Nguồn gốc của từ chiền/ cửa chiền chính là từ thiền/ cửa thiền, nói cách khác nghĩa là cửa chùa
Có bài viết giật cái tít thật ngộ: 'Chàng trai lướt sóng biển 'nghệ cả củ' mà không cần ván'. 'Nghệ cả củ' là gì? Trả lời câu hỏi này, chi bằng ta tìm hiểu từ 'củ' trong ngữ cảnh này đóng vai trò gì?
Một từ quá quen thuộc, luôn được sử dụng, nó rất tình cảm, gần gũi, nhưng cũng vô cùng thiêng liêng khi xuất hiện trong từng ngữ cảnh, như lời kêu gọi gắn liền với vận mệnh quốc gia dân tộc – mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày 2 tháng 9 năm 1945 với cụm từ: 'Hỡi đồng bào cả nước'… công bố nền độc lập dân tộc và sự ra đời của một Nhà nước mới.
Trong tháng 8 vừa qua Nhà xuất bản Trẻ đã cùng đại diện gia đình tác giả Vương Hồng Sển ký hợp đồng tác quyền hàng loạt tác phẩm của ông.
Không rõ do cơn cớ gì, hễ một khi nghe đến câu 'Con gái tuổi Dần' ắt không ít đấng mày râu lè lưỡi lắc đầu. Sở dĩ chọn lấy thái độ này, có lẽ do họ mường tượng về hình ảnh:Trong hang tối, mắt thần khi đã quắcLà khiến cho mọi vật đều im hơi (Thế Lữ)
Tục ngữ Việt Nam có câu 'Tay vơ chẳng tày miệng lúm'. Từ điển tục ngữ Việt (Nguyễn Đức Dương - NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh - 2010) thu thập và giải nghĩa như sau:
Thiệt tức cười, ngày xưa khi mừng đám cưới của đôi bạn trẻ, ông Thủ Thiệm - một 'trạng cười' nổi tiếng ở Quảng Nam ưa nói lái, chỉ viết tuyệt đẹp như phượng múa rồng bay hai chữ: 'Mèo đứng'. Mà trái nghĩa với đứng, đôi khi còn là nằm. Chẳng hạn, một đứa trẻ sinh ra đời, tía má/ cha mẹ/ thầy u nào cũng mong muốn nó lúc đến tuổi trưởng thành 'Có đôi có đũa'- thành ngữ này nhằm chỉ về việc dựng vợ gả chồng. Vì lẽ đó, khi nói đến đũa đứng/ đũa nằm, ta còn hiểu ám chỉ về sự tréo ngoe, ngăn cách giữa chàng/ nàng; trai/ gái/ vợ/ chồng.
Thời gian qua, nhiều người hay dùng từ tử tế, gợi tôi nhớ cách đây khá lâu - những 20 năm trước, một hôm nhóm giáo viên dạy văn chúng tôi có tiếp một giáo sư. Khi hàn huyên về chuyện tình đời, giáo sư nói, trong cuộc sống, ông chỉ quý mến và kính trọng 3 loại người: một là người tài hoa, hai là người đẹp, ba là người tử tế.
Ghi nhận về vốn từ trong từ điển, tự vị nói chung bao giờ cũng đi sau lời ăn tiếng nói đã xuất hiện ngay trong đời sống, có thể do không cập nhật hoặc bỏ sót. Điều này hết sức bình thường. Vì thế, có những từ/ cụm từ đang sử dụng, một khi nghe/ nói bất kỳ ai cũng hiểu nhưng nếu ai cắc cớ đặt câu hỏi: 'Bắt đầu từ đâu, do đâu nó lại xuất hiện?'. Đã đành các từ đã có từ xa lắc xa lơ, nay tìm hiểu đã khó, vậy, từ mới ra đời gần đây dễ dàng hơn chăng? Không hề. Cũng khó y chang nhau.
'Đừng chờm mà có ngày chấn móng' là câu tục ngữ Việt Nam thuộc loại cổ xưa và khá khó hiểu. Không biết 'chờm', 'chấn' ở đây là gì?; 'móng' là móng nhà hay móng lừa, móng ngựa? Có lẽ, việc đầu tiên là chúng ta tìm đến từ điển xem sao:
Có những câu tục ngữ, thành ngữ nghe rất quen. Nhiều người cùng sử dụng, thế nhưng mỗi người nói/ viết mỗi phách. Lại tủm tỉm cười, duyên dáng tệ ắt cho rằng tôi nói vống chứ gì? Thì đây, 'Tai vách mạch dừng' hay 'Tai vách mạch rừng'? Đâu nguyên bản, đâu 'dị bản'? Lâu nay đã có nhiều cuộc tranh luận, hầu như không ai chịu ai. Vì lẽ đó, câu trả lời dứt khoát vẫn còn 'lửng lơ con cá vàng', mỗi người hiểu mỗi phách giữa 'rừng' và 'dừng'.
Cỏ bàng vốn là loài cỏ dại, mọc hoang khắp vùng sình lầy, chua phèn, ngập nước, có nhiều ở vùng Đồng Tháp Mười và một số địa phương giáp ranh. Từ bao đời nay, qua bàn tay con người, cỏ bàng trở thành nhiều vật dụng cần thiết trong nhà.
Vào tháng 7/2022, nhân dịp kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Đình Chiểu, UBND tỉnh Bến Tre chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu trong thời đại ngày nay. Các bài tham luận được NXB Chính trị Quốc gia chọn in trong tập sách cùng tên với chủ đề hội thảo. Trong số đó, khi bàn về 'Các hình thức ngôn từ nghệ thuật trong Lục Vân Tiên', PGS.TS. Trần Đức Ngôn đánh giá: 'Cách gieo vần này có vẻ như gượng ép, nhiều từ dùng để gieo vần có vẻ như bị làm sai lệch về ngữ âm để cho phù hợp với vần chân và vần lưng…'.
Nếu 'Chơi dao có ngày đứt tay' ý nói mạo hiểm, xem thường hiểm họa thì sẽ có ngày chuốc lấy tai vạ cho chính mình, thì 'Đi đêm lắm có ngày gặp ma', đơn giản chỉ có nghĩa: thường xuyên làm những việc mờ ám, lén lút (có khi không có gì xấu mà chỉ là không/chưa muốn cho người khác biết) thì cũng có lúc sẽ bị phát hiện.
Dân gian có câu 'Phận gái mười hai bến nước'. Vậy mười hai bến gồm những bến nào?
Vài năm gần đây, nhiều người truyền tụng thông tin mùng mười tháng Giêng Âm lịch là ngày vía Thần Tài và tổ chức cúng kiếng, mua vàng cầu may,... Theo lễ tục người Việt, nhất là người Việt ở phương Nam được ghi nhận trong sách vở và thực tế, đó là ngày vía đất.
Trong sách Lĩnh Nam Chích Quái của tác giả Trần Thế Pháp, cuối đời nhà Trần - cuối thế kỷ XIV đã có sử dụng từ 'Tết'.
LTS: Bài viết dưới đây của TS. Nguyễn Lê Tuyên (nhà soạn nhạc, nghiên cứu âm nhạc, nghệ sĩ guitar) là một phần của tham luận 'Nhạc tài tử: Lost in Translation' được tác giả trình bày lần đầu trong hội thảo quốc gia của Musicological Society of Australia tại Canberra năm 2012, và sau đó tại hội thảo toàn cầu của International Council for Traditional Music năm 2013 tại Thượng Hải.
Sẵn nghệ trong tay, muốn ngả mùi nào cũng được.Giữ màu chiều khách, hễ trông sắc nước thời làm.
Đến bây giờ vẫn có nhiều từ chúng ta sử dụng nhiều nhưng đôi khi lại không thực sự hiểu ý nghĩa của nó là gì.
Anh đi ghe cá trảng lườnỞ trên Gia Định xuống vườn thăm em
Nghĩa của từ 'núc' khiến nhiều người bất ngờ.
'Chùa Đàn, ấy là tất cả nhà văn Nguyễn Tuân, một Nguyễn-Tuân-toàn-vẹn, tinh hoa tư tưởng, tài hoa văn chương', Giáo sư Hoàng Như Mai nhận định khi viết Lời nói đầu trong bản in năm 1989 do nhà xuất bản Văn học tái bản, tr.11. Đọc tác phẩm này, về chữ nghĩa hẳn chúng ta thích thú với đoạn: 'Lãnh Út gọi Bá Nhỡ lên, bảo ban về việc ngày mai điều khiển dân ấp Mê Thảo đi đánh cây cổ thụ ở suối Vầu'. Ơ hay, cây cổ thụ này tội tình gì mà phải đánh?
Đây vốn là một từ Hán Việt.
Từ điển từ láy tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ - Hoàng Văn Hành chủ biên - NXB Khoa học Xã hội, 2011) thu thập và giải nghĩa: 'khuây khỏa. đgt. Nguôi dịu đi phần nào những nhớ thương, buồn thảm; khuây nói khái quát. Đi chơi cho khuây khỏa vì sau những cuộc thay đổi trong gia đình bà cụ hay cả nghĩ.' (VN, 1-61)'.
Nhà thơ Huệ Thi - người con gái Quảng Nam xinh đẹp, đôn hậu và tài hoa vừa cho ra đời tập thơ 'Sợi yêu' (NXB Hội Nhà văn, tháng 5-2023). Đây là tập thơ riêng thứ 8 của chị và là tập thứ 12 cả in chung. Chị không tham lam mà chắt lọc, mỗi tập thơ chỉ gói gọn những gì muốn nói, muốn chuyển tải và ghi lại…
Một số từ như khô khao, khát khao, khao khát, được Từ điển từ láy tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ - Hoàng Văn Hành chủ biên) thu thập và giải nghĩa. Vậy, khao trong những từ vừa nêu có nghĩa là gì?
'Nác su' ý nói 'nước sâu''Trấy bù' để gọi 'quả bầu' đó thôiQua câu vần vè đáng yêu này, ta thấy với người xứ Nghệ đã phát âm 'âu' thành 'u', tuy nhiên không phải tất cả, thí dụ người ta vẫn nói đi tàu, trái đậu v.v… chứ không biến âm.
Liệu đây là một loại thức ăn hay có ý nghĩa sâu xa nào khác?
Nhà văn Vũ Bằng có lần viết về bạn văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam: Anh em thân của Tam cho biết lúc ở Tàu, trời lạnh, Tam thường mua từng bát ô-tô rượu để uống, nhưng vì rượu nhiều quá, mà lại nặng nên anh phải bịt mũi, nhắm mắt lại để uống như đàn bà, con trẻ sợ thuốc Bắc mà cứ phải nhắm mắt, bịt mũi lại để uống cho xong chuyện (Tạp chí Văn số 156, chủ đề Hoài niệm Nhất Linh ra ngày 15-6-1970).
Kì thực, đáp án đúng không phải 'giã', cũng chẳng phải 'dã'.
Có thể nói, nhà văn Tô Hoài vốn rất ý thức tu luyện chữ nghĩa. Ông bảo: Trong Truyện Kiều có chữ áy (Một vùng cỏ áy bóng tà, không biết nghĩa chữ áy thế nào, mới đọc đã cảm thấy man mác, thấy buồn).
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ra lệnh phóng vệ tinh do thám đầu tiên trong chuyến kiểm tra Cơ quan phát triển Hàng không vũ trụ quốc gia (NADA) Triều Tiên hôm 18/4, với sự tháp tùng quen thuộc của cô con gái Kim Ju-ae.