Nhiều việc làm 'sám hối' với những cánh rừng quý hiếm ở Quảng Trị

Cuộc sống của người Pa Cô, Vân Kiều ở 7 xã vùng Lìa của huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) trước đây chỉ biết trông chờ vào những cánh rừng xung quanh. Để đến khi những cánh rừng ấy ngày một xa dần vì những tác động xấu của họ thì bà con mới nhận ra tầm quan trọng của rừng. Những năm qua, như để 'sám hối', đồng bào nơi đây vừa ra sức bảo vệ rừng, vừa tìm tòi mang về những loại cây quý hiếm trồng quanh bản, tạo thêm rừng.

Vượt lên nghịch cảnh

Đến thôn A Sóc Lìa, xã Lìa, huyện Hướng Hóa, nhắc đến anh Hồ Văn Phơi, người dân nơi đây đều dành cho anh sự cảm mến và khâm phục. Không chỉ vì anh là người mở quán sửa xe máy đầu tiên của xã, mà họ còn được thấy ở anh nghị lực vượt qua hoàn cảnh tật nguyền, tự tạo dựng cho mình một công việc ổn định. Bên cạnh đó, anh còn giúp đỡ nhiều thanh niên khác vươn lên thoát nghèo.

Lạc vào 'lãnh địa' giáng hương cổ thụ

Cách đây mấy chục năm, đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô của nhiều bản làng nằm dọc theo dòng sông Sê Pôn cứ ký thác cuộc sống khó nghèo của mình vào những cánh rừng thường xanh. Để rồi khi những cánh rừng ấy cứ rời xa dần bản làng thì họ mới chợt nhận ra sự quý giá của rừng. Người Vân Kiều, Pa Kô ở các xã Thuận, Thanh, Hướng Lộc, Lìa, A Dơi (huyện Hướng Hóa)... vội vàng đi tìm nhiều loài cây gỗ quý như giáng hương (người Vân Kiều thường gọi là 'xa rưi', còn người Pa Kô gọi 'trưi'), huê, trắc... còn sót lại về trồng xung quanh nhà, trên nương rẫy.

Tại nhiều xã ở vùng Lìa, huyện Hướng Hóa, tình trạng nắng nóng kéo dài đã tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn nước sinh hoạt của người dân. Thiếu nước, nhiều diện tích cây trồng chậm phát triển, chết khô. Trong khi đó, nhiều hộ dân phải sử dụng nguồn nước từ các sông, suối đang cạn khô không đảm bảo vệ sinh, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lốc xoáy kèm mưa đá khiến 49 ngôi nhà ở vùng biên giới Quảng Trị bị tốc mái

Do lốc xoáy, mưa đá đã làm cho 49 ngôi nhà của người dân ở các xã Xy, Lìa, Thanh (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) bị hư hỏng, tốc mái.

Lốc xoáy quét qua 3 xã ở Quảng Trị, hàng chục ngôi nhà bị tốc mái

Chiều 16/4, thông tin từ Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị cho biết, khoảng 3 tuần lại đây, trên địa bàn huyện miền núi Hướng Hóa liên tục xảy ra các trận lốc xoáy kèm theo mưa đá. Trong đó, có ít nhất 2 trận gây thiệt hại nặng cho bà con về nhà ở và sản xuất nông, lâm nghiệp.

Lọt giữa vùng giáng hương cổ thụ

Ở vùng Lìa, chỉ cần bước chân ra vườn là chạm ngay gỗ quý, đặc biệt là giáng hương. Có thời điểm, người dân dùng loại gỗ quý hiếm này làm củi

Tiếp tục gỡ khó cho cây chuối ở Hướng Hóa

Mặc dù huyện Hướng Hóa đã thực hiện nhiều giải pháp để gỡ khó cho cây chuối Hướng Hóa như cấp 9 mã số vùng trồng (MSVT) trên cây chuối (xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc); khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư trồng và chế biến sản phẩm từ cây chuối... nhưng hiện nay, diện tích trồng chuối mật mốc của huyện đang ngày càng giảm dần; người trồng chuối không đầu tư thâm canh bền vững để nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm từ cây chuối nhằm đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu; chuối Hướng Hóa chủ yếu tiêu thụ nội địa với giá cả bấp bênh...

Đến bao giờ dự án các cầu vượt lũ hàng chục tỷ đồng ở Quảng Trị mới được thi công?

Còn 9 tháng để triển khai dự án các cầu vượt lũ 26,8 tỷ đồng ở Quảng Trị, thế nhưng do chưa có nguồn vốn nên đến nay vẫn chưa thể thi công, nguy cơ phải gia hạn tiến độ thực hiện dự án.

Doanh nghiệp ra quân sản xuất, kinh doanh với khí thế mới

Dịp Tết cổ truyền năm nay, người lao động tại các doanh nghiệp được nghỉ 7 ngày theo quy định. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp sản xuất vẫn triển khai làm việc ngay trong những ngày nghỉ Tết hoặc ra quân sản xuất sớm đầu năm mới Giáp Thìn để đảm bảo tiến độ của các đơn hàng.

Thăm phiên chợ chỉ bán duy nhất một loại quả

Những đoàn xe chở chuối liên tục vào ra chợ chuối Tân Long (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) tạo nên khung cảnh mua sắm nhộn nhịp ngày cận Tết Nguyên đán.

Các bản làng huyện Hướng Hóa ngày càng khởi sắc

Qua 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã làm thay đổi diện mạo các bản làng huyện vùng cao Hướng Hóa, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các DTTS không ngừng được nâng cao.

Đồng hành hỗ trợ nông dân Hướng Hóa phát triển kinh tế

Những năm qua, các cấp hội nông dân huyện Hướng Hóa luôn đồng hành triển khai hiệu quả các chương trình, hoạt động hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, nâng cao giá trị gia tăng trên đơn vị diện tích. Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo phát triển mạnh đã khai thác hợp lý tiềm năng, lợi thế đất đai, góp phần tăng thu nhập cho nông dân, làm cho diện mạo nông thôn miền núi huyện Hướng Hóa ngày càng khởi sắc.

Nông dân phấn khởi vì giá sắn tăng cao

Hiện đang là thời kỳ cuối vụ thu hoạch sắn tại các địa phương miền núi của tỉnh. Năm nay, giá sắn cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái từ 500.000 - 700.000 đồng/tấn. Đây là giá sắn cao kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây khiến nông dân rất vui mừng vì có thu nhập cao để chuẩn bị đón tết Nguyên đán sắp tới, nhất là các địa bàn vùng khó như Hướng Hóa, Đakrông.

Qua nẻo Làng Vây

Những lần đi về trên Quốc lộ 9 qua di tích cứ điểm Làng Vây, xã Tân Long, huyện Hướng Hóa, tôi lại nhớ đến dự cảm khai phóng trong câu thơ của nhà thơ Ngô Kha từ hơn nửa thế kỷ trước: 'Ta sẽ thấy và nhất định thấy/Một đô thị vàng trên đồi Lao Bảo/Một thị trấn yêu kiều qua nẻo Làng Vây'.

Nâng tầm sản phẩm chuối Hướng Hóa

Trên vùng đất biên giới nhiều nắng và gió, người dân đã định danh cho cây chuối, nâng cao năng suất và nâng tầm cho chuối bằng những phương pháp mới, trở thành sản phẩm chủ lực của vùng.

Nỗ lực kéo giảm tội phạm ma túy trên tuyến biên giới vùng Lìa

Trước tình hình hoạt động phức tạp của tội phạm mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép các chất ma túy trên tuyến biên giới nói chung và khu vực vùng Lìa thuộc huyện Hướng Hóa nói riêng vào dịp cuối năm, lực lượng các đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh quyết liệt triển khai nhiều biện pháp, chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng để tổ chức đấu tranh. Qua đó, nỗ lực kéo giảm loại tội phạm nguy hiểm này, bảo vệ cuộc sống bình yên cho Nhân dân.

Những triệu phú nông dân bên bờ sông biên giới Sê Pôn

Với việc tham gia 'Câu lạc bộ trồng sắn 100 triệu đồng', nhiều hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều, Pa Cô ở xã Thanh (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) đã thay đổi cuộc sống khi không còn nỗi lo thiếu hụt lương thực mỗi mùa giáp hạt. Củ sắn - thứ nông sản gợi lên trong kí ức nhiều người về sự nghèo khó thì giờ đây đã trở thành chủ đề của ấm no.

Đồng bào Vân Kiều làm giàu nhờ trồng sắn

Khoảng 10 năm lại đây, số tiền hàng trăm triệu đối với bà con Vân Kiều trồng sắn ở 7 xã vùng Lìa Hướng Hóa không còn là con số lớn. Năm nay, sắn củ tươi được thu mua với giá đạt đỉnh, từ 2.900 – 3.000 đồng/kg, nên người nông dân trồng sắn ở đây rất phấn khởi.

Bộ đội biên phòng Quảng Trị đẩy mạnh xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật

Để làm tốt vai trò là lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh đã triển khai đồng bộ các mặt công tác, trong đó chú trọng đẩy mạnh xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật.

Khu chợ 'lạ' tại Quảng Trị, chỉ bán duy nhất một loại chuối

Tại huyện miền núi Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị có một khu chợ chỉ tập trung bán mỗi loại chuối mật mốc. Dẫu thế, cảnh kẻ bán – người mua nơi đây vẫn tấp nập không khác gì những khu chợ huyên náo khác.

Cây thoát nghèo của bà con Vân Kiều ở vùng biên Quảng Trị

Trồng sắn đã giúp bà con Vân Kiều, Pa Kô ở Quảng Trị thoát nghèo, vươn lên làm giàu, hàng chục hộ gia nhập Câu lạc bộ 100 triệu đồng.

Lửa Khe Sanh và màu xanh Hướng Hóa

Từ thành phố Đông Hà, chúng tôi ngược đường số 9 lên Hướng Hóa trong cái nắng oi ả vào một ngày cuối tháng Tám. Đường số 9- con đường xuyên Á luôn tấp nập với những đoàn xe ngược xuôi. Sau gần hai tiếng đồng hồ, chúng tôi có mặt ở Khe Sanh-vùng đất giàu chất sử thi của một thời binh lửa, đây là một trong 3 cụm cứ điểm quân sự mạnh nhất của Mỹ ở tuyến phòng ngự phía Tây đường số 9.

Lớp học bơi miễn phí của cô giáo người Vân Kiều

Điều kiện còn khó khăn thiếu thốn nhưng lớp học bơi miễn phí của cô giáo Hồ Thị Dung đã giúp hàng chục em nhỏ vùng cao có kỹ năng phòng tránh đuối nước

Nghỉ hè HS lớp 12 không được hưởng chế độ, thầy cô vất vả duy trì lớp để ôn tập

Ôn thi vào thời điểm nắng nóng, học sinh các trường vùng khó khăn của Điện Biên, Quảng Trị từng ngày vượt khó để đạt thành tích cao trong kỳ thi sắp tới.

Quảng Trị: Công bố đồ án quy hoạch chung 2 khu đô thị mới La Vang, Lìa

Sở Xây dựng tỉnh Quảng Trị vừa tổ chức lễ công bố 2 đồ án quy hoạch chung đô thị mới La Vang và đô thị mới Lìa, xây dựng và phát triển đô thị đạt tiêu chí đô thị loại V trước năm 2045.

Quảng Trị: Công bố đồ án quy hoạch chung 2 khu đô thị mới

Sở Xây dựng tỉnh Quảng Trị vừa tổ chức Lễ công bố 2 đồ án quy hoạch chung đô thị mới La Vang và đô thị mới Lìa.

Tết ấm vì sắn được mùa, được giá

Sắn là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao được nông dân tại các xã vùng Lìa, huyện miền núi Hướng Hóa (Quảng Trị) trồng từ nhiều năm nay. Những vụ mùa qua, nhiều hộ gia đình ở đây có thu nhập hơn trăm triệu đồng từ cây sắn. Đây là nguồn thu đáng kể của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023, giúp họ đón Tết vui tươi, đầm ấm.

'Thủ phủ' chuối mật mốc nhộn nhịp người mua, kẻ bán ngày cuối năm

Những ngày này, vào lúc rạng sáng, tại chợ chuối Tân Long (xã Tân Long, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) tưng bừng tiếng nói cười, đốc thúc, vừa rộn ràng lại vừa khẩn trương để kịp chào bán và vận chuyển chuối đi các tỉnh lân cận hoặc xuất khẩu.

Tấp nập chợ chuối mật mốc lớn nhất Quảng Trị ngày cuối năm

Năm nay, giá chuối mật mốc thờ cúng trong dịp Tết Nguyên đán tăng cao nên nông dân huyện miền núi Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị rất phấn khởi.

Ấm áp tấm lòng thiện nguyện mùa Đông

Ngày cuối năm, nhiệt độ ở khu vực biên giới tỉnh Quảng Trị xuống thấp, thế nhưng, về với đồng bào những ngày giá lạnh này, chúng tôi bắt gặp nụ cười của các em thơ có áo, xe đạp mới đến trường, niềm vui người nghèo nhận mái ấm biên cương. Sự tích cực kết nối của người lính Biên phòng với những tấm lòng thiện nguyện, sẻ chia cùng người dân như ngọn lửa mang hơi ấm lan tỏa xua đi cái lạnh của ngày đông giá rét.

Hướng Hóa quan tâm giải quyết nguồn nước sinh hoạt cho người dân vùng Lìa

Nhiều xã miền núi trên địa bàn tỉnh thời gian qua phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn nước sinh hoạt nghiêm trọng, trong đó có các xã thuộc vùng Lìa, huyện Hướng Hóa. Để giải quyết thực trạng này, huyện Hướng Hóa đang khẩn trương tìm nguồn nước sinh hoạt cho người dân các xã vùng Lìa.

Làm kinh tế HTX ở vùng Lìa heo hút, sơn cùng thủy tận

Lìa - vốn là tên gọi vùng đất nằm về phía Tây Nam tỉnh Quảng Trị, thuộc huyện Hướng Hóa, bao gồm các xã Thanh Thuận, Hướng Lộc, Hướng Phùng, A Xing, A Túc, Xy, A Dơi và Pa Tầng. Hơn 10 năm trước, nói đến vùng Lìa là ai cũng nghĩ đến một vùng heo hút, sơn cùng thủy tận, nhưng giờ đây, với sự phát triển của KTTT, HTX đặc biệt là sự chuyển đổi mạnh mẽ về cây, con giống đã giúp nâng cao đời sống cho bà con nơi đây.

Xuyên đêm cứu trợ người dân bị ngập lụt

Do ảnh hưởng của cơn bão số 4, trên địa bàn tuyến biên giới tỉnh Quảng Trị mưa lớn và kéo dài trong hai ngày qua đã làm nước suối dâng cao, các ngầm tràn ngập sâu trên 1m, nhiều bản làng có hàng trăm hộ gia đình thuộc các xã A Bung, A Ngo, Tà Rụt, A Vao, Ba Nang của huyện Đakrông và các xã vùng Lìa, huyện Hướng Hóa đã bị chia cắt, cô lập hoàn toàn.

Nét riêng ở chợ chuối xã miền núi biên giới Tân Long

Đã nhiều năm nay, dù trời mưa hay nắng và cũng không kể ngày thường hay lễ, Tết, chợ chuối ở xã miền núi biên giới Tân Long, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị luôn tấp nập kẻ bán, người mua.

Báo động tình trạng sạt lở sông biên giới Sê Pôn

Tỉnh Quảng Trị có đường biên giới trên sông Sê Pôn giáp với tỉnh Savannakhet, Lào dài khoảng 59,771km, qua địa bàn 7 xã, thị trấn thuộc huyện Hướng Hóa. Với đặc điểm địa hình sông Sê Pôn ngắn và dốc, có nhiều đoạn gấp khúc, không liền mạch, vào mùa mưa lũ, nước sông dâng cao từ 5 đến 6m, nước chảy xiết làm sạt lở bờ sông và thay đổi dòng chảy.

Hiệu quả từ việc chuyển đổi diện tích cây sắn kém hiệu quả sang cây trồng khác ở vùng Lìa

Trong chiến lược xây dựng vùng trồng chuyên canh, sắn được lựa chọn làm cây trồng chủ lực cho các xã thuộc vùng Lìa của huyện Hướng Hóa. Tuy nhiên qua thời gian canh tác, một số diện tích sắn có năng suất, chất lượng không cao do đất đã bạc màu. Từ thực tế đó, HĐND huyện Hướng Hóa đã ban hành Nghị quyết số 09/NQHĐND, ngày 25/7/2017 về việc thông qua đề án chuyển đổi một số diện tích đất trồng sắn kém hiệu quả sang cây trồng khác giai đoạn 2017- 2020 đối với các xã vùng Lìa. Từ đó đến nay, các xã này đã thực hiện chuyển đổi cây trồng có hiệu quả, đem lại thu nhập khá, từng bước nâng cao đời sống cho người dân.

Hướng Hóa chú trọng bảo vệ và phát triển rừng

Huyện Hướng Hóa hiện có hơn 51.000 ha rừng, trong đó rừng tự nhiên gần 40.500 ha; diện tích rừng trồng hơn 10.000 ha. Trong những năm qua, công tác bảo vệ và phát triển rừng được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm thực hiện đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện cuộc sống cho người dân, bảo vệ môi trường sinh thái.

Hướng Hóa đa dạng hóa cây trồng phù hợp với tiềm năng, lợi thế địa phương

Là huyện miền núi, biên giới, Hướng Hóa hiện có hơn 94.000 dân, gồm 3 dân tộc Kinh, Vân Kiều, Pa Kô sinh sống ở 21 xã, thị trấn, trong đó gần 50% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Trong những năm gần đây, cùng với sự đầu tư của nhà nước, người dân Hướng Hóa đã có thêm điều kiện khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, thực hiện đa dạng hóa cây trồng, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

Nông dân Hướng Hóa phấn khởi vì nông sản được mùa, được giá

Những năm qua, cây cao su và cây sắn đã trở thành những cây trồng chủ lực cùng với các loại cây khác như cà phê, hồ tiêu, chuối..., đem lại nguồn thu nhập khá cho nhiều hộ nông dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô ở huyện Hướng Hóa. Đặc biệt, thời gian gần đây, giá mủ cao su và sắn nguyên liệu có tăng lên, đã giúp nhiều người dân có điều kiện cải thiện cuộc sống.

Nhiều bản làng ở vùng núi Quảng Trị bị chia cắt do mưa lớn

Ngày 7/10, Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Quảng Trị cho biết, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới kết hợp nhiễu động trong đới gió Đông trên cao, nên trong 2 ngày qua trên địa bàn tỉnh đã có mưa to đến rất to.

Tập trung sửa chữa, khắc phục các công trình giao thông hư hỏng trên địa bàn huyện Hướng Hóa trước mùa mưa lũ

Liên quan đến việc xử lý một số công trình giao thông phục vụ đời sống dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Hướng Hóa theo kiến nghị giải quyết của cử tri, UBND tỉnh vừa giao nhiệm vụ cụ thể cho một số sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện.

Bản án thấu tình đạt lý

Mặc dù phạm tội nhưng vì hoàn cảnh gia đình nghèo khó, nhận thức pháp luật hạn chế nên những bị cáo dưới đây đã nhận được sự khoan hồng của pháp luật. Những bản án thấu tình đạt lý sẽ là cơ hội để các bị cáo rèn luyện, cải tạo và trên hết có điều kiện chăm sóc đàn con thơ. Tuy nhiên, đây cũng là bài học cho những ai lợi dụng dịch bệnh để tổ chức cho người khác xuất, nhập cảnh trái phép.