Trước thực trạng dân số ngày càng giảm, số lượng nhà ở bị bỏ hoang tại Nhật Bản đã tăng lên mức kỷ lục. Quốc gia Đông Á này đang phải tìm phương án giải quyết 9 triệu căn nhà không có người sinh sống khắp cả nước.
Việc xả nước thải từ nhà máy hạt nhân Fukushima của Nhật Bản đã bị đình chỉ vào thứ Sáu (15/3) sau một trận động đất, nhà điều hành nhà máy này cho biết đồng thời nhấn mạnh rằng động thái này là để phòng ngừa.
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi của Nhật Bản bị hư hại nghiêm trọng sau trận động đất và sóng thần lớn tấn công bờ biển phía bắc đất nước, gây ra mối lo ngại về phóng xạ cho đến tận ngày nay.
Ngày 28/2, Công ty Điện lực Tokyo Holdings (TEPCO) sử dụng các máy bay không người lái kích thước nhỏ để nghiên cứu phía bên trong của một trong những lò phản ứng bị hư hại tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi do trận động đất sóng thần 13 năm trước.
Công nhân xây dựng tại một số công trường ở Fukushima của Nhật Bản đã bí mật bán phế liệu có thể bị nhiễm phóng xạ hạt nhân để lấy tiền.
Hàn Quốc kêu gọi Nhật Bản thông tin mọi việc một cách minh bạch và có trách nhiệm trong suốt 30 năm sắp tới của tiến trình xả nước
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga bày tỏ mong muốn chính phủ Nhật Bản hoàn toàn minh bạch và cung cấp thông tin cần thiết cho tất cả các quốc gia quan tâm.
Ngày 24/8, nhà điều hành cơ sở Tepco cho biết Nhật Bản đã bắt đầu xả hơn một triệu tấn nước đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi bị phá hủy. Quá trình này dự kiến sẽ mất nhiều thập kỷ để hoàn thành.
Ông Srettha Thavisin, ứng viên Thủ tướng của liên minh do đảng Vì nước Thái (Pue Thai) lãnh đạo, đã vượt qua vòng bỏ phiếu để trở thành Thủ tướng thứ 30 của Thái Lan.
Ngày 22/8, Chính phủ Nhật Bản thông báo nước này sẽ bắt đầu quá trình xả hơn 1 triệu tấn nước thải đã qua xử lý của nhà máy điện hạt nhân Fukushima từ ngày 24/8.
Hôm thứ Ba 22/8, Nhật Bản cho biết sẽ bắt đầu xả hơn 1 triệu tấn nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima bị phá hủy vào thứ Năm 24/8. Đây là một kế hoạch đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ Trung Quốc.
Nhật Bản hôm thứ Ba (22/8) cho biết, họ sẽ bắt đầu xả hơn 1 triệu tấn nước phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima từ ngày 24 tháng 8.
Hôm nay (20/8), Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida có chuyến thăm ngắn tới nhà máy hạt nhân Fukushima bị sóng thần tàn phá để kiểm tra sự an toàn của việc xả nước thải phóng xạ đã qua xử lý vào Thái Bình Dương, một kế hoạch gây tranh cãi mà Chính phủ của ông muốn bắt đầu sớm bất chấp các cuộc biểu tình phản đối trong và ngoài nước.
Nhật báo Asahi Shimbun của Nhật Bản đưa tin, ngày 7/8, Nhật Bản có kế hoạch bắt đầu xả nước phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima bị sóng thần tàn phá vào đại dương sớm nhất là vào cuối tháng 8.
Nhật Bản có kế hoạch bắt đầu xả nước phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra đại dương sớm nhất là vào cuối tháng 8, theo nhật báo Asahi Shimbun đưa tin vào hôm thứ Hai (7/8).
Thông tin Nhật Bản sẽ xả thải nước phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi vào đầu tháng 8-2023 sau khi được Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) chấp thuận, bất chấp sự phản đối quyết liệt từ nhiều nước trong khu vực, nhận được nhiều sự chú ý.
Cuối tuần qua, Nhật Bản đã công bố kế hoạch xả nước thải nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Tuy nhiên, quyết định này đã gây nên nhiều tranh cãi tại khu vực và quốc tế. Tại sao lại có câu chuyện trên?
Kế hoạch xả hơn 1 triệu tấn nước thải đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi vào biển Thái Bình Dương của Nhật Bản đã được Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) 'bật đèn xanh'. Nhưng tại các nước láng giềng như Trung Quốc và Hàn Quốc, vẫn có nhiều tiếng nói phản đối việc này.
Các quan chức Nhật Bản lo ngại rằng Trung Quốc, nước mua hải sản xuất khẩu lớn nhất của Nhật Bản, có thể ngừng mua các mặt hàng này sau khi Tokyo bắt đầu xả nước phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy hạt nhân Fukushima ra biển.
Theo báo South China Morning Post, hôm 7-7, Trung Quốc đã siết chặt lệnh cấm nhập khẩu thủy sản từ 10 tỉnh của Nhật Bản bao gồm Fukushima, đồng thời quyết định sàng lọc đầy đủ tất cả lô hàng từ những khu vực khác thay vì chỉ kiểm tra tại chỗ.
Ngày 7/7, Tổng Giám đốc IAEA cho biết một trong hai nhóm chuyên gia quốc tế lập báo cáo về việc xả thải của nhà máy điện hạt nhân Fukushima có thể đã bày tỏ quan ngại về việc này.
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) hôm thứ Ba đã 'bật đèn xanh' cho Nhật Bản xả nước thải phóng xạ nhẹ từ nhà máy điện hạt nhân bị tê liệt Fukushima ra biển, đồng thời cho biết kế hoạch này an toàn và tương tự như việc thải tritium của các quốc gia khác.
Nhật Bản - Những ngôi nhà, công viên và trường học đang dần mọc lên để chào đón người dân quay trở lại. Hình ảnh về một Fukushima bị tàn phá dữ dội đang nhường chỗ cho một thành phố mới trên đà hồi sinh mạnh mẽ.
Ngày 10/4, thị trấn Okuma, tỉnh Fukushima, đón 26 học sinh đầu tiên kể từ cuộc di tản sau thảm họa động đất, sóng thần và hạt nhân cách đây 12 năm.
Hình ảnh mới nhất ngày 4/4 từ một trong 3 lò phản ứng bị nóng chảy tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima, Nhật Bản bị hư hại do trận động đất và sóng thần Sendai năm 2011 đang gây ra các lo ngại về vấn đề chống chịu thảm họa và an toàn.
Ngày 11/3/2011, một trận động đất có cường độ lên tới 9 độ Richter tiếp nối bằng các con sóng thần khổng lồ đã tàn phá khu vực Đông Bắc Nhật Bản, đồng thời gây ra các sự cố liên tiếp tại Nhà máy Hạt nhân Fukushima số 1 của Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) ở tỉnh Fukushima.
Một bốt gác của cảnh sát ở thị trấn Futaba, tỉnh Fukushima, nơi vẫn vắng bóng người sau thảm họa hạt nhân do trận động đất kèm sóng thần gây ra cách đây hơn 11 năm, đã mở cửa trở lại vào ngày 29/8.
Nhật Bản đang lên kế hoạch phát triển các nhà máy điện hạt nhân thế hệ mới, giúp cung cấp nguồn điện ổn định, giảm phát thải carbon, đánh dấu thay đổi lớn so với cam kết hạn chế sử dụng năng lượng nguyên tử trước đó.
Từ ngày 30/8, các cư dân của Futaba có thể quay trở lại sống tại khu vực này, lần đầu tiên kể từ sau thảm họa hạt nhân hồi tháng 3/2011.
Số lượng học sinh tiểu học và trung học cơ sở ở Nhật Bản đã giảm khoảng 1 triệu em so với thập niên trước, xuống còn khoảng 9,56 triệu em vào năm 2020. Điều này cho thấy tốc độ già hóa nhanh chóng của dân số Nhật Bản.
Ngày 13/7, Tòa án Tokyo phán quyết các cựu lãnh đạo của Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) phải trả cho công ty này khoảng 13.000 tỉ yen (95 tỉ USD) bồi thưởng toàn bộ thiệt hại do không ngăn chặn được cuộc khủng hoảng năm 2011 tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1.
Ngày 28/6, Nhật Bản đã dỡ bỏ lệnh sơ tán một phần tại thị trấn Okuma của tỉnh Fukushima, nơi có nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1, qua đó cho phép người dân quay về nhà lần đầu tiên sau 11 năm.
Vào cuối tuần trước, Nhật Bản tuyên bố sẽ 'nối gót' Liên minh châu Âu (EU) và Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển nhất thế giới (G7) cấm nhập khẩu than đá của Nga.
Hôm 11/4, Nhật Bản tuân theo EU và Nhóm 7 nước thực hiện cấm nhập khẩu than của Nga. Nước này sẽ đảm bảo các nguồn năng lượng thay thế một cách nhanh chóng, nhưng việc 'cách ly' khỏi nhiên liệu của Nga đối với quốc gia nghèo tài nguyên sẽ là 'nói dễ hơn làm'.
Đối với nhiều người dân Nhật Bản, trận động đất đã gợi lại ký ức đau buồn về thảm họa liên hoàn năm 2011, khi một trận động đất mạnh kéo theo cơn sóng thần, trực tiếp gây ra sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima.
Hôm 17/3, Cơ quan Quản lý Hạt nhân Nhật Bản (NRA) đã xác nhận rằng họ không phát hiện vấn đề an toàn nào tại 3 trong số các nhà mát điện hạt nhân sau các trận động đất mạnh ngày 16/3.
11 năm sau thảm họa hạt nhân Fukushima, những tác động tiêu cực và hệ lụy của nó đối với môi trường và xã hội Nhật Bản vẫn rất lớn, trong khi người dân Nhật Bản vẫn luôn bị ám ảnh về thảm họa này.
Một nhóm chuyên gia từ Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã đến thăm địa điểm nhà máy hạt nhân Fukushima của Nhật Bản, nơi hơn một triệu tấn nước thải phóng xạ đã qua xử lý sẽ được thải ra đại dương, để xác định cách làm cho dự án kéo dài hàng thập kỷ an toàn.
Cách đây 10 năm, trận động đất, sóng thần mạnh đã gây ra thảm kịch tồi tệ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi của tỉnh Fukushima. Sự cố rò rỉ phóng xạ này khiến 160.000 người phải đến nơi khác định cư.
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, hôm nay (13/4), triệu tập đại sứ của Tokyo để phản đối quyết định của chính phủ Nhật Bản thải hơn một triệu tấn nước thải nhiễm xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển.