Nghề làm lưỡi câu ở phường Mỹ Hòa (TP. Long Xuyên) được UBND tỉnh công nhận làng nghề truyền thống từ năm 2007. Sản phẩm của làng nghề được tiêu thụ khắp các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL, miền Trung và xuất khẩu sang Campuchia. Trước đây, làng nghề nhộn nhịp, theo thời gian dần thu hẹp, nhưng vẫn còn khá nhiều hộ giữ 'lửa' với nghề.
Sau mỗi cơn mưa, rắn bông súng trồi lên mặt nước bám vào các bụi bông súng hoặc các cây cỏ dưới nước nên rất dễ bắt. Người đi săn chỉ cần dụng cụ đơn giản như đèn pin, bọc đựng rắn… mỗi đêm có thể bắt từ 2 - 4 ký rắn, bán được hơn 250.000 đồng/kg.
Đặc sản này hiện bán nhiều ở các chợ dân sinh ở miền Tây, chợ online với giá 80.000 – 100.000 đồng/kg, tùy thời điểm.
Hàng loạt cây xanh ở ngõ 86 và 15 phố Duy Tân (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội) bị cắt trụi cành lá dù thời điểm này chuẩn bị bước vào nắng nóng đỉnh điểm, khiến người dân tiếc nuối.
Hiện tại đặc sản Thanh Hóa được rao bán tại các chợ phiên cửa khẩu với giá từ 40.000 đến 70.000 đồng/kg.
Với người dân làng Minh Khánh (xã Tịnh Minh, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi), làm rèn tuy vất vả nặng nhọc, nhưng họ vẫn kiên trì bám nghề, không chỉ vì mưu sinh mà còn gìn giữ nghề truyền thống của cha ông.
Khoảng thời gian này ví như mùa của con nít, khi mỗi buổi chiều sắp nhỏ cứ cầm diều rủ nhau ra ruộng, chạy dài trên con đê để diều nhanh cất cánh.
Tháng ba ở cái xứ của nắng và gió thì không thơ mộng như tháng ba trong những bài thơ hay bản nhạc. Mùa này ở miệt quê này chỉ có bấc và nắng hiện diện.
Nói về chuyện tát đìa, anh Ngô Minh Chiểu (ngụ TP Cà Mau) cho hay, vui nhất là lúc bắt cá. Lúc đó, khoảng 4, 5 người trong nhà kéo xô, rổ dàn hàng ngang mò khắp đìa, kể cho nhau nghe những câu chuyện tiếu lâm.
Bên cạnh nến, hoa, các món chay và mặn, mâm cúng ngày Thần Tài của người miền Nam luôn có món cá lóc nướng. Tục lệ này mang ý nghĩa sâu xa.
Ngày từ chiều tối 18/2, phố cá lóc nướng đã tấp nập khách vào hỏi mua. Nhiều người thắc mắc vì sao trên mâm cỗ cúng Thần tài của người miền Nam không thể thiếu cá lóc nướng.
Mâm cúng ngày vía Thần Tài của người miền Nam ngoài các lễ vật cơ bản và bộ tam sên còn có thêm món cá lóc nướng để cầu may.
Trong nghệ thuật ẩm thực không thể không nhắc đến sự kết hợp các nguyên liệu một cách tài tình cho ra những món ăn độc đáo. Bông so đũa - cá rô đồng là một sự kết hợp như thế. Nó cho ra món canh chua đặc sản trong mùa gió chướng ở phương Nam.
Nếu bữa trưa cuối tuần sum vầy của bạn là nhóm khách từ 6-8 người thì mâm tiệc sau đây là một gợi ý nên thử qua.
Từ xưa, khi bước sang tháng chạp là người dân miền Tây bắt đầu chụp đìa hoặc tát đìa để bắt cá đồng ăn Tết. Hễ nghe nhà nào chuẩn bị tát đìa là dân trong vùng lại nôn nao chờ được bắt cá hôi.
Ở Cà Mau, sau vụ hè thu ruộng khô cạn, cá đồng rút dồn về các đìa (ao) đợi mưa xuống lại tràn về đồng sinh đẻ. Thành lệ của vùng văn hóa lúa nước từ lâu, trùng dịp cuối năm, nên nông dân thường tát đìa bắt cá, đón người thân về quê ăn tết.
Vào những năm 1960 của thế kỷ trước, tết ở miền Tây rất êm đềm và nhiều kỷ niệm.
Từ 27 đến 30 tháng Chạp âm lịch người miền Tây lại tát đìa ăn Tết. Tiếng máy tát đìa giòn giã, tiếng mọi người hô vang khi bắt được cá to khiến cả xóm rộn ràng. Đó cũng là cách ăn Tết riêng của người miền Tây, vẫn được giữ gìn từ xưa đến nay.
Vào mùa khô khi những cánh đồng cạn nước, đó cũng là lúc các loại cá đồng tìm đường xuống đìa (ao) để sinh sống. Khi đó, nông dân ở miền Tây bắt đầu dùng máy bơm tát cạn nước trong đìa để bắt cá.
Tát đìa (tát ao) là cách bắt cá mang đậm nét đặc trưng của người dân miền Tây và nhiều vùng quê khác. Hình ảnh người nông dân 'chân lấm, tay bùn' hì hục mò từng con cá dưới lớp bùn trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống dân dã miền quê mỗi khi năm cũ sắp qua.
Tôi được sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Gò Quao, tỉnh Kiên Giang. Quê hương tôi có dòng sông Cái Lớn hiền hòa chảy qua và những nhánh sông quê mang nước ngọt đến ruộng đồng.
Dự án Usilk City do Công ty Cổ phần Sông Đà - Thăng Long làm chủ đầu tư có tổng mức đầu tư khoảng 10.000 tỷ đồng, từng được ví như một 'bom tấn' phía Tây Thủ đô, nhưng hơn 10 năm trôi qua nhiều tòa nhà của dự án vẫn nằm trơ khung, cỏ mọc um tùm cùng rác thải tràn ngập.
Suốt chiều dài hơn 5km bờ biển dường như nguyên sơ và ít người qua lại, mũi Cá Chai (xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) chỉ có những chiếc thuyền nhỏ bồng bềnh kéo lưới ven bờ…
Cá lóc có thể nấu bánh canh, kho tộ, nướng trui nổi tiếng khắp các miền. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết loại cá bình dân này còn là vị thuốc hiệu quả với người già, phụ nữ, trẻ em.
Thiên nhiên ưu đãi tồn tại 3 hệ sinh thái mặn – ngọt –lợ, vùng đất Cà Mau có nguồn tài nguyên, sản vật tự nhiên phong phú, nên từ lâu văn hóa ẩm thực nơi đây từ lâu đã mang đậm nét Nam bộ mộc mạc dân dã, đa dạng, gắn liền với con cá con tôm.
Suốt chiều dài hơn 5km bờ biển dường như đang nguyên sơ và ít người qua lại, mũi Cá Chai (Hòa Thắng - Bắc Bình) chỉ có những chiếc thuyền nhỏ bồng bềnh kéo lưới ven bờ. Cuối tháng 10, nắng và mưa đan xen. Bụi cát của 'tiểu sa mạc' đỡ hơn những ngày hè, nhưng gió vẫn thổi mạnh.
Ký ức về Hàm Mỹ (Hàm Thuận Nam) nơi tôi sinh ra và lớn lên vào những ngày mưa của cuối mùa thu làm lòng người bâng khuâng nhớ nhiều kỷ niệm. Lục tìm quá khứ trong chiều ký ức ở những năm tám mươi của thế kỷ trước. Hàm Mỹ hiện ra với tôi sao mà thân thuộc quá.
Cùng với cua núi và ốc núi, thì cá chành dục là một trong những món ăn đặc sản mà du khách nên thử khi đến vùng núi Cấm, tỉnh An Giang.
Trong các sản phẩm của làng rèn Ngan Dừa, nổi tiếng nhất là những con dao bén ngọt. Người dân ở Nam Bộ có câu 'không dao nào bằng dao Ngan Dừa' bởi những con dao ở đây được sản xuất rất đặc biệt.
Cô Lê Thị Bé Bảy, một người gắn bó với HTX Du lịch nông nghiệp Cồn Sơn gần 10 năm nay cho hay: 'Nét hấp dẫn của du lịch Cồn Sơn là thiên nhiên, con người và sản phẩm du lịch đều mang đậm nét bản địa'.
U Minh Thượng (Kiên Giang) không chỉ nổi tiếng với di tích, thắng cảnh đẹp, nơi có vẻ đẹp hoang sơ, thiên nhiên xanh mát mà còn hấp dẫn du khách với nhiều món ăn ngon, dân dã. Khi đến U Minh Thượng, du khách nên thưởng thức các đặc sản như cá lóc đồng nướng trui, cá trê vàng nướng chấm mắm gừng, mắm cá lóc chưng, bồn bồn xào, cá rô biển kho trái giác...
Dọc trên các tuyến đường ở huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang), nhất là ở các xã Lương Phi, Ô Lâm, Cô Tô, An Tức, thị trấn Ba Chúc... có rất nhiều những cánh rừng tầm vông xanh ngút tầm mắt. Trong tự nhiên, tầm vông thường bị cong ở phần gốc và ngọn, nên trước khi đưa vào sử dụng, tầm vông phải được trui trong lửa đỏ để bẻ thẳng lại những đoạn cong, từ đó mà nghề uốn tầm vông cũng ra đời tại vùng đất này.
'Ngày xưa tới tháng này khi nước trong đồng mấp mé, lúa sắp trổ đòng là tháo nước đổ đìa được rồi. Ít ngày sau tát đìa tha hồ cá lòng tong, cá lóc', chị Sáu Thôn, con dâu bác Hai tôi, nhớ lại…