Là một trong hai đơn vị nghệ thuật tại TP HCM tham gia Liên hoan Sân khấu kịch nói toàn quốc 2024 tại Thái Nguyên, sân khấu Trịnh Kim Chi đã ra mắt vở 'Hai người mẹ' do chính chủ nhân của sàn diễn này dàn dựng.
'Đờn cò lên trục kêu vang-Anh còn thương bạn, bạn khoan có chồng'.
'Đờn cò lên trục kêu vang-Anh còn thương bạn, bạn khoan có chồng'.
Mùa hè của tuổi thơ luôn gắn liền với hình ảnh lúa trổ đòng vàng rực dưới nắng, tiếng ve kêu râm ran, và những buổi trưa trốn ngủ để ra đồng cùng bạn bè. Những ký ức ấy không chỉ là những trò chơi vui vẻ mà còn là bài học quý giá về cuộc sống, tình bạn và sự gắn kết mật thiết với thiên nhiên. Đó là những khoảnh khắc hạnh phúc, giản dị mà khi nhớ lại, lòng ta se thắt bởi niềm xao xuyến không tên.
Nắng tháng tư về, nhẹ nhàng mà tinh nghịch, như một đứa trẻ đùa giỡn trên mái tóc em, khiến những sợi cỏ lau bên đường cũng phải bừng tỉnh sau giấc ngủ đông dài. Tôi kéo chiếc mo cau cũ kỹ, tiếng kêu cọt kẹt đồng điệu với tiếng cười khúc khích của em, ngồi sau lưng tôi, đôi chân thon dài vô tình chạm nhẹ vào lưng, mỗi bước chân của chúng tôi đều in dấu trên con đường đất.
Chiều 30 tết… Má lướt tiktok một vòng xem người ta livestream chợ tết. Năm nào cũng vậy, cứ đến những phiên chợ cuối năm là má lên mạng coi người ta livestream để xem tình hình buôn bán của bà con mình thế nào. Sau khi coi mấy anh chị ngoài chợ hoa xuân livestream, má bần thần một lúc rồi đứng phắt dậy, bỏ điện thoại vào giỏ, lấy áo khoác choàng vào:
Xe lăn bánh, nhìn dáng cậu đứng vẫy tay chào tạm biệt, lòng tôi bỗng thấy ấm áp lạ thường. Tôi cũng nhớ mãi câu dặn dò của cậu: 'Tết năm sau cứ dẫn tụi nhỏ về, ngoại mất vẫn còn có cậu!'.
Trong cõi nhân gian lạ lẫm, xuân với Thành Cổ như cánh én bay về liệng giữa khung trời ký ức. Những ai sinh ra trong chiến tranh sẽ không quên cuộc chạm trán lịch sử 81 ngày đêm giữa ta và địch. Đó là cuộc đọ sức lấy gan vàng dạ sắt chọi lại sự dã man kinh khủng được lượng hóa gấp 7 lần hai quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Nhật Bản cuối đại chiến thế giới thứ hai.
Bác thật đặc biệt, ít nhất là đối với tôi. Họ hàng ở quê nhiều nhưng duy nhất tôi là đầu mối để bác liên lạc, gọi điện. Có việc gì ở quê, tôi là người báo cho bác biết đầu tiên; bác hỏi thăm ai, có việc hiếu hỷ cũng gọi cho tôi trước. Dù tuổi cao nhưng bác rất chăm nghe đài, đọc báo. Bất cứ tình hình gì của quê hương Quảng Trị bác đều quan tâm, nghe qua đài, báo rồi gọi về hỏi thăm, chia sẻ. Tôi cũng vì công việc bận rộn nên không gọi cho bác đều đặn mà đa số là bác gọi cho tôi. Có hôm gọi trong giờ làm việc, tôi không tiện nghe máy, về nhà cũng quên gọi lại nhưng bác vẫn chủ động gọi tôi mà không hề trách cứ.
Phạm Đình Chương, người nhạc sĩ của Ban Thăng Long đã để lại cho chúng ta nhiều bài hát thật khó quên. Ông viết chủ thể loại từ Cha cha cha cho đến Slow… và ông cũng viết cho chúng ta một bài hát mang giai điệu Boléro sang trọng: 'Xóm đêm'. Bài này ông viết vào năm 1955, tôi chép cẩn thận trên vở học trò từ năm 1960 đến nay mà nó không phai màu!
Đêm xa hoa lộng lẫy chốn đèn màu, đêm nát nhàu những cánh hoa dập dềnh phố thị qua tay bao người mua kẻ bán. Đêm lang thang từng con ngõ nhỏ, gánh hàng rong còn đó nỗi lo cơm áo cho đàn con thơ. Màn đêm không lối, từng giọt nước mắt thấm đẫm trên chiếc gối của những người đàn bà, hay là của đêm?
Cảm hứng lãng mạn của nhà văn Thạch Lam như một cánh diều mà sợi dây bền chặt là hiện thực cuộc sống...
Có một nhà văn từ hơn ba chục năm qua luôn đứng đầu danh sách ứng cử viên của giải Nobel văn chương. Hàng năm, khi hội đồng Nobel xướng tên người duy nhất đoạt giải, người hâm mộ ông lại thêm một lần thất vọng và trách giận hội đồng Nobel. Và họ hoàn toàn bất bình với hội đồng Nobel khi rốt cuộc tượng đài văn chương đó đã ra đi ngày 11.7.2023, thọ 94 tuổi. Nhà văn đó là Milan Kundera.
Anh gặp chị khi tuổi đã xế chiều, trên đầu tóc màu trắng nhiều hơn tóc màu đen, khi đã trải qua đổ vỡ hai lần. Chị cũng từng qua một lần đò. 'Rổ rá cạp lại', thiên hạ người ta nói thế. Ở quê, ra ngõ chạm mặt, lời gièm pha xát muối vào mặt, vào gan ruột người ta. Anh động viên chị thôi bỏ đi, ai nói gì mặc kệ, cuộc đời là của mình, mình sống cho mình chứ quan tâm chi thiên hạ nói gì.
Nếu có dịp đọc cuốn hồi ký hơn 400 trang 'Chuyện kể thời chiến' của đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Huỳnh Trí (tên thân mật là ông Hai Trí, ngụ huyện Châu Thành, tỉnh An Giang), độc giả sẽ chìm đắm trong những con chữ thấm đẫm nước mắt. Từng chữ, từng câu chuyện giúp mọi người hiểu sâu sắc rằng, chiến tranh đâu phải trò đùa!
Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Tiền Giang (gọi tắt là Trung tâm) là đơn vị được Nhà nước giao nhiệm vụ tiếp nhận nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em mồ côi, lang thang, cơ nhỡ và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không nơi nương tựa, trẻ bị xâm hại. Tại đây, những trẻ em thiếu tình thân đã được chăm chút yêu thương.
Với tập 'Vỗ dọc mùa đêm trắng', tôi một lần nữa phát hiện thơ tác giả Phúc Đinh đầy hình ảnh, chất liệu, cảm xúc thơ và một lối nói khác vừa đủ, không đánh đố mà cũng không dễ dãi
Bên cạnh nhiệm vụ chuyên môn, những năm qua, Báo Ấp Bắc luôn chú trọng đến công tác từ thiện - xã hội. Các chương trình như học bổng 'Chắp cánh ước mơ', 'Tặng quà trung thu cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn', 'Ngôi nhà nhân ái' đã lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng, mang lại hiệu quả tích cực.
Trong 2 tháng về phép, ông Cự được gia đình sắp xếp, hỏi cưới cô hàng xóm làm vợ. Sau khoảng thời gian ngắn ngủi, ông lại tham gia chiến đấu, bỏ vợ biền biệt 6 năm ở nhà.
Bên trong hộp quà là những món đồ mà tôi không ngờ tới.
Tôi lấy vợ lập nghiệp xa quê hương, mỗi một năm tôi cố gắng sắp xếp về thăm quê ít nhất hai đến ba lần. Gần ba năm trời, tình hình dịch bệnh phức tạp, tôi chưa được về quê hương nhân các ngày giỗ, lễ, tết để hương khói cho tổ tiên ông bà.
Đã rất nhiều, rất nhiều lần rồi tôi muốn viết về mẹ nhưng cứ đặt bút xuống lại thấy nghẹn lời. Thương tới rưng rưng. Vì tôi nghĩ trên thế gian này khó có ngôn từ nào, tứ thơ nào có thể nói hết được về tình thương của mẹ. Cũng rất khó có thiên truyện nào có thể kể đủ những vất vả, hi sinh khi nói về cuộc đời của mẹ. Một cuộc đời thầm lặng mà lắm chông gai. Như biển, như sông, là công ơn của mẹ đã nuôi dạy chị em tôi khôn lớn nên người.
Sáng 30-9, nhóm 'Sẻ chia mùa dịch' cùng các bạn thiện nguyện Sài Gòn đã đến khu 'bãi rác' Bình Chánh. Thật đúng với tên gọi, xung quanh chỉ toàn là rác.
Tôi vừa đọc những dòng nhắn nhủ của các bác sĩ và nhân viên y tế Bệnh viện Việt Đức trước khi lên đường vào chi viện cho TP. HCM vừa khóc...
Lâu nay, mình có thói quen mỗi sáng cuối tuần là nhẹ tênh tâm hồn nơi góc cà phê quen thuộc ngắm những chú cá nhiều sắc màu bơi lượn tung tăng. Nghe tiếng chim ríu rít trong lồng nhà bên. Hương vị cà phê gây thương nhớ ấy như chất xúc tác khơi gợi những ý tưởng hay cho cả hành trình phía trước. Nhưng đôi lúc cũng chỉ là sự trống vắng không suy tư, cứ thả mình vào chốn bình yên không giới hạn.
MC Quyền Linh cùng với những người bạn của mình đã tiếp tục ủng hộ 2,2 tỷ cho quỹ vắc xin của người lao động nghèo.
MC quốc dân Quyền Linh đã trao thêm 2,2 tỷ đồng để mua vắc xin cho công nhân và người lao động nghèo.
Trong chưa đầy 1 tháng, MC Quyền Linh và những người bạn đã góp tổng cộng 4,2 tỷ vào quỹ mua vaccine Covid-19.