Hồ Cửa Đạt được nhiều người biết đến là một vùng thắng tích 'hội sơn, tụ thủy', với nhiều phong cảnh thiên nhiên kỳ thú, yên bình. Vào những ngày đầu xuân hồ Cửa Đạt là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn du khách. Đến đây du khách sẽ được trải nghiệm không khí trong lành, tươi mát và cảm nhận được vẻ đẹp của vùng non nước, đan xen giữa vẻ trầm mặc của không gian tâm linh, sắc màu dịu dàng nên thơ của đất trời và hơi thở tươi mới của cuộc sống.
Nhờ các thế hệ nối tiếp bồi đắp, đến nay khu di tích Côn Sơn đã ngút ngàn cây lá, trở thành chốn 'tùng lâm đẹp đẽ'.
Những ngày này, nhiều người dân lên chùa Hương Tích (Hà Tĩnh) để thăm quan, chiêm ngưỡng đệ nhất danh lam và sờ tượng hổ để cầu tài lộc dịp đầu năm mới.
'Xuân xuân ơi xuân đã về. Có nỗi vui nào vui hơn ngày xuân đến… Xuân xuân ơi xuân đến rồi. Cánh én bay về cho tim mình nao nức… Trong hương xuân ta vẫy chào. Kính chúc muôn nhà gặp nhiều an vui!' Một mùa xuân mới lại đến với dải đất hình chữ S bên bờ Biển Đông, với đất văn hiến nghìn đời Thăng Long - Hà Nội. Trong mỗi người đều nao nức một mùa xuân mới với những niềm hy vọng thắng lợi mới.
Hồ Tây và sông Hồng là 2 địa điểm thả cá chép tiễn ông Táo về chầu Ngọc Hoàng ưa thích của người Hà Nội. Tại đây, mỗi người có một cách thả cá khác nhau, cùng chung hi vọng một năm mới hạnh phúc.
Nằm trong lòng thành phố Thanh Hóa, thắng tích Hàm Rồng không chỉ nổi tiếng bởi những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú qua các quần thể sông, núi, hang động… mà nơi đây còn được biết đến với chiến công hiển hách của quân và dân Thanh Hóa trong các cuộc kháng chiến cứu nước giải phóng dân tộc.
Những ngôi trường ấn tượng bởi không gian xanh mát bóng cây , rực rỡ sắc màu từ những loài hoa đua nhau khoe sắc, tỏa hương. Không chỉ giúp các nhà trường xây dựng 'trường học thân thiện, học sinh tích cực' mà còn giúp 'xanh hóa' môi trường, giúp học sinh và giáo viên thêm yêu mái trường.
Công viên thắng tích xứ Thanh rộng hơn 2.000m2 đã trở thành nơi để thầy và trò Trường trung học cơ sở Trần Mai Ninh thỏa sức sáng tạo, tìm tòi để có những giờ học bổ ích, thú vị.
Cách khu Di tích quốc gia đặc biệt đền Bà Triệu không xa, cụm di tích thắng cảnh Hàn Sơn tọa lạc trên địa bàn thôn Phong Mục, xã Triệu Lộc, bên bờ sông Lèn (xưa kia còn có tên là sông Lâu) nằm lọt vào nơi 'sông núi giao nhau' và được người xưa ngợi ca là 'Cõi linh thiêng của trời đất'. Có lẽ bởi vậy, từ xa xưa ở vùng đất này đã xuất hiện hệ thống điện thờ với 'đậm đặc' các di tích thuộc tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt.
Có một loài hoa ở Huế hễ nhắc tên, nhiều người nghĩ ngay đến danh thắng hồ ngự Tịnh Tâm, đó là sen trắng. Sau bao năm vắng bóng, giống hoa cổ quý này vừa phục hồi kỳ diệu, tạo nên nhiều tấm 'áo thơm' vương giả khoác lên những ao hồ danh thắng, di tích Cố đô từng một thời hoang tàn.
Dưới chân dãy núi Phượng Hoàng có ngôi cổ tự thuộc thiền phái Lâm Tế tồn tại hàng trăm năm qua với lối kiến trúc khác hẳn so với những ngôi chùa ở miền Bắc Việt Nam. Đó là chốn tổ Bổ Đà, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, Bắc Giang.
Thị xã Nghi Sơn có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên hết sức phong phú, với Hải Hòa và Bãi Đông là hai bãi biển đẹp, ngày càng hấp dẫn du khách. Đồng thời, Nghi Sơn còn được biết đến là vùng đất của các thắng tích, mà nổi tiếng hơn cả là Khu Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh núi Am Các – chùa Am Các, cụm di tích thắng cảnh Biện Sơn, quần thể hang động Trường Lâm... Đây là cơ sở để địa phương chú trọng đầu tư hạ tầng giao thông, cơ sở vật chất du lịch. Đặc biệt là đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư kinh doanh du lịch, nhằm hình thành các quần thể nghỉ dưỡng và các khu, điểm du lịch trên địa bàn.
Cùng với sức hút mạnh mẽ của các lĩnh vực đầu tư đa ngành, trong nhiệm kỳ 2020-2025, TP Thanh Hóa định hướng trở thành một đô thị thông minh, hiện đại.
Với sức hút về một cực tăng trưởng ở phía Bắc, hai năm gần đây Thanh Hóa đang là một 'điểm nóng' trong thu hút đầu tư. Cùng với sự phát triển nhanh của các khu công nghiệp, các lĩnh vực sản xuất, Thanh Hóa cũng định hướng quy hoạch, phát triển nhiều khu đô thị hiện đại nhằm thay đổi diện mạo các vùng kinh tế trọng điểm và đáp ứng nhu cầu tăng dân số khi nền kinh tế phát triển mạnh mẽ.
Long Thọ - nhà máy xi măng lâu đời, với hơn 100 năm tồn tại, bắt đầu cuộc chuyển dời vĩnh viễn ra khỏi không gian đô thị Huế. Đó là cuộc 'thiên di' theo ý nguyện nhân dân bấy nay vì lý do môi trường, nhưng cũng là mối quan tâm của nhiều người bởi nơi đây là một phần của lịch sử xứ Huế.
56 năm về trước, quân dân Hàm Rồng (Thanh Hóa) không tiếc máu xương chiến đấu vô cùng anh dũng với tinh thần và ý chí quyết thắng, trong 2 ngày đã bắn rơi 47 máy bay Mỹ.
Khi nói về xứ Thanh, dưới góc nhìn địa - văn hóa, đã có nhận định cho rằng 'trong cả nước Việt Nam, không có nơi nào có nhiều cảnh đẹp như ở Thanh Hóa'; hay 'xứ Thanh là cái nôi di sản của đất nước'. Điều này là có cơ sở của nó, khi mỗi tên đất tên người, thậm chí là mỗi dãy núi, dòng sông đều có những câu chuyện, những vẻ đẹp, đang hài hòa và chung đúc, để định danh xứ Thanh trên bản đồ quốc gia – dân tộc.
Với sự cổ kính cùng cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, chùa Hương Tích (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) từng được mệnh danh là 'Hoan châu đệ nhất danh lam', đang là điểm đến hấp dẫn du khách thập phương trong những ngày đầu xuân.
Tết, tháng Giêng từ lâu đã không chỉ là dịp các gia đình đoàn viên, mà còn là dịp để trải nghiệm đời sống tâm linh qua những chuyến hành hương đến với cửa thiền…
Vùng đất Hậu Lộc là nơi phát tích nhiều di tích, danh thắng nổi tiếng, gắn với những sự kiện và nhân vật có ảnh hưởng lớn đến lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Để rồi, khi nhắc đến Hậu Lộc, người ta sẽ liên tưởng đến những tên đất, tên người đã trở thành tên của lịch sử, của văn hóa như Bà Triệu, Duy Tinh, Diêm Phố...
Quần thể di tích lịch sử danh lam thắng cảnh Núi Mằn thuộc thôn Đá Trắng, xã Thống Nhất, thành phố Hạ Long, có diện tích 150 ha (bao gồm toàn bộ Núi Mằn và các công trình tín ngưỡng liên quan).
Cụm di tích danh thắng Nga An được ví như một nàng công chúa đang ngủ quên, cần được đánh thức.
Chùa Bà Đanh có tên chữ là 'Bảo Sơn Nữ' là một ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nam - thắng tích Phật giáo nổi tiếng ở phía Bắc nước ta.. Chùa Bà Đanh đã được công nhận là Di tích Lịch sử cấp quốc gia năm 1994
Cà kheo có 'tuổi thơ' đẹp đẽ là thế, ý nghĩa lớn lao là thế, nhưng giờ đây người học cà kheo ngày càng ít đi, người truyền dạy cà kheo cũng theo cơ chế thị trường mà lo làm kinh tế, chẳng còn mấy người đủ lòng kiên trì theo đuổi đam mê với nghề nữa.
Không chỉ nổi tiếng với những ngôi đền thiêng, hồ Cửa Đạt, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) còn được nhiều người biết đến là một vùng thắng tích 'hội sơn tụ thủy', với nhiều phong cảnh thiên nhiên kỳ thú mà yên bình.
Sau các trận lũ lịch sử những năm 1999- 2000, các địa danh như cửa biển Tư Hiền, Hòa Duân... ngày càng được nhắc đến nhiều hơn trên mặt báo với những nét đặc trưng về lịch sử và cảnh quan thiên nhiên ít nơi có được. Rồi người ta lại quên đi trong ngổn ngang dòng thời sự. Sau thời gian giãn cách đợt hai, do có việc riêng, tôi một mình lang thang theo Quốc lộ 49B đến Tư Hiền...
Đến nay, nhiều di chỉ liên quan đến Tống Giang và Tiều Cái được phục dựng ở nguyên quán và nơi hoạt động của nghĩa quân Lương Sơn Bạc.
Không chỉ là vùng đất 'địa linh nhân kiệt', Thanh Hóa còn được biết đến với nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh hấp dẫn làm say lòng biết bao du khách.
Từ kết quả đề tài khoa học 'Sưu tầm, khảo sát và phục dựng nghi lễ của đền Đồng Cổ' của Ban Nghiên cứu và Biên soạn Lịch sử Thanh Hóa, do Tiến sĩ Lê Ngọc Tạo chủ trì, cử nhân Nguyễn Ngọc Khiếu thực hiện, NXB Thanh Hóa đã xuất bản thành sách 'Di tích núi và đền Đồng Cổ'. Dù công trình biên khảo công phu nhưng đã vấp phải một sai lầm hết sức đáng tiếc: Nhầm lẫn giữa vị thần được thờ là thần núi Đồng Cổ thành thần Trống Đồng.
Nằm trong chương trình Giải vô địch quốc gia Tiền Phong Marathon 2020, công ty Trầm hương Khánh Hòa đã trao tặng vườn hoa tại cột cờ Thới Lới cho huyện Lý Sơn
Với bãi cát trắng mịn trải dài, hòa với dòng nước biển trong xanh cùng hệ thống quần thể thắng tích mang đậm màu sắc huyền thoại... tất cả đã khiến cho biết bao tâm hồn bâng khuâng, rạo rực khi về với Sầm Sơn!