Trên cơ sở kết quả mô hình trình diễn ở vụ Hè Thu 2024 và Thu Đông 2024 tại 5 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long, các địa phương dự kiến sẽ mở rộng mô hình thí điểm Đề án 'Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong vụ Đông Xuân 2024 - 2025.
Một số địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) dự kiến mở rộng mô hình thí điểm đề án 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao ra nhiều huyện, thị xã trong vụ đông xuân 2024-2025. Theo đó, vụ lúa này được thí điểm ở 65 mô hình trên diện tích hơn 3.300 hecta.
Theo ông Hoàng Văn Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, đến nay, Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao đã triển khai được gần 1 năm và cho những tín hiệu rất khả quan.
Hồng Ngự là huyện vùng biên của tỉnh Đồng Tháp giáp với biên giới Campuchia nên rất thuận lợi phát triển các mô hình sinh kế mùa lũ, trong đó mô hình trữ cá đồng mang lại hiệu quả kép cho nông dân. Ghi nhận của phóng viên Truyền hình Quốc hội Việt Nam tại huyện đầu nguồn tỉnh Đồng Tháp vào những tháng nước lũ lên…
Thời gian vừa qua, Chính phủ, các Bộ ngành đã nỗ lực cùng 12 địa phương vùng ĐBSCL triển khai thực hiện Đề án 'Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030' và đạt được một số kết quả bước đầu đáng ghi nhận.
Nhiều khu vực trong tỉnh Sóc Trăng có địa hình trũng, thấp nên vào các tháng 7 - 11 hàng năm, tức sau khi kết thúc vụ lúa Hè Thu thường có nước dâng lên tràn đồng (bà con thường gọi là mùa nước nổi). Vào thời gian này, nông dân phần lớn không trồng lúa, một số hộ tận dụng nguồn nước lớn để khai thác, nuôi trồng thủy sản, nhất là cá đồng tự nhiên cho hiệu quả kinh tế cao.
Theo kết quả kiểm kê khí nhà kính (KNK) của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2014, ngành Nông nghiệp Việt Nam phát thải lượng KNK là 89 triệu tấn CO2, trong đó sản xuất lúa phát thải 44 triệu tấn CO2. Do đó, việc xây dựng và phát triển nền nông nghiệp xanh sẽ góp phần giảm KNK, bảo vệ môi trường, tăng thu nhập cho nông dân.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo, năm 2024 Việt Nam có thể xuất khẩu 8,6 triệu tấn gạo. Tuy nhiên, Việt Nam là nước nhập khẩu gạo đứng thứ 3 thế giới với 2,9 triệu tấn.
Sản xuất nông nghiệp năm 2024 trên địa bàn huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An đạt kết quả tốt. Sản xuất lúa đạt thắng lợi cả về diện tích, năng suất và sản lượng, nông dân phấn khởi vì được mùa, trúng giá.
Những năm gần đây, tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã khiến việc canh tác lúa gạo gặp nhiều khó khăn, giảm năng suất và thu nhập của nông dân. Dự án 'Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ở khu vực ĐBSCL' (TRVC) triển khai tại 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang nhằm giải quyết vấn đề này.
Diện tích gieo trồng cây lúa ước đạt 1 triệu ha; năng suất ước đạt 60,48 tạ/ha, tăng 0,37 tạ/ha; sản lượng ước đạt 6,2 triệu tấn, tăng 15,6 nghìn tấn so với năm 2023; diện tích cây ăn quả đạt trên 410 nghìn ha, bằng 32,6% tổng diện tích cả nước.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, kết thúc năm lương thực 2024, sản lượng lúa thu hoạch của tỉnh ước hơn 4,6 triệu tấn, tăng vượt so với kế hoạch hơn 200.000 tấn.
Trong khi giá gạo thị trường thế giới sụt giảm mạnh do gạo Ấn Độ neo gần mức thấp nhất của một năm, gạo ST25 tại Việt Nam tăng giá mạnh.
Với những kết quả bước đầu tích cực, Đề án 'Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030' được các chuyên gia nhìn nhận sẽ khởi đầu cho cuộc cách mạng mới trong sản xuất lúa gạo của Việt Nam.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Phú Yên vừa tổ chức hội nghị sơ kết kết quả thực hiện Kế hoạch thúc đẩy ứng dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025.
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Thuận, từ đầu năm đến nay do ảnh hưởng của Elnino trời nắng nóng khô hanh kéo dài, mưa đến trễ, nhất là các vùng cao phụ thuộc nước trời.
Ngày 17/10, UBND huyện A Lưới tổng kết công tác sản xuất nông nghiệp năm 2024, triển khai kế hoạch năm 2025.
Đề án 1 triệu ha lúa hết sức ý nghĩa với nông dân vùng ĐBSCL, với ngành hàng lúa gạo và nhiệm vụ ứng phó biến đổi khí hậu.
Sau khi khẩn trương thu hoạch lúa hè thu chạy bão, người nông dân lại phải nỗ lực hết mình phơi lúa cho mau khô. Mới đây, cư dân mạng lan truyền đoạn clip hài hước ghi lại cảnh một người phụ nữ với cách phơi lúa có một không hai.
'Phải yêu quý cây lúa như yêu quý chính bản thân mình, như những gì mình yêu quý nhất trong cuộc đời, từ đó mới tạo ra được cuộc cách mạng cho cây lúa...', Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ về định hướng phát triển lúa chất lượng cao.
Do hiệu quả kinh tế cao, nên diện tích cây ăn trái tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang tăng đáng kể, thu hẹp dần diện tích lúa.
Chiều 14-10, tại xã Ia Rmok (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai), Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Krông Pa phối hợp với Công ty TNHH ThaiBinh Seed-Miền Trung-Tây Nguyên (trực thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed) tổ chức hội nghị đầu bờ giống lúa thuần TBR97 vụ hè thu năm 2024.
Đồng bằng sông Cửu Long có đất đai màu mỡ, nguồn nước ngọt dồi dào, giúp cho canh tác lúa và nhiều cây trồng khác rất hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay, vì nhiều lý do khác nhau, tài nguyên đất bị ảnh hưởng. Nâng cao chất lượng đất sản xuất nông nghiệp đang là vấn đề cấp bách tại khu vực.
Từ một vùng đất khô cằn, bà con gần như không thể canh tác sản xuất được, với sự hỗ trợ của Chính phủ và chính quyền địa phương, cánh đồng rộng 174ha hình thành tại xã Cư Elang, huyện Ea Kar (Đắk Lắk) giúp đổi thay đời sống của nhiều hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây. Bà con vui mừng đặt tên là 'Cánh đồng 132'.
Giá lúa gạo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua đã ổn định. Tuy nhiên, giá gạo xuất khẩu vẫn chịu tác động và trở về mức giá thấp nhất kể từ tháng 7-2023.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Hải quan, 9 tháng năm 2024, kim ngạch nhập khẩu gạo của nước ta đạt tới gần 1 tỷ USD, tăng 57,3% so với cùng kỳ năm trước, vượt tổng kim ngạch nhập khẩu của năm 2023. Đây là mức nhập khẩu cao kỷ lục từ trước đến nay.
Sản xuất lúa năm 2024 ở các địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long mặc dù gặp nhiều điều kiện bất lợi như hạn hán, xâm nhập mặn ở vụ đông xuân 2023-2024; mưa lớn, dông lốc cuối vụ hè thu, đầu vụ thu đông, song vẫn đạt được kết quả tốt khi năng suất, sản lượng đều tăng so với năm 2023.
Khác với thời điểm này năm ngoái, nông dân trồng khoai môn 'thua' cả về sản lượng lẫn giá cả, thì năm nay, vùng trồng khoai môn rộng lớn với hơn 200 ha ở các xã Đông Hà và Trà Tân, Tân Hà huyện Đức Linh đang vào thu hoạch rộ khoai môn, với sản lượng và giá cả đều tăng gấp đôi. Niềm vui ấy thể hiện rõ trên từng khuôn mặt của từng hộ trồng và người thu mua, tiêu thụ loại nông sản này.
Trong sản xuất lúa, gieo cấy là khâu quan trọng quyết định sự phát triển và năng suất của cây lúa. Gieo thẳng hạt giống theo phương pháp sạ lan, sạ vãi vốn là tập quán canh tác lúa của nông dân Quảng Trị. Tuy nhiên, đến nay phương pháp này chi phí sản xuất lúa cao do lượng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) nhiều. Giảm lượng giống, phân bón, thuốc BVTV tiến đến giảm chi phí sản xuất lúa, nâng cao chất lượng sản phẩm và lợi nhuận không chỉ là vấn đề quan tâm của riêng nông dân mà là mục tiêu của ngành nông nghiệp tỉnh. Vụ hè thu năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị đã chuyển giao thực hiện mô hình 'Sản xuất lúa theo hướng hữu cơ bằng phương pháp sạ cụm kết hợp bón vùi phân, liên kết tiêu thụ sản phẩm' mang lại hiệu quả cao, được nông dân đồng tình ủng hộ.
UBND huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An đã khuyến cáo người dân nhằm hạn chế thiệt hại do nguy cơ ảnh hưởng của lũ, triều cường và sự lây truyền của các sinh vật gây hại từ lúa vụ Hè Thu sang vụ Thu Đông.
Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh gieo trồng hơn 89.196 ha cây trồng các loại. Tổng sản lượng lương thực ước đạt trên 289.301 tấn thấp hơn 2,4% so với kế hoạch (KH), tăng 0,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Hàng trăm hécta lúa Thu Đông (lúa vụ 3) tại huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An bị nước lũ đe dọa, chính quyền và người dân phải ứng cứu để hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất.
Tại Sóc Trăng, nông dân trên địa bàn tỉnh đang thu hoạch lúa Hè Thu 2024 cuối vụ rất phấn khởi vì giá lúa tăng hơn so với đầu vụ từ 800 – 1000 đồng/kg (lúa tươi tại đồng) cộng với năng suất đạt khá nên lợi nhuận khá cao hơn so với vụ trước.
Những năm qua, xác định được tầm quan trọng của đất sản xuất đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa, miền núi, các địa phương đã nghiêm túc thực hiện Quyết định 132 của Chính phủ về cấp đất sản xuất và đất ở cho các hộ dân tộc thiểu số tại chỗ, tạo đòn bẩy sinh kế bền vững cho bà con, từ đó xây dựng vững chắc mối đại đoàn kết toàn dân tộc. Ghi nhận tại tỉnh Đắk Lắk.