Với bề dày nhiền năm hoạt động trong lĩnh vực cung ứng lao động đi làm việc ở nước ngoài, Công ty CP quốc tế Việt Nam Hòa Bình (phường Thống Nhất, TP Hòa Bình) đã giới thiệu, hỗ trợ nhiều lao động của tỉnh, chủ yếu là lao động người dân tộc thiểu số thuộc vùng đặc biệt khó khăn tham gia thị trường xuất khẩu lao động với công việc ổn định, mức thu nhập hấp dẫn.
Sau 7 năm nỗ lực, phát triển, cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng lòng hồ của tỉnh Hòa Bình đã đạt được những thành tựu đáng mừng.
Một trong những mục tiêu mà tỉnh phấn đấu thực hiện nhằm tạo dấu ấn trong công tác giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững là có 1.000 người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Cùng với đó, nhiều giải pháp đang được tỉnh quan tâm, thúc đẩy.
Đó là 'mệnh lệnh không lời' đối với mỗi người lính trong thời chiến cũng như thời bình. Điển hình như trong đợt mưa lũ lịch sử từ ngày 9 đến ngày 12-10-2017 diễn ra trên toàn tỉnh Hòa Bình, lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh Hòa Bình đã vượt qua hiểm nguy, sẵn sàng ứng cứu, giúp dân khắc phục hậu quả thiên tai.
Con đường từ trung tâm huyện Đà Bắc đến xã Đồng Ruộng quanh co, uốn lượn theo các triền dốc bên hồ sông Đà được đưa vào khai thác mấy năm nay. Khu trung tâm xã, trụ sở cơ quan, trường học, trạm y tế, thiết thế văn hóa, đường giao thông được đầu tư khá đồng bộ, nhà cửa dân cư được quy hoạch xây dựng kiên cố. Người dân đã có cuộc sống ổn định, bớt đi nỗi lo trượt sạt khi mùa mưa lũ.
Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.
Cách trung tâm huyện 62 km, xã Đồng Chum (Đà Bắc) có 6 xóm, 813 hộ, 3.680 nhân khẩu, gần 100% là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống còn nhiều khó khăn. Hiện đường giao thông còn khó khăn, mùa mưa lũ hay xảy ra sạt lở, đất sản xuất hạn chế, nông sản thường bị tư thương ép giá… là nỗi trăn trở của người dân nơi đây.
Cách trung tâm huyện Đà Bắc 63km, xã Đồng Ruộng là một trong những địa phương khó khăn nhất của huyện. Đường giao thông quanh co, đèo dốc, có nơi 2 bên chỉ là núi đá, vực thẳm, cái nghèo vẫn luôn đeo bám.
'Ước mơ lớn nhất của tôi cùng bà con nơi đây, là có được con đường liên xã, cây cầu nối xóm để cô trò và người dân không cần lênh đênh trên mặt nước vẫn có thể đến trường mỗi ngày'. Đó là niềm mong mỏi, hạnh phúc của cô giáo Quách Thị Bích Nụ - 'người lái đò sông Đà' với 18 năm lái thuyền đưa đón học sinh vùng lòng hồ sông Đà.
Đó là những thầy cô đã đến và ở lại với những miền đất còn muôn vàn khó khăn. Họ đã dệt nên nhiều câu chuyện cổ tích giữa đời thực, đưa những bước chân học trò chạm tới những bến bờ xa.
Phía sau thành công của các thế hệ học trò là sự tận tâm, tận lực của mỗi thầy, cô giáo. Bằng nguồn cảm hứng, đam mê, các thầy cô giáo đã thắp lên trong lòng các thế hệ học trò tinh thần hứng khởi trong học tập và luôn có trách nhiệm với cộng đồng.
18 năm qua, mặc cho trời mưa hay nắng,cô giáo Quách Thị Bích Nụ, người dân tộc Mường, Hiệu trưởng Trường Mầm non Yên Hòa (huyện Đà Bắc, Hòa Bình) vẫn miệt mài với công việc lái đò đưa học sinh tới trường. Sự tận tâm, tận lực của cô giáo đã được ghi nhận.
Đồng hành cùng chương trình Mottainai 2023, đại diện Bảo hiểm số OPES đã trao tặng 20 suất học bổng cùng 50 phần quà ý nghĩa và thiết thực tới trẻ em mồ côi và có hoàn cảnh khó khăn do Tai nạn giao thông.
Tròn 5 năm hoạt động, Bảo hiểm số OPES đang từng bước khẳng định được giá trị trên thị trường bằng những sản phẩm bảo hiểm số hóa, mang lại trải nghiệm mới mẻ, đồng thời cũng đóng góp những giá trị tích cực cho cộng đồng thông qua chuỗi hoạt động xã hội mang tên 'OPES Trao yêu thương', đầy nhân văn và sẻ chia với các hoàn cảnh khó khăn, thiệt thòi.
Với mong muốn cuộc sống của bà con quê hương Đà Bắc đỡ khổ, chị Xa Thị Vấn, công tác tại Công ty CP Việt Nam Hòa Bình (TP Hòa Bình) đã tích cực tuyên truyền, tư vấn và trở thành người dẫn dắt, đưa được nhiều người lao động (NLĐ) nghèo ở địa phương đi xuất khẩu lao động (XKLĐ).
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) đạt 11/19 tiêu chí. Bộ mặt nông thôn đổi thay tích cực, song xã vẫn gặp nhiều khó khăn trong xây dựng, duy trì các tiêu chí NTM.
Ngày 16/8, tại xóm Nhạp, xã Đồng Ruộng (Đà Bắc), Cục Đào tạo - Bộ Công an phối hợp với Công an tỉnh tổ chức trao tặng công trình điểm trường xóm Nhạp cho trường TH&THCS xã Đồng Ruộng. Dự buổi lễ có Thiếu tướng, PGS,TS Đỗ Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Đào tạo - Bộ Công an; các đồng chí: Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Đỗ Thanh Bình, Giám đốc Công an tỉnh...
Cục Đào tạo, Bộ Công an mong muốn, công trình khang trang hoàn thành trước thềm năm học mới sẽ giúp cho thầy và trò điểm trường Tiểu học xóm Nhạp nói riêng và trường Trường Liên cấp TH-THCS cơ sở xã Đồng Ruộng nói chung có thêm niềm vui, động lực, đạt kết quả tốt nhất trong công tác dạy và học.
Với địa hình chia cắt, độ dốc lớn, những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh xảy ra hầu hết các loại hình thiên tai, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống. Tỉnh đã phải cấp bách triển khai các khu tái định cư (TĐC) để ổn định cuộc sống cho người dân bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho hộ dân tại các TĐC gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Ổn định cuộc sống của người dân ở các vùng có nguy cơ sạt lở cao là ưu tiên hàng đầu của huyện Đà Bắc trong công tác phòng, chống thiên tai. Huyện đang tập trung xây dựng các khu tái định cư (TĐC) để sớm di dời các hộ ở vùng nguy cơ sạt lở về nơi an toàn.
Là tỉnh miền núi, địa hình chia cắt, độ dốc lớn, những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh xảy ra hầu hết các loại hình thiên tai như: mưa đá, dông lốc, lũ ống, lũ quét, trượt sạt, lở đất, lở đá gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất, tính mạng, đời sống của Nhân dân. Cấp ủy, chính quyền các địa phương đang tập trung thực hiện các giải pháp ổn định cuộc sống, hỗ trợ phát triển sản xuất cho người dân vùng thiên tai, đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS), màu xanh đã trở lại trên vùng đất bị ảnh hưởng nặng nề của thiên tai.
Những năm qua, nhiều địa phương trong tỉnh gánh chịu thiệt hại nặng nề do thiên tai, sạt lở. Hàng nghìn hộ mất nhà cửa, đất sản xuất. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, nhiều khu tái định cư (TĐC) đã được xây dựng mới, góp phần ổn định lâu dài đời sống người dân. Tuy nhiên, từ năm 2018 đến nay, vẫn còn nhiều hộ chưa được nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) nơi ở mới, ảnh hưởng phần nào đến cuộc sống và quyền lợi của người dân.
Ngày 27/3, Ban Dân tộc (HĐND tỉnh) đã giám sát việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) di dân tái định cư và định canh, định cư từ năm 2018 đến nay trên địa bàn huyện Đà Bắc. Đồng chí Bùi Tiến Lực, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch UB MTTQ tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc (HĐND tỉnh), Trưởng đoàn giám sát chủ trì buổi giám sát.
Không chỉ như người mẹ hiền trên bục giảng mà cô Nụ còn là người lái đò vượt sông Đà đưa học sinh đến lớp đã gần 17 năm nay
Khi tôi còn ngủ, vẫn có người thầy đang thức với những cơn gió ngoài sông, để sớm mai, trong bát cơm của đám học trò nghèo có thêm con tôm, con cá... Khi tôi còn ngủ, vẫn có một dáng gầy trong tấm áo phong sương lặng thầm những chuyến đò 'đưa khách' là những cô, cậu học trò sang sông gánh gồng ước mơ con chữ. Khi tôi còn ngủ, có những thầy, cô giáo không còn trẻ vẫn ngược dốc đi vào màn sương để kịp giờ lên lớp vào sáng mai ở ngôi trường bên kia núi...
Trong chương trình giao lưu toàn quốc các điển hình tiêu biểu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2022, cô giáo trẻ huyện vùng cao Đà Bắc Quách Thị Bích Nụ đã để lại ấn tượng sâu sắc về câu chuyện giản dị, truyền cảm hứng với hành trình 17 năm chở con chữ qua sông. 17 năm là hàng nghìn chuyến đò nhỏ đong đầy yêu thương của cô Nụ chở những trò nhỏ xóm Nhạp, xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) đến trường.
Các xã nằm trong vùng hồ thủy điện Hòa Bình hầu hết là địa bàn vùng cao, khó khăn của tỉnh, địa hình cheo leo, chia cắt, độ dốc lớn, mặt bằng và các điều kiện sản xuất, đời sống rất khó khăn. Đến nay, cuộc sống người dân vùng hồ thủy điện Hòa Bình chưa ổn định, luôn đối mặt với thiên tai, mưa lũ, trượt sạt. Biến đổi khí hậu, thiên tai vẫn đe dọa cuộc sống người dân.
Khu tái định cư (TĐC) Suối Nhạp, xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) được xây dựng đầu năm 2018. Đây là khu TĐC khẩn cấp cho 25 hộ dân bị ảnh hưởng bởi đợt mưa lũ lịch sử cuối năm 2017. Sau 4 năm về nơi ở mới, có thể thấy cuộc sống của người dân đã dần ổn định.
Theo báo cáo của Phòng Dân tộc huyện Đà Bắc, vừa qua, Phòng đã chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan và UBND các xã trên địa bàn huyện tiến hành khảo sát vùng trồng cây dược liệu quý. Theo kết quả khảo sát, huyện đề xuất trồng 450 ha vùng trồng cây dược liệu quý. Cụ thể, đề xuất trồng 120 ha thuộc điểm Thung Củ, Bưa Sen của xã Cao Sơn; 120 ha tại Bưa Trùng, xã Hiền Lương; tại xã Yên Hòa, khảo sát điểm Bưa Men, Bưa Lang với đề xuất trồng 60 ha; khảo sát điểm xóm Ca Lông, khu sản xuất U Rum của xóm Nhạp (xã Đồng Chum) với đề xuất diện tích trồng 150 ha.
Không quản nắng mưa, giá rét, không ngại đường đi ở nhiều nơi còn gập ghềnh, quanh co hay có xóm, bản hộ dân thưa thớt, nhiều năm qua, những người có uy tín (NCUT) ở huyện Đà Bắc đã phát huy vai trò trong cộng đồng. Họ là những tuyên truyền viên nhiệt huyết góp phần đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân. Đồng thời, tích cực vận động bà con tham gia xây dựng nông thôn mới, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ ANTT vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS). Chính vì vậy, NCUT đã được người dân địa phương ví như 'cây cao bóng cả' hay người 'giữ lửa' bản làng.
Sáng 22/4, tại Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh (Đà Bắc), đã diễn ra buổi lễ công bố cây di sản Việt Nam cho quần thể 5 cây chò xanh (tên địa phương gọi là cây Phay). Dự lễ công bố có PGS.TS Trần Ngọc Hải, Phó Chủ tịch hội đồng cây Di sản Việt Nam; lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh và huyện Đà Bắc.
Không chỉ là một giáo viên gieo những hạt mầm tri thức, cô giáo Bích Nụ còn kiêm luôn vai trò của 'người lái đò sông Đà', đưa biết bao thế hệ học sinh đến trường.
Thấy thuyền chở các em không đảm bảo an toàn, cô Nụ bàn với chồng bán cặp bò là của hồi môn để lấy tiền mua thuyền mới và trang bị áo phao chở các em đến trường.
Ở những bản làng của đồng bào Tày, già làng, người có uy tín (NCUT) chính là những cây cao, bóng cả. Họ là chỗ dựa cho bản làng và luôn tiên phong trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.
Công tác cứu hộ, cứu nạn trong phòng, chống thiên tai, giúp đỡ Nhân dân tái định cư được Ban CHQS huyện Đà Bắc tập trung thực hiện, góp phần ổn định đời sống người dân khu vực chịu ảnh hưởng.
Ban CHQS huyện Đà Bắc được đánh giá là một trong những đơn vị tiêu biểu,
Trong 2 năm (2019-2020), Trung tâm Y tế huyện Đà Bắc được quan tâm đầu tư khoảng 11,5 tỷ đồng cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất. Mặt khác, từ nguồn ngân sách và các dự án đã hỗ trợ đơn vị trên 13 tỷ đồng về trang thiết bị, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng bệnh viện, phát triển các dịch vụ kỹ thuật và mang đến sự hài lòng của người bệnh.
Những năm gần đây, cứ đến mùa mưa bão, xã Đồng Chum (Đà Bắc) lại chịu thiệt hại nặng nề về nhà ở, sản xuất, công trình công cộng, thậm chí cả tính mạng người dân. Trên địa bàn thường xảy ra một số loại hình thiên tai là dông lốc, sạt lở đất, đá, lũ ống, lũ quét... do địa hình vùng cao, độ dốc lớn, xã lại có những con suối lưu lượng nước khá lớn như: suối Chum, suối Nhạp... Bình thường đây là nguồn nước dồi dào phục vụ sản xuất, sinh hoạt của người dân. Song mỗi khi có mưa to, những con suối này trở thành mối nguy hại rất lớn, đe dọa đến sự an toàn. Thiên tai khiến cuộc sống của nhiều hộ ở xã đặc biệt khó khăn này càng thêm khốn khó.
Vùng cao Đà Bắc đang tất bật thu hoạch lúa chiêm xuân. Kể từ vụ này, bà con nông dân các xã Mường Chiềng, Đồng Chum, Đoàn Kết, Tân Pheo... có thêm động lực khi gạo J02 - sản phẩm gạo đặc sản vùng cao nơi đây vừa được cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể.
Nói tới ảnh hưởng của thiên tai ở huyện Đà Bắc những năm gần đây, Đồng Ruộng luôn được xác định là một trong những vùng trọng điểm. Đợt mưa lũ lịch sử tháng 10/2017 vẫn hằn sâu nỗi đau với người dân nơi đây, bởi sự mất mát quá lớn về tài sản, con người, cơ sở hạ tầng. Sự tàn phá của thiên tai đến nay vẫn chưa thể khắc phục hết, khi vẫn còn những đoạn đường, ngầm đứt gãy, trơ đất, đá; nguy cơ sạt lở luôn rình rập; lòng suối ngổn ngang đá hộc, đá tảng; trên 15 ha ruộng bị vùi lấp không thể khôi phục để canh tác, khiến đời sống của nhiều gia đình càng thêm khó khăn.
Sáng 29/4, Hội LHTN tỉnh đã đến thăm hỏi, động viên, trao quà hỗ trợ Nhân dân 2 xã Đoàn Kết, Đồng Chum (Đà Bắc) bị thiệt hại nặng do dông lốc, mưa đá ngày 23/4 vừa qua.
Đà Bắc bị thiệt hại nặng với 129 ngôi nhà bị tốc mái; 433 ngôi nhà bị thủng mái; gần 300ha lúa, hoa màu bị đổ gẫy, dập nát không có khả năng khắc phục, thiệt hại 80%.