Thời gian qua mô hình 'Chính quyền thân thiện vì nhân dân phục vụ' ở tỉnh Hà Nam đã góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về tư tưởng, nhận thức, phong cách làm việc, phục vụ nhân dân trong mỗi cán bộ, công chức. Đại đa số cán bộ, công chức có thái độ niềm nở, gần gũi, thân thiện với người dân trong giao tiếp, ứng xử; tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, không có biểu hiện gây phiền hà trong giải quyết công việc, được nhân dân đánh giá cao.
Thực hiện kế hoạch tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ năm 2025, 18 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bảng đã đồng loạt tổ chức khám sức khỏe sơ tuyển thực hiện nghĩa vụ quân sự (NVQS).
Ngày 16/10, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị thẩm định Báo cáo rà soát tiêu chí phân loại đô thị thành phố Phủ Lý theo tiêu chí đô thị loại II và đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đối với các khu vực dự kiến thành lập phường thuộc thành phố Phủ Lý và thuộc đô thị Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng chủ trì Hội nghị.
Đến thời điểm hiện tại, Hà Nam có 12 di sản được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (2 làng nghề truyền thống; 6 lễ hội cổ truyền; 1 di sản thuộc loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng; 3 loại hình hát múa thuộc nghệ thuật trình diễn dân gian). Nắm giữ, truyền dạy và mẫu mực trong thực hành những di sản trên, 10 nghệ nhân trong tỉnh cũng đã được phong danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân (NNND), Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT), trong đó có 9 NNƯT thuộc loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian: Hát Dặm Quyển Sơn (Thi Sơn, Kim Bảng); Hát Lải Lèn (Bắc Lý, Lý Nhân); Hát Trống quân (Liêm Thuận, Thanh Liêm); Hát múa chèo cổ (Xuân Khê, Lý Nhân); nghệ thuật chèo (Lê Hồ, Kim Bảng). Đây đều là những điệu hát múa độc đáo, đặc sắc, mang bản sắc riêng có của Hà Nam. Số lượng nghệ nhân được vinh danh chiếm đa số đã cho thấy những điệu hát múa này đã, đang được lưu giữ và sẽ trường tồn cùng thời gian.
Nhiều năm qua, với tấm lòng nhân ái, chị Phùng Thị Hạnh, tổ 3 phường Minh Khai, thành phố Phủ Lý đã giúp đỡ nhiều 'mảnh đời khó khăn' vươn lên trong cuộc sống.
Sáng nay 23/9, còn 6 điểm trường, trường bị ảnh hưởng mưa lũ cuối cùng thuộc địa bàn huyện Thanh Liêm đón học sinh trở lại lớp học, gồm: điểm trường khu Trung Hiếu Thượng, Trường Mầm non Thanh Hải; điểm trường khu Bồng Lạng, Trường Mầm non Thanh Nghị; Trường Mầm non Thanh Thủy; điểm trường khu B, Trường Tiểu học Thanh Nghị; Trường Tiểu học B thị trấn Kiện Khê; Trường THCS Thanh Thủy.
Những năm qua, người cao tuổi (NCT) không chỉ nêu gương sáng trong lao động, sản xuất, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư…, mà còn phát huy bản lĩnh chính trị, kinh nghiệm sống, tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở. Qua đó, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội tại địa phương.
Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Kim Bảng, đến 16h ngày 15/9, do nước lũ rút chậm nên các tuyến bối thuộc các thôn Đồng Sơn, Do Lễ (xã Liên Sơn); thôn Thụy Xuyên (xã Ngọc Sơn) và tuyến bối xã Tân Sơn vẫn bị tràn.
Do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3, nước từ thượng nguồn đổ về khiến lũ các sông trên địa bàn tỉnh dâng cao, ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất của người dân. Trước tình hình trên, Ban CHQS huyện Kim Bảng đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị huy động tối đa bộ đội thường trực, chiến sĩ, dân quân phối hợp chính quyền địa phương giúp nhân dân khắc phục hậu quả mưa lũ.
Không chỉ huy động hàng trăm cán bộ, chiến sĩ phối hợp cùng chính quyền địa phương có mặt tại các điểm nóng tuyên truyền, vận động, giúp đỡ người dân ứng phó với bão số 3. Ngay sau khi bão tan, với phương châm '4 tại chỗ', Công an tỉnh Hà Nam đã tiếp tục triển khai lực lượng khẩn trương hỗ trợ nhân dân sửa sang, dọn dẹp nhà cửa, khôi phục hoạt động sản xuất, đặt mục tiêu bảo đảm an toàn cho người và tài sản, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người dân.
Cơn bão số 3 và mưa lũ với những diễn biến phức tạp đã đi qua. Cùng với việc triển khai các biện pháp ứng phó khẩn cấp, công an các địa phương nơi cơn bão đi qua đã huy động 100% lực lượng cùng nhiều phương tiện, cứu hộ được nhiều người bị nạn trong mưa bão. Ghi nhận tại tỉnh Hà Nam.
Sáng 8/9, Công an Hà Nam tổ chức 3 đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo Công an tỉnh làm trưởng đoàn trực tiếp đi kiểm tra, chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra.
17 giờ ngày 7/9, khi bão số 3 (bão Yagi) đi sâu vào đất liền sức gió vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13, địa bàn tỉnh Hà Nam mưa to, sức gió mạnh cấp 8-9, có nơi lên cấp 9- 10 khiến nhiều cây cối bị quật ngã, nhà bị tốc mái, biển quảng cáo và nhiều khu vực mất điện.
Trong những năm gần đây, hệ thống thủy lợi phục vụ tiêu úng cho sản xuất nông nghiệp, dân sinh, kinh tế trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm đầu tư nâng cấp. Nhiều trạm bơm tiêu đầu mối có công suất lớn lên đến hàng chục nghìn m3/giờ được xây dựng để nâng cao hệ số tiêu. Tuy nhiên, quá trình vận hành hệ thống vẫn có nhiều bất cập, hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của các trạm bơm chính đầu mối, việc tiêu thoát nước trên đồng ruộng, trong các khu đô thị, khu công nghiệp…
Nhân kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 (1945 - 2024), sáng 28/8, các đồng chí lãnh đạo thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh đã đi thăm, tặng quà các đồng chí cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, các đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh, nguyên là cán bộ chủ chốt của tỉnh qua các thời kỳ.
Chiều 16/8, Ban Thường vụ Huyện ủy Kim Bảng tổ chức hội thi 'dân vận khéo' toàn huyện năm 2024. Tham gia hội thi có 5 đội thi xuất sắc của các xã được lựa chọn từ 18 đội tham dự vòng thi cấp cơ sở. Hội thi gồm 4 phần: chào hỏi, lý thuyết chung, xử lý tình huống, tiểu phẩm. Nội dung thi tập trung đề cập những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác dân vận; Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở; phong trào thi đua 'dân vận khéo'; quan hệ ứng xử trong cơ quan và quan hệ với cá nhân, tổ chức...
Những năm qua, tuổi trẻ huyện Kim Bảng không ngừng phấn đấu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực. Từ đó, xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực, cũng như nhiều công trình, phần việc có ý nghĩa, tạo sức lan tỏa trong đoàn viên thanh niên (ĐVTN), góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Mang đậm phong vị quê hương, đó là những sản phẩm tiêu biểu của tỉnh Hà Nam trưng bày tại Hội thảo khoa học Quốc gia '55 năm CAND thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh', tổ chức tại Công an tỉnh Hà Nam ngày 15-8 tới đây.
Chiều 8/8, Đảng ủy xã Tân Sơn, Thi Sơn (Kim Bảng) tổ chức hội nghị đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với cán bộ, nhân dân địa phương.
Nhân kỷ niệm 36 năm ngày thành lập Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) (26/3/1988 - 26/3/2024) tại thủ đô Hà Nội đã tổ chức Hội thi chung kết toàn quốc Giao dịch viên giỏi trong hệ thống Agribank với 285 thí sinh đến từ 171 chi nhánh loại I. Chị Nguyễn Thị Thanh Huyền giao dịch viên phòng Kế toán - ngân quỹ (Chi nhánh Agribank II) đã trúng tuyển được tham gia và đạt giải tư, xếp thứ 13/50 giao dịch viên giỏi trong hệ thống Agribank. Và đây không chỉ là niềm vinh dự cho bản thân chị Nguyễn Thị Thanh Huyền (ảnh) mà còn là niềm tự hào của cả hệ thống Chi nhánh Agribank Hà Nam II.
Do ảnh hưởng của mưa lớn diện rộng khu vực miền Bắc, lũ trên sông Đáy đang tiếp tục lên nhanh.
Những năm gần đây, lũ trên sông Đáy thường xuyên dâng cao lên trên báo động I, báo động II; có năm lũ trên sông Đáy lên vượt báo động III và vượt mức lũ lịch sử (năm 2017, 2018). Lũ trên sông lên cao đã ảnh hưởng đến sản xuất ở vùng bãi của các địa phương. Vì vậy, các địa phương cần chủ động có biện pháp phòng tránh, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến sản xuất.
Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo (GHPG) Việt Nam tỉnh Hà Nam vừa tổ chức Lễ Khai pháp Khóa An cư kết hạ cho các tăng, ni trên địa bàn.
Hà Nam dự kiến sẽ tiến hành sáp nhập 4 cụm, khu công nghiệp, thành lập thêm loạt khu công nghiệp mới với quy mô 3.200ha để hướng đến là nơi trung tâm công nghệ cao của vùng.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 2 cơ sở đăng kiểm xe cơ giới là: Trung tâm Đăng kiểm phương tiện giao thông vận tải Hà Nam (Sở Giao thông vận tải) tại xã Liêm Tiết (thành phố Phủ Lý) và Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 90.02D (Công ty TNHH xây dựng Mỹ Đà) ở xã Thi Sơn (Kim Bảng).
Với tinh thần chủ động tìm tòi, học hỏi để nâng cao tay nghề và ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất, nhiều công nhân lao động đã đóng góp cho doanh nghiệp những sáng kiến, cải tiến kỹ thuật có giá trị làm lợi lớn. Những đóng góp đó được doanh nghiệp và các cấp công đoàn kịp thời ghi nhận, biểu dương, qua đó tạo động lực giúp công nhân lao động tiếp tục phấn đấu, góp phần vào sự phát triển chung của đơn vị.
Những vụ sản xuất gần đây, trên địa bàn tỉnh đã xây dựng mô hình sử dụng máy bay điều khiển từ xa phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) cho lúa. Hiệu quả sử dụng máy bay điều khiển từ xa trên đồng ruộng đã được khẳng định. Hiện các địa phương đang thực hiện nhân rộng mô hinh sử dụng máy bay điều khiển từ xa giúp từng bước khép kín cơ giới hóa các khâu sản xuất.
Khai thác thế mạnh của du lịch vùng và thời điểm diễn ra nhiều lễ hội đầu xuân, các khu, điểm du lịch trên địa bàn huyện Kim Bảng đã đón 780.000 lượt du khách trong 3 tháng đầu năm 2024.
Diện tích sản xuất rau, củ, quả của tỉnh hiện duy trì hơn 3.000 ha trong cả năm (tập trung chính tại vụ xuân và vụ đông). Nhiều mô hình sản xuất đạt tiêu chuẩn an toàn, hữu cơ, VietGAP theo hướng tập trung cung cấp sản phẩm cho hệ thống siêu thị, cửa hàng nông sản sạch đã hình thành… Để phát triển sản xuất, ngành Nông nghiệp định hướng chuyển đổi bằng các loại giống mới cho hiệu quả cao. Hoạt động của Trại thực nghiệm giống cây trồng (Công ty TNHH Bejo Việt Nam) tại Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với nhiều giống rau năng suất, chất lượng cao là triển vọng cho quá trình phát triển.
Hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024 với chủ đề 'Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng', chiều 21/3, Huyện đoàn Kim Bảng phối hợp với Đoàn thanh niên xã Thi Sơn tổ chức trao tặng 'điểm vui chơi thanh thiếu nhi' cho các em thanh thiếu nhi thôn 4.
Airbus hỗ trợ nâng cấp cơ sở vật chất giáo dục và sân chơi tại Trường Tiểu học Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
Airbus vừa khánh thành sân chơi và thư viện mới nhằm khuyến khích tinh thần sáng tạo, học tập của học sinh tại Trường Tiểu học Thi Sơn (xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam).
Tập đoàn hàng không vũ trụ Airbus vừa khánh thành sân chơi và thư viện mới nhằm khuyến khích tinh thần sáng tạo và học tập của học sinh tại Trường Tiểu học Thi Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
Tập đoàn hàng không vũ trụ Airbus vừa khánh thành sân chơi và thư viện mới nhằm khuyến khích tinh thần sáng tạo và học tập của học sinh tại Trường Tiểu học Thi Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng.
Sau hơn 1 năm thí điểm, dự án nông nghiệp cao kết hợp du lịch trải nghiệm của HTX nông nghiệp và dịch vụ Thanh Hà, trên địa bàn xã Đồng Du (Bình Lục, Hà Nam) đang cho thấy những kết quả tích cực, mở ra hướng làm giàu bền vững cho các thành viên.
Muốn hợp tác xã (HTX) mạnh tất phải có người quản lý giỏi; muốn làm được quản lý HTX giỏi phải hội tụ rất nhiều yếu tố, từ trình độ năng lực cho đến kinh nghiệm thực tiễn, sự linh hoạt thích ứng với thời đại công nghệ số phát triển... Từ thực tiễn phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh những năm qua cho thấy, khu vực kinh tế tập thể đã xuất hiện ngày càng nhiều các mô hình chuyên canh, xen canh trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, sản xuất hàng hóa chất lượng cao, áp dụng thành công nhiều tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của HTX. Điều đó, có nghĩa vị thế, vai trò của khu vực kinh tế tập thể ngày càng được khẳng định; trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của những người đứng đầu, những giám đốc HTX được ví như những 'thuyền trưởng' tâm huyết, dám nghĩ, dám làm. Từ việc điều hành hoạt động hiệu quả, sản xuất trên đồng ruộng của HTX luôn phát triển. Người dân địa phương thích ứng tốt với nhu cầu thị trường của từng đối tượng cây trồng. Chỉ tính riêng vụ đông tại HTX luôn duy trì từ 270 đến hơn 300 ha, trong đó, cây vụ đông trên đất 2 lúa chiếm 70% diện tích. Trong đó, cây dưa chuột duy trì 70 – 100 ha, bí xanh, bí đỏ gần 80 ha, ngô nếp hơn 60 ha... Giá trị sản xuất bình quân trên diện tích canh tác của toàn HTX đạt hơn 150 triệu đồng/ha/năm, những diện tích trồng cây vụ đông đạt hơn 200 triệu đồng/ha/năm. Tại Nhân Nghĩa, khi vào giai đoạn tập trung của mùa vụ, lao động làm các ngành nghề khác trở về tham gia sản xuất do có thu nhập cao hơn.
Nhân dịp Tết nguyên đán Giáp Thìn, Ban CHQS huyện Kim Bảng tổ chức tặng quà cho gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Thi Sơn.
Thiết thực chào Xuân GiápThìn 2024; Đại hội thi đua 'CCB gương mẫu' các cấp tiến tới Đại hội thi đua yêu nước Hội CCB Việt Nam lần VII...sáng 30/1, Hội Cựu Chiến binh (CCB) xã Thi Sơn (Kim Bảng) ra quân tổng vệ sinh, chăm sóc cây xanh khu vực nghĩa trang liệt sỹ.
Nguồn cung và giá rau xanh luôn là vấn đề được người dân quan tâm dịp giáp Tết Nguyên đán. Với dịp cuối năm âm lịch năm nay, thời tiết diễn biến bất thuận ảnh hưởng đến diện tích trồng rau xanh. Giá bán rau xanh tại các vùng sản xuất và thị trường đang tăng cao so với giai đoạn cuối năm dương lịch 2023, khả năng còn tăng thêm.
Với quyết tâm, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, phối hợp chặt chẽ của các cấp, ngành và địa phương, tỉnh Hà Nam đang triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để tiếp tục 'vượt bão', làm bừng sáng hơn nữa bức tranh kinh tế năm 2024.
Khác với mọi năm, Tết này như đến sớm hơn với gia đình chị Trần Thị Huệ, thôn Phù Thụy, xã Thi Sơn (Kim Bảng) bởi ngôi nhà mới sau bao tháng khẩn trương thi công, xây dựng đã hoàn thiện. Ngôi nhà có diện tích hơn 80m2, tổng kinh phí xây dựng khoảng 300 triệu đồng. Trong đó, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh hỗ trợ 50 triệu đồng, Công đoàn Công ty TNHH L&M Vina - nơi chị Huệ đang làm việc hỗ trợ 5 triệu đồng. Trong ngày khánh thành căn nhà mới, LĐLĐ tỉnh, Huyện ủy, UBND huyện, LĐLĐ huyện cũng dành tặng gia đình chị Huệ nhiều phần quà ý nghĩa.
Sáng ngày 19/1, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Kim Bảng tổ chức hội nghị bàn giao nhà 'Mái ấm Công đoàn' cho đoàn viên Trần Thị Huệ, thôn Phù Thụy, xã Thi Sơn, hiện đang là công nhân lao động tại Công ty TNHH L&M Vina. Đến dự và chúc mừng gia đình có các đồng chí lãnh đạo LĐLĐ tỉnh, Huyện ủy Kim Bảng, Công đoàn Công ty TNHH L&M Vina, cùng cấp ủy, chính quyền địa phương.
Với mục đích tạo sân chơi bổ ích cho học sinh các cấp, ngành Giáo dục huyện Kim Bảng hằng năm đã tổ chức nhiều giải thể thao. Tháng 12 vừa qua Giải bóng đá nữ thiếu niên ngành Giáo dục năm học 2023-2024 được tổ chức sôi nổi, thu hút nhiều đội bóng tham dự và nhận được sự ủng hộ tích cực của các thầy, cô giáo, các bậc phụ huynh học sinh.
Để di sản văn hóa Hà Nam lan tỏa trong đời sống, ngoài sự nhiệt tình tiếp lửa của các nghệ nhân, nghệ sĩ, cũng rất cần nhiệt huyết của người 'nhận lửa'. Chính các thế hệ người dân, với lòng yêu nghệ thuật truyền thống đã chung tay gìn giữ, tạo điều kiện cho người thân, con cháu học tập, tiếp bước người đi trước, giữ di sản nghệ thuật truyền thống tồn tại trong dòng chảy cuộc sống. Nhờ đó, đến nay Hà Nam đã có 12 di sản được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ngày 12-12, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 1608/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng 'Tổ Quốc ghi công' cho liệt sĩ Vũ Văn Thiện.
Ngày 12-12-2023, Phó thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký Quyết định số 1608/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng 'Tổ quốc ghi công' đối với liệt sĩ Vũ Văn Thiện.