoàn viên, hội viên, đồng bào các dân tộc, tôn giáo trên địa bàn thị xã cùng phấn đấu xây dựng quê hương giàu đẹp.