Gần 20 năm khởi nghiệp kinh doanh, nữ doanh nhân Trần Thị Thùy - Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư và Thương mại VTH (trụ sở tại phố Chàng Đông, phường Thanh Miếu, TP Việt Trì) đã gặt hái được nhiều thành công trên các lĩnh vực khác nhau. Đằng sau sự kiên định, cứng rắn trong điều hành kinh doanh là một trái tim yêu nghệ thuật và nặng tình với quê hương.
Dẫn đầu cả nước, phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập của Phú Thọ đã trở thành 'thương hiệu', được Trung ương Hội đánh giá: 'Tham mưu giỏi, liên kết rộng, nội lực mạnh' với nhiều cách làm hay, sáng tạo mang lại hiệu quả tích cực. Trong đó phải kể đến công tác nghiên cứu, xây dựng, phát triển mô hình công dân học tập (hạt nhân của xã hội học tập); tập trung huy động các nguồn lực, vận động và phát triển quỹ khuyến học, khuyến tài...
Phú Thọ - vùng Đất Tổ, miền đất cội nguồn dân tộc, nơi các Vua Hùng dựng nước Văn Lang - Nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam nằm ở trung tâm của nền văn minh sông Hồng, nơi đây lưu giữ nhiều di sản văn hóa truyền thống gắn liền với chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, là nguồn lực để Phú Thọ phát triển kinh tế - xã hội theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc; đảm bảo phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, gắn với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, cải thiện mọi mặt đời sống Nhân dân.
Xác định chuyển đổi số (CĐS) có vai trò quan trọng, góp phần nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất, kinh doanh..., vì vậy, thời gian qua, các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực ứng dụng các giải pháp công nghệ trong quy trình sản xuất, kinh doanh, phân phối sản phẩm... Từ đó, nâng cao năng lực cạnh tranh, kiến tạo giá trị mới, mở ra cơ hội phát triển.
Thị trường bất động sản cho thuê tại Phú Thọ đang được 'kích hoạt' nhờ luồng quan tâm mạnh mẽ từ các nhà đầu tư với dòng Expert Home lần đầu xuất hiện trên thị trường.
Hội Văn nghệ dân gian (VNDG) tỉnh hiện có tổng số 216 hội viên sinh hoạt tại 10 Chi hội cơ sở. Phát huy truyền thống Hội VNDG Đất Tổ, trong nhiệm kỳ 2018-2023, Hội đã khắc phục nhiều khó khăn để hoàn thành tốt hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp và nghiên cứu khoa học.
'Làng Trầu' là vùng đất của kinh đô Văn Lang xưa, nay là phường Dữu Lâu, thành phố Việt Trì. Hòa cùng với dòng chảy lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc, làng Trầu xưa - phường Dữu Lâu nay chứa đựng cả bề dày và sự phong phú, độc đáo của vùng Đất Tổ, khi những tên đất, tên làng gắn liền với các sự tích thời đại Hùng Vương. Nơi đây lưu giữ những di tích thờ tự các Vua Hùng và tướng lĩnh của đời Hùng Vương như: Đình Bảo Đà, đình Hương Trầm.., trong đó, nổi bật là đình Dữu Lâu - ngôi đình thờ Hoàng tử Lang Liêu với sự tích 'Bánh chưng, bánh giầy'.
Tạo ra các sản phẩm chất lượng mang bản sắc địa phương, tạo việc làm ổn định cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội... là những lợi ích có được khi phát triển sản phẩm đạt chuẩn chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP). Nhận thức rõ điều đó, tuổi trẻ Đất Tổ đã tổ chức nhiều hoạt động đồng hành với sản phẩm OCOP, góp phần đưa sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng.
Miếu Lãi Lèn - ngôi miếu cổ ở làng Phù Đức (xã Kim Đức, TP Việt Trì) được coi là 'nhà hát lớn' đầu tiên của Việt Nam thời kỳ Văn Lang. Đây cũng chính là nơi phát tích của Hát Xoan gắn truyền thuyết Vua Hùng đi tìm đất xây thành đồng thời cũng là di tích gốc liên quan đến nguồn gốc ra đời của Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại - nghi lễ hát thờ, Hát Xoan Phú Thọ...
Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Phú Thọ lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024 – 2029, hiệp thương cử Ủy ban Hội LHTN Việt Nam tỉnh Phú Thọ khóa VI gồm 43 ủy viên. Anh Bùi Đức Giang tiếp tục được tín nhiệm cử làm Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh Phú Thọ khóa VI.
Theo số liệu khảo sát của ONECMS thực hiện ngày 31/7/2024, hai trang mạng xã hội của Báo Phú Thọ là Tiktok và fanpage trên nền tảng Facebook đang lần lượt đứng ở vị trí thứ 2 và 11 trong số các báo Đảng địa phương toàn quốc.
'Làng Trầu' là vùng đất của kinh đô Văn Lang xưa, nay là phường Dữu Lâu, thành phố Việt Trì. Hòa cùng với dòng chảy lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc, làng Trầu xưa - phường Dữu Lâu nay chứa đựng cả bề dày và sự phong phú, độc đáo của vùng Đất Tổ, khi những tên đất, tên làng gắn liền với các sự tích thời đại Hùng Vương. Nơi đây lưu giữ những di tích thờ tự các Vua Hùng và tướng lĩnh của đời Hùng Vương như: Đình Bảo Đà, đình Hương Trầm.., trong đó, nổi bật là đình Dữu Lâu – ngôi đình thờ Hoàng tử Lang Liêu với sự tích 'Bánh chưng, bánh giầy'.
Ngày 13/6, tỉnh Phú Thọ tổ chức chương trình gặp mặt, chúc mừng các cơ quan báo chí của tỉnh, các cơ quan thường trú, phóng viên hoạt động chuyên trách trên địa bàn tỉnh nhân Kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 * 21/6/2024).
Đoàn kiều bào gồm gần 70 đại biểu trở về từ 21 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Lê Thị Thu Hằng dẫn đầu, hành hương về Đền Hùng - Phú Thọ
Ngày 20/4, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, tổ chức đoàn kiều bào gồm gần 70 đại biểu trở về từ 21 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng dẫn đầu, hành hương về Đền Hùng – Phú Thọ.
Ngày 20/4 (tức 12/3 âm lịch), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, tổ chức Đoàn kiều bào gồm gần 70 đại biểu trở về từ 21 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Thu Hằng dẫn đầu, hành hương về Đền Hùng - Phú Thọ.
Dù đi đâu, cứ đến ngày Giỗ Tổ 10/3 âm lịch, những người con Việt Nam ở mọi miền Tổ quốc và trên khắp thế giới lại hướng về nguồn cội với niềm tự hào là 'con Lạc, cháu Hồng'.
Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm nay kéo dài nhất từ trước tới nay, với nhiều hoạt động được xã hội hóa, nhiều hoạt động quy mô lớn chưa từng có.
Trong chặng đường 65 năm làm theo lời Bác, công nghiệp Đất Tổ đã thể hiện vai trò quan trọng trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025, đã xác định một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm là: 'Đổi mới mô hình tăng trưởng, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ; tập trung phát triển các ngành, lĩnh vực và nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển công nghiệp có trọng điểm, công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường, các ngành, sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Chú trọng thu hút dự án đầu tư có chọn lọc, phát triển công nghiệp xanh, bền vững'.
Ngày 15-4, Ban tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - lễ hội Đền Hùng đã họp nghe báo cáo một số hoạt động diễn ra trong những ngày lễ hội Đền Hùng vừa qua; công tác chuẩn bị chương trình lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng sẽ diễn ra vào sáng 18-4.
Sáng ngày 15-4, Đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Lại Xuân Môn, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương làm Trưởng đoàn đã thành kính dâng hương tưởng niệm, tri ân công đức các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
Ngày 15/4 (tức 7/3 âm lịch) tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã diễn ra lễ rước kiệu về Đền Hùng của các xã, phường, thị trấn vùng ven Khu di tích.
Tối 14/4 (tức mùng 6/3 âm lịch) tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, đã diễn ra chương trình biểu diễn nghệ thuật 'Hội Xoan 2024 - Miền Di sản'.
Tối 14/4 (tức mùng 6/3 âm lịch) tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Công ty TNHH Phuonglly Media tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật 'Hội Xoan 2024 - Miền Di sản'.
Sáng nay (14/4, tức mùng 6/3 năm Giáp Thìn), thay mặt đồng bào cả nước, tỉnh Phú Thọ đã thành kính tổ chức Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
Sáng 14/4 (tức mùng 6/3 âm lịch), tại Đền thờ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và Đền Mẫu Âu Cơ (Khu Di tích lịch sử Đền Hùng), tỉnh Phú Thọ đã tổ chức Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân trong không khí trang nghiêm, thành kính theo nghi thức truyền thống.
Từ ngày 13 - 17/4 (tức mùng 5 - 9/3 âm lịch) tại sân khấu Trung tâm lễ hội - Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Ban Tổ chức Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024 tổ chức liên hoan văn nghệ quần chúng và dân ca Phú Thọ.
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là tín ngưỡng đặc biệt trong tâm thức cộng đồng người Việt, bắt nguồn từ cội rễ văn hóa truyền thống, đồng hành cùng tiến trình lịch sử dân tộc và ngày càng có giá trị to lớn trong đời sống cộng đồng. Mỗi năm một lần, Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức với nhiều hoạt động, trở thành ngày hội chung của mỗi con dân đất Việt, là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa.
Từ ngày 9 - 18/4 (tức mùng 1- 10/3 âm lịch), Bảo tàng Hùng Vương - TP Việt Trì, Thư viện tỉnh, Bảo tàng Hùng Vương - Khu Di tích lịch sử Đền Hùng tổ chức trưng bày hiện vật, di sản tư liệu, sách báo, tư liệu ảnh phục vụ nhân dân và du khách tham quan.
Phú Thọ hiện có 967 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có một di tích Quốc gia đặc biệt, 73 di tích Quốc gia, 239 di tích cấp tỉnh và hàng trăm lễ hội dân gian đặc sắc, cùng với các danh lam thắng cảnh độc đáo tạo nên nguồn tài nguyên du lịch phong phú và hấp dẫn, có thể khai thác các loại hình du lịch như: Tham quan, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, du lịch sinh thái...
Sau hơn 40 năm phát triển, Trường THPT Chuyên Hùng Vương (Phú Thọ) hiện có quy mô 51 lớp với 1.800 học sinh.
Là vùng đất cội nguồn của dân tộc Việt Nam, Phú Thọ còn lưu giữ được hệ thống di sản văn hóa đa đạng, phong phú. Việc xây dựng mô hình 'Trường học gắn với di sản văn hóa' và đưa giáo dục di sản trở thành lĩnh vực quan trọng trong nội dung giáo dục địa phương với những cách làm sáng tạo đã góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, thắp lên tình yêu di sản đối với học sinh.
Tháng 11/2023, Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch, ban hành Quyết định công nhận Lễ hội Đền Du Yến - xã Chí Tiên, huyện Thanh Ba là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia; ghi nhận sự nỗ lực, cố gắng của địa phương trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản; là động lực quan trọng để Thanh Ba tiếp tục xây dựng nền văn hóa giàu bản sắc, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, tạo nên sức sống mới cho huyện nông thôn mới.
Sáng 15/2 (mùng 6 Tết), ước tính có khoảng 10 ngàn du khách và nhân dân đã tụ về cửa đình Phục Cổ dự Lễ mở cửa rừng năm 2024 và đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia 'Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ mở cửa rừng của người Mường'.
Chẳng biết từ bao giờ, nước từ 99 khe suối dồn về lấp đầy những khoảng trũng giữa vùng đồi thấp tạo nên vùng đầm nước mênh mang và được gọi tên 'Ao Châu'. Non xanh, nước biếc của đầm gắn liền với lịch sử, văn hóa vùng đất từng là chiến khu xưa, góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là du lịch của Hạ Hòa nói riêng và vùng Đất Tổ nói chung.
Ngày 9/2, tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, lãnh đạo tỉnh Phú Thọ đã thành kính dâng hương tưởng niệm, tri ân công đức các Vua Hùng trước thềm Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.
Ngày 9/2 (tức 30 tháng Chạp năm Quý Mão), tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, thay mặt đồng bào cả nước, Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Thọ đã thành kính tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm, tri ân công đức các Vua Hùng trước thềm Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.
Nhân kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2024) và chào đón Xuân Giáp Thìn 2024, sáng 26/1, Tỉnh ủy Phú Thọ đã tổ chức gặp mặt các đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ.
Xác định hệ thống giao thông có vai trò đi trước một bước để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua, tỉnh Phú Thọ đặc biệt chú trọng đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, không chỉ tăng kết nối giữa các huyện, thành, thị mà còn hình thành liên kết vùng, tạo nên sức bật lớn cho tỉnh, tạo động lực thu hút đầu tư, góp phần thực hiện hiệu quả khâu đột phá cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư và kinh doanh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025.
45 năm kỷ niệm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc (1979-2024), từ vùng Đất Tổ, chúng tôi theo đường Hồ Chí Minh đến miền biên viễn của Cao Bằng. Đây là tỉnh có nhiều cột mốc nhất trong số 7 tỉnh biên giới phía Bắc với 634/1971 cột mốc.
Tại hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sáng 10/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã biểu dương những thành tựu nổi bật mà Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Phú Thọ đã đạt được trong suốt chặng đường qua, khẳng định Phú Thọ hội tụ đủ tiềm năng, lợi thế và cơ hội để phát triển nhanh và bền vững, là trung tâm phát triển của vùng. Báo Phú Thọ xin giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Phú Thọ - vùng Đất Tổ, miền đất cội nguồn của dân tộc Việt Nam có lịch sử hình thành, phát triển lâu đời với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, hấp dẫn, nhiều tiềm năng để xây dựng, phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch như du lịch lịch sử - tâm linh, du lịch văn hóa - sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh, giải trí, chăm sóc sức khỏe. Để khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch, thời gian qua, tỉnh đã có nhiều giải pháp, tìm hướng đi phù hợp như xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, liên kết hình thành các tour, tuyến du lịch hấp dẫn, phù hợp điều kiện thực tế của địa phương, thu hút lượng khách du lịch đến Phú Thọ ngày càng tăng.
Em Hoàng Văn Hòa, lớp 12A1, Trường THPT Vĩnh Chân (huyện Hạ Hòa) vô địch gameshow 'Khát vọng Lạc Hồng' mùa 2 năm 2023.
Gần 15 năm qua, Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' đã hội nhập rất sâu vào đời sống người tiêu dùng Phú Thọ.
Huyện Thanh Sơn, Phú Thọ vùng đất lâu đời nổi tiếng với văn hóa ẩm thực đa dạng, phong phú. Món thịt chua của bào dân tộc Mường trở thành thương hiệu ẩm thực được yêu thích.
Chiều 4/12, tại TP Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội nghị quảng bá, xúc tiến du lịch Tây Bắc - TP Hồ Chí Minh nhằm giới thiệu, quảng bá đặc trưng, thế mạnh về văn hóa, du lịch của các tỉnh Tây Bắc đến với người dân, du khách tại TP Hồ Chí Minh.
Với các lợi thế về giá trị văn hóa, di tích lịch sử, lễ hội, làng nghề dọc sông Hồng, du lịch đường sông Phú Thọ nhiều tiềm năng phát triển mạnh.
Thời gian gần đây, du lịch Tân Sơn dần trở thành điểm dừng chân quen thuộc trên bản đồ du lịch của vùng Đất Tổ. Không chỉ có điểm đến lý tưởng, giao thông kết nối thuận lợi mà hơn hết, những sản phẩm du lịch do chính người dân bản địa tạo nên đã làm nên thương hiệu riêng, để lại dấu ấn trong lòng du khách.
Mang trên mình sứ mệnh kế thừa, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa, nhiều người trẻ hiện nay đã và đang góp phần quan trọng trong việc lan tỏa, quảng bá văn hóa, du lịch vùng Đất Tổ thông qua các nền tảng mạng xã hội như: Tiktok,Youtube, Facebook... họ đang dần trở thành những 'sứ giả' văn hóa, du lịch 'không chuyên' trên chính quê hương mình.
Đã từ lâu đời nói đến bánh sắn là mọi người nghĩ ngay đến món quà quê dân dã, nhận thấy đây là một sản phẩm đặc trưng riêng của vùng đất quê hương có cây sắn nguồn nguyên liệu dồi dào sẵn có ngay tại địa phương, rất nhiều tiềm năng để mở rộng sản xuất, hộ kinh doanh chị Hà Thị Thanh Bình ở Thị trấn Cẩm Khê huyện Cẩm Khê đã phát triển thành công sản phẩm bánh sắn Sơn Bình nhân chay và nhân thịt. Sản phẩm giữ được hương vị truyền thống của quê hương, giúp thương hiệu đứng vững trong lòng khách hàng, nâng tầm thành sản phẩm OCOP 3 sao.