Nhà thơ - Nhà giáo Nguyễn Bùi Vợi sinh ngày 5/11/1933 tại xã Cát Ngạn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Tốt nghiệp Trường Trung cấp Khoa học xã hội Khu học xá Nam Ninh - Trung Quốc năm 1956, anh được phân công về Trường Sư phạm Hà Nội rồi chuyển lên dạy học ở Vĩnh Phú từ năm 1957 - 1971.
Chúng tôi gọi đây là một hành trình trải nghiệm sản phẩm xe với tiêu chí 'Bứt phá giới hạn': Bứt phá giới hạn về cách thức tổ chức, cung đường, điểm đến. Đặt cả người và xe vào trong những thử thách rất 'đời', mà cũng rất lạ.
Nhà thơ Đinh Nho Tuấn đã rời xa quê nhà Hà Tĩnh nhiều năm, nhưng mảnh đất ôm ấp thời trẻ dại cứ giăng mắc, cứ day dứt, cứ diệu vợi trong thơ ông, vừa dằng dặc sương mờ lối cũ, vừa vằng vặc sao khuya cảnh xưa. Nhà thơ Đinh Nho Tuấn sau tuổi 50 mới được độc giả chú ý. Điều ấy không mấy quan trọng, bởi cuộc marathon thi ca bất tận đâu phân biệt người đến sớm và người đến muộn, miễn sao đối tượng dự phần mang đến một tiếng nói riêng tư.
Tôi về phố, lòng mang theo cả nỗi hoang vu nơi rừng cao núi thẳm, cất đi nỗi nhớ 'mắt trăng em' vằng vặc giữa rừng già vào góc khuất thẳm sâu trong trái tim.
Những chiếc đèn lồng được làm bằng giấy màu, dưới bàn tay điêu luyện của nghệ nhân Trương Việt Dũng, tái hiện kí ức đêm Rằm Trung thu lung linh sắc màu.
Xóm nhỏ nơi tôi sinh sống nằm ở rìa thành phố, cách biệt với sự sầm uất phía trung tâm. Khu tôi ở là dãy nhà tập thể lụp xụp của thế hệ công nhân xí nghiệp đá hoa xuất khẩu. Sau này, khi xí nghiệp giải thể, hầu hết các hộ dân trong xóm chuyển qua buôn bán hàng rong, lao động tay chân. Đám trẻ nơi đây thường quây quần chơi với nhau mà không có sự giám sát của người lớn. Cuộc sống vất vả khiến bố mẹ chúng tôi phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, nên không có nhiều thời gian chăm lo con cái.
Bài thơ 'Nhớ đêm Trung thu năm ấy' gợi lên hình ảnh về một đêm Trung thu đầy kỷ niệm, với những chi tiết về ánh trăng, lân múa, tiếng trống, tiếng cười trẻ thơ, và sự ấm áp của tình bạn, tình làng xóm ở vùng cao Đông Giang, Quảng Nam.
Chúng ta có thể có hàng trăm người bạn, hàng chục mối quan hệ thân sơ, nhưng để có tình bạn tri âm, tri kỷ là điều không dễ. Tôi có khá nhiều bạn, tuy nhiên người sẵn sàng sẻ chia cùng tôi những vui buồn thì chỉ có một, đó là Nam - người đã cùng tôi trải qua những năm tháng ấu thơ cho đến tận bây giờ. Dù cuộc sống mỗi người một ngả nhưng khi cần chúng tôi vẫn chia sẻ, đồng hành cùng nhau.
Hàng năm, cứ đến mùa này là lòng tôi lại rộn ràng khi nhìn thấy đâu đâu cũng tràn ngập không khí Trung thu. Những chiếc lồng đèn sặc sỡ, những tiệm bánh Trung thu mọc lên khắp nơi.
Những văn hào lớn thường có quan niệm riêng về sáng tạo và tiếp nhận, bắt đầu từ cái nhìn này mà quy định thế giới nghệ thuật mang phong cách riêng, vị trí riêng. Ngày nay được gọi là 'mỹ học cái Khác'. Đóng góp của người nghệ sĩ, trước hết phải Khác, đó là tiền đề của cái Mới. Nhà thơ Nguyễn Khuyến (1835 - 1910) là một trường hợp như vậy.
Tôi đã đi qua biết bao vùng đất, ngất ngây trước bao nhiêu khung cảnh đẹp xinh. Nhưng nỗi nhớ đậm sâu hương lúa luôn dậy lên trong lòng mỗi độ mùa về.
Nghỉ hè, tôi đưa hai con về quê thăm mẹ. Thời tiết mùa hè Tây Bắc diễn biến thất thường. Chiều nay, cơn mưa rào bất chợt ào ạt đổ xuống xoa dịu cái nóng của ngày hè oi ả. Ấy vậy mà tối đến ánh trăng đã vằng vặc. Hai đứa trẻ đang nô đùa cùng các bạn trong xóm. Chỉ còn tôi với mẹ ngồi trò chuyện. Lâu lắm rồi, tôi mới lại có được cảm giác thanh bình như vậy. Bỗng nhớ ra điều đặc biệt mẹ kể: 'Hôm rồi, mẹ gặp Hậu. Vợ chồng Hậu từ Huế đưa con về thăm ông bà ngoại. Hậu trông khác lắm, không bé loắt choắt và đen nhẻm như ngày xưa đâu. Mẹ suýt không nhận ra nếu nó không giới thiệu. Nó hỏi con suốt ấy'. Lời của mẹ vừa dứt đã đưa tôi trở về những năm tháng tuổi thơ bên Hậu…
'Ngày xưa có cánh diều chao hững hờ vi vút sau rặng tre. Ngày xưa có cánh cò bay la đà chập chờn theo đồng lúa'.
Vậy là người đạo diễn già, chào chúng ta ra đi vào buổi trưa, cuối vụ mùa loa kèn trắng. Người ta vẫn gọi, NSND Nguyễn Hữu Phần là 'đạo diễn của nhà nông' khi những tác phẩm phim truyền hình của ông trình làng đã khẳng định vị thế nhất phẩm của người đạo diễn về đề tài nông thôn: 'Ma làng', 'Đất và Người', 'Gió làng Kình', 'Bão qua làng'…
Tia nắng ấy không màng tới sự rực rỡ chói chang của guồng nắng đang mênh mông bề thế ngoài kia dẫu biết đó vẫn luôn là sứ mệnh hay ước ao chung của một đời làm nắng. Nó dừng lại bên khe cửa nhỏ hầu như không có gì đặc biệt ngoài những chiếc dằm như đe dọa cào xước bất kỳ thứ gì xuyên qua. Nó nhẫn nại bên khe cửa ấy và tỏa ra thứ ánh sáng mộc mạc nhưng tự do của riêng mình cùng niềm tin về một gian phòng bên trong thêm đẹp tươi ấm áp.
Cuối năm 2019, tốt nghiệp hệ trung cấp Trường Cao đẳng Kỹ thuật Hải quân, Nguyễn Văn Quang về công tác tại Nhà máy X56 (Cục Kỹ thuật, Quân chủng Hải quân).
Đêm nay trăng thật là rằm/Ta nằm trên cỏ hay nằm dưới trăng...
Với tôi, đêm thơ xuân trên núi Nhạn vào rằm tháng Giêng năm 1995 để lại nhiều xúc cảm ngọt ngào và vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức.
Mỗi năm qua đi, đời sống người dân lại có thêm nhiều đổi mới, làng quê như khoác thêm chiếc áo mới nhiều màu sắc, cho tôi thêm tự hào, thêm yêu quý biết bao xóm nhỏ của mình.
Khi cuốn lịch trên tường mỏng dần đi theo nhịp chuyển vần vĩnh cửu của thời gian, những cơn mưa Đông như bức màn khói sương huyền ảo, ta chợt nhận ra rằng thêm một năm nữa đã lại đi qua. Khoảnh khắc bâng khuâng ấy, chân bước vội giữa phố phường tấp nập mà lòng tự nhiên chùng xuống nhớ đến cha mẹ ở quê, giờ này chắc đang lúi húi dọn vườn.
Giống như nhiều ca khúc cách mạng, 'Tiếng chày trên sóc Bom Bo' không chỉ đơn thuần là tiếng giã gạo mà đã trở thành huyền thoại có sức vọng đến mai sau.
Hàng chục năm trôi qua, từ làng nhỏ, con phố Trương Hán Siêu ở phường Nhị Châu (TP Hải Dương) như thay da đổi thịt, khoác lên mình chiếc áo mới đẹp đẽ, nhưng vẫn luôn lưu giữ sự ấm áp của tình người.
Nguyễn Thế Kiên
Từ ngày rời nhà Thái Học, khu Văn Miếu của kinh thành về núi ở ẩn, thầy Chu mở một ngôi trường nhỏ mái rơm rạ.
Có những người vì tham vọng cá nhân mà cứ lao về phía trước bằng tranh đoạt, thi thố, ganh đua khiến cho cuộc sống của họ quá mệt mỏi, áp lực, để rồi đến lúc chỉ muốn 'trốn' tới một nơi nào đó bình yên. Nhưng có những người với họ hạnh phúc đôi khi chỉ đơn giản là được làm những điều mình thích và chẳng bận tâm ai yêu hay ghét mình.
Trăng tinh nghịch ghé mắt soi từng trang sách vở mới. Trăng tỏa sáng thâu đêm như muốn cùng ta, động viên ta chăm chỉ học hành...
Tháng 10. Ta đếm thời gian bằng tháng, vậy mà thời gian vẫn trôi rất nhanh, vèo cái đã sắp hết năm. Mới hay đời người tưởng dài đó hóa ra lại chỉ trong chớp mắt. Ngày nào còn vô tư chạy nhảy cùng lũ bạn tắm mưa, nay đã ngồi nhớ về quá khứ tiếc nuối.
Gần 40 năm trước, làng tôi chưa có điện, trung thu trăng sáng vằng vặc. Không có bánh trung thu, thay vào đó là những quả bưởi để 'gọt đầu thằng cuội' và những chiếc đèn kéo quân được làm từ giấy vàng mã để dành từ rằm tháng Bảy.
Anh ngước mắt nhìn lên trời, chợt thấy vầng trăng tròn như trái bưởi đang vằng vặc giữa trời. Ôi, vầng trăng xưa, vầng trăng mà bao năm ra phố anh không được ngắm lại bao giờ.
Bánh Trung thu là món ăn phổ biến, thường xuất hiện trên mâm cỗ truyền thống. Càng đến ngày Tết Trung thu, người dân càng có nhu cầu tìm mua loại bánh cổ truyền này. Trên thị trường đã xuất hiện nhiều loại bánh Trung thu mới, độc, lạ như bánh Trung thu nhân xôi xéo, ô mai ... khiến nhiều người tò mò.
Thu lạnh lẽo, cô liêu. Bóng trăng nhạt màu cứ lặng thinh giữa một vùng âm u bàng bạc. Những vì sao lấp lánh ở đâu hết rồi mà tôi chẳng thấy?
Thèm được nói chuyện trong thời gian tránh dịch, sợ cô đơn, 9X lập kênh TikTok dùng nét vẽ để kể chuyện lịch sử, giới thiệu văn hóa dân gian đặc sắc. Các clip của cô thu hút hàng chục triệu lượt xem.
Trăng trời có bao giờ là sở hữu của riêng ai, nhưng ai rồi cũng lưu giữ được một vầng trăng theo cách của riêng mình. Là vầng trăng kỷ niệm, là vầng trăng ước mơ, là vầng trăng không quên...
Chân thành, lãng mạn và thêm phần tinh nghịch, thơ Lâm Xuân Thi có phong cách đặc biệt được nhiều bạn yêu thơ mến mộ. Thêm nét giàu nhạc tính, nên dễ hiểu vì sao thơ anh được nhiều nhạc sĩ yêu thích.