Các hoạt động trao sinh kế cho hộ nghèo giúp những người nghèo có thêm hướng làm ăn mới để vươn lên, tăng thu nhập, có cơ hội giảm nghèo bền vững cho gia đình và góp phần đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.
Nhằm chuyển giao quy trình kĩ thuật chăn nuôi vịt thương phẩm an toàn sinh học, duy trì và phát triển giống vịt thịt Super M, mang lại hiệu quả cho người chăn nuôi; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái; từ tháng 9/2024, Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai mô hình chăn nuôi vịt thương phẩm.
Chăn nuôi gia cầm nói chung, chăn nuôi gà nói riêng trong tỉnh thời gian qua có tốc độ phát triển nhanh, cho hiệu quả kinh tế cao. Dịch bệnh trên đàn gia cầm cơ bản được kiểm soát, chăn nuôi gia cầm theo hướng Vietgahp, an toàn sinh học tiếp tục được mở rộng; chăn nuôi gia cầm nông hộ quy mô dưới 300 con giảm mạnh và tăng nhanh chăn nuôi trang trại và gia trại với quy mô đạt bình quân 700 - 1000 con. Bên cạnh những kết quả đạt được, chăn nuôi gia cầm, trong đó có chăn nuôi gà trong tỉnh vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục như ô nhiễm do chăn nuôi gây ra, chất thải ở các cơ sở chăn nuôi chưa được xử lý đúng cách và triệt để gây ảnh hưởng đến môi trường, tiềm ẩn rủi ro phát sinh dịch bệnh, mất an toàn thực phẩm.
Trưởng thôn Hầu A Lành vui lắm, anh bảo, năm nay bản Mông Nà Pin, xã Đà Vị (Na Hang) có thêm hướng đi mới để phát triển kinh tế, đó là chăn nuôi gà đen H'Mông. Cách làm này vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa lưu giữ được nét văn hóa truyền thống lâu đời.
Ngày 22-10, tại thôn Tân An, xã Đông Thọ (Sơn Dương) Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Sơn Dương tổ chức cấp gà giống, vật tư thực hiện mô hình nuôi gà sinh sản theo hướng an toàn sinh học năm 2024.
Trong không khí hướng tới kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, 30 gia đình hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số xã Thanh Sơn (huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) đong đầy niềm vui chờ đón những chú bê con ra đời từ những cặp bò sinh sản vừa được Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ trao tặng.
Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, giúp bà con dân tộc Mông gìn giữ và nhân rộng giống gà đen quý, từng bước tạo thành vùng chăn nuôi tập trung, đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho người dân, từ tháng 7-2024 đến nay, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Đồng Hỷ phối hợp với UBND xã Quang Sơn triển khai mô hình chăn nuôi gà đen bản địa an toàn sinh học tại xóm Trung Sơn.
Là đơn vị chủ đầu tư thực hiện dự án Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (MTQG GNBV), Liên minh HTX tỉnh đã phát huy hiệu quả vai trò quản lý, giám sát trong triển khai thực hiện các dự án. Trong đó, việc lựa chọn đối tượng người dân tham gia là một trong những khâu quan trọng quyết định thành công, hiệu quả của các dự án.
Mô hình 'Chăn nuôi gà' được triển khai trên địa bàn TP Hà Tĩnh góp phần tạo sinh kế giúp các hộ tham gia phát triển chăn nuôi, nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo.
Tổng hội Nông nghiệp và PTNT Việt Nam vừa tổ chức Lễ tôn vinh 'Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam' nhằm vinh danh các sản phẩm đóng góp tích cực cho ngành nông nghiệp.
Việc hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, mới thoát nghèo ở Hải Lăng (Quảng Trị) không thực hiện theo phương thức 'cho không' mà là hỗ trợ có điều kiện, khuyến khích trách nhiệm và ý chí vươn lên.
Sáng 5/10, tại huyện Cẩm Thủy, Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo ra mắt và trao hỗ trợ giống cây, con cho 2 tổ hợp tác (THT) chăn nuôi tổng hợp do phụ nữ tham gia quản lý xã Cẩm Thành và THT trồng cây nông sản do phụ nữ tham gia quản lý xã Cẩm Long.
Trong hai ngày 2 - 3/10, Hội Hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga đã phối hợp với Công ty CP Sản xuất và Thương mại Altai Sibiri tổ chức một cuộc gặp gỡ giữa các doanh nghiệp đến từ vùng Amur (Liên bang Nga) và các doanh nghiệp Việt Nam...
Trong 2 ngày 1 - 2/10, Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam, Tạp chí Hữu cơ Việt Nam đến trao tặng 2.000 con gà giống và nhiều phần quà cho người dân xã Lương Thông (Hà Quảng).
Ngày 28/9, Liên minh HTX tỉnh phối hợp với UBND huyện Thường Xuân tổ chức kiểm tra, đánh giá hiệu quả Dự án 'Liên kết chăn nuôi gà ri theo hướng an toàn sinh học gắn với tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn xã Xuân Lộc, huyện Thường Xuân' từ nguồn vốn của Dự án 2 đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023.
Nhà máy Gold Coin Feedmill Long An có công suất thiết kế 300.000 tấn/năm, nâng tổng công suất của Aboitiz Foods tại Việt Nam lên 1,1 triệu tấn thức ăn chăn nuôi và dinh dưỡng vật nuôi mỗi năm, vừa đi vào hoạt động.
Việc phát triển mạnh mẽ của ngành chăn nuôi Việt Nam đã thúc đẩy sự cạnh tranh khắc nghiệt trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi. Với công suất thiết kế lên đến 50 triệu tấn mỗi năm nhưng ngành công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi mới đạt gần 50% công suất. Dù vậy, vẫn có những doanh nghiệp tiếp tục đầu tư để xây dựng nhà máy mới.
Nhà máy Gold Coin Feedmill Long An với vốn đầu tư 45 triệu USD, công suất 300.000 tấn/năm và là nhà máy hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á của Gold Coin.
Nhà máy có công suất thiết kế 300.000 tấn/năm, nâng tổng công suất của Aboitiz Foods tại Việt Nam lên 1,1 triệu tấn thức ăn chăn nuôi và dinh dưỡng vật nuôi mỗi năm.
The Pet Vietnam tạo được nhiều ấn tượng khi mang đến 4 thương hiệu hàng đầu đến Petfair 2024.
Hỗ trợ các mô hình sinh kế đã giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Để góp phần nâng cao năng suất lao động, tạo việc làm, thu nhập cho người dân và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, huyện Chợ Đồn đã và đang tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
100 mô hình sinh kế giảm nghèo sẽ được trao cho các hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn tại Hà Tĩnh.
Ngày 17/8, tại xã Trí Nang (Lang Chánh), Liên minh HTX tỉnh phối hợp với UBND huyện Lang Chánh tổ chức Chương trình bàn giao vật tư, con giống của Dự án Dự án 'Xây dựng quy trình chăn nuôi vịt bầu bản địa theo hướng sinh sản gắn liền theo chuỗi liên kết tại xã Trí Nang'.
Ngành chăn nuôi đạt doanh thu 33 tỷ USD năm 2023. Song, ông lớn nước ngoài đang chiếm thị phần áp đảo, còn chăn nuôi nông hộ giảm dần, chuyển sang nuôi liên kết hoặc nuôi thuê.
Huyện Đà Bắc có nhiều lợi thế để phát triển chăn nuôi. Một trong những mục tiêu ngành chăn nuôi của huyện đặt ra là phát triển một số giống vật nuôi bản địa như: lợn, cá sông Đà và gà, dê, vịt…
Miền Bắc đang ở thời điểm của mùa mưa bão. Đây là cơ hội để phát tán mầm bệnh và gây khan hiếm nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm.
Dự án Hỗ trợ phát triển mô hình chăn nuôi gà tại huyện Đồng Hỷ đã góp phần giúp tăng thu nhập, giảm nghèo cho hộ dân tộc thiểu số.
Ngày 22/7, tại xã Xuân Lộc (Thường Xuân), Liên minh HTX tỉnh phối hợp với UBND huyện Thường Xuân tổ chức Chương trình bàn giao vật tư, con giống của Dự án 'Liên kết chăn nuôi gà ri theo hướng an toàn sinh học gắn với tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn xã Xuân Lộc, huyện Thường Xuân' từ nguồn vốn của Dự án 2 đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023.
Mô hình sinh kế hỗ trợ gà giống giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn xã Yên Hòa (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
Các mô hình sinh kế giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn xã Nam Phúc Thăng (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Tỉnh Kiên Giang triển khai thực hiện Đề án phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn.
Kinh tế trang trại là thành tố quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn Hà Nội. Đây cũng là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao thu nhập cho người nông dân, đảm bảo mục tiêu xuyên suốt thuộc Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy.