Tái hiện nghi lễ 'tống cựu nghinh tân' tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long

Sáng 22/1, tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức thực hành nghi lễ 'Tống cựu nghinh Tân' dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Chương trình thể nghiệm những lễ nghi trong dịp Tết Nguyên đán đã từng diễn ra trong cung đình Thăng Long xưa, thể hiện mong muốn hưng thịnh cho quốc gia, sự bình an no ấm cho Nhân dân “tống cựu nghinh tân” tiễn năm cũ đón năm mới.

Chương trình thể nghiệm những lễ nghi trong dịp Tết Nguyên đán đã từng diễn ra trong cung đình Thăng Long xưa, thể hiện mong muốn hưng thịnh cho quốc gia, sự bình an no ấm cho Nhân dân “tống cựu nghinh tân” tiễn năm cũ đón năm mới.

Tham dự buổi lễ có Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà.

Tham dự buổi lễ có Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà.

Đặc biệt, năm nay có nghi lễ Tiến Lịch.

Đặc biệt, năm nay có nghi lễ Tiến Lịch.

Tiến lịch không chỉ là một nghi lễ thiêng liêng đóng vai trò quan trọng trong đời sống cung đình và dân gian xưa mà “lịch” đã trở thành một vật đặc biệt gắn liền với đời sống của con người trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

Tiến lịch không chỉ là một nghi lễ thiêng liêng đóng vai trò quan trọng trong đời sống cung đình và dân gian xưa mà “lịch” đã trở thành một vật đặc biệt gắn liền với đời sống của con người trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

Làm lịch của cả năm để nắm được những mốc quan trọng của Cung đình trong một năm, thuận theo mùa và thời tiết.

Làm lịch của cả năm để nắm được những mốc quan trọng của Cung đình trong một năm, thuận theo mùa và thời tiết.

Vì thế, nghi lễ này như là một sợi dây kết nối giữa con người đương đại với nền văn hóa của quá khứ. Chính sự khác biệt này mà năm Ất Tỵ 2025 Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp các đơn vị thực hiện nghi lễ Tiến Lịch dưới hình thức sân khấu hóa với các nghi thức cung đình thuở xưa.

Vì thế, nghi lễ này như là một sợi dây kết nối giữa con người đương đại với nền văn hóa của quá khứ. Chính sự khác biệt này mà năm Ất Tỵ 2025 Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp các đơn vị thực hiện nghi lễ Tiến Lịch dưới hình thức sân khấu hóa với các nghi thức cung đình thuở xưa.

Nghi lễ thả cá chép vào ngày ông Công ông Táo là một phong tục truyền thống của người Việt Nam, thể hiện lòng thành kính với các Táo quân.

Nghi lễ thả cá chép vào ngày ông Công ông Táo là một phong tục truyền thống của người Việt Nam, thể hiện lòng thành kính với các Táo quân.

Trong văn hóa dân gian Việt Nam, cá chép gắn liền với một truyền thuyết nổi tiếng về việc hóa rồng. Cá chép trở thành biểu tượng cho sự kiên trì, bền bỉ, may mắn với ý chí, sức mạnh và sự thành công.

Trong văn hóa dân gian Việt Nam, cá chép gắn liền với một truyền thuyết nổi tiếng về việc hóa rồng. Cá chép trở thành biểu tượng cho sự kiên trì, bền bỉ, may mắn với ý chí, sức mạnh và sự thành công.

Vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm, các gia đình thực hiện nghi lễ cúng tiễn ông Công, ông Táo về trời, cầu mong sự bình an, thịnh vượng cho quốc gia và gia đình vào năm mới.

Vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm, các gia đình thực hiện nghi lễ cúng tiễn ông Công, ông Táo về trời, cầu mong sự bình an, thịnh vượng cho quốc gia và gia đình vào năm mới.

Cá chép được đựng trong chậu bằng đồng thau, sau khi làm lễ cúng được rước ra sông cổ tại khu di tích khảo cổ 18 Hoàng Diệu để phóng sinh. Phong tục thả cá chép được tiến hành nhanh gọn. Đây là một phong tục rất ý nghĩa. Việc chúng ta thả cá chép vào nước còn mang ý nghĩa phóng sinh, khuyến khích con người yêu thiên nhiên, yêu động vật.

Cá chép được đựng trong chậu bằng đồng thau, sau khi làm lễ cúng được rước ra sông cổ tại khu di tích khảo cổ 18 Hoàng Diệu để phóng sinh. Phong tục thả cá chép được tiến hành nhanh gọn. Đây là một phong tục rất ý nghĩa. Việc chúng ta thả cá chép vào nước còn mang ý nghĩa phóng sinh, khuyến khích con người yêu thiên nhiên, yêu động vật.

 Sau khi tiễn ông Công ông Táo về trời, đoàn rước trở về khu vực Đoan Môn tái hiện việc dựng cây Nêu ngày Tết.

Sau khi tiễn ông Công ông Táo về trời, đoàn rước trở về khu vực Đoan Môn tái hiện việc dựng cây Nêu ngày Tết.

Cây nêu ngày Tết là một phong tục truyền thống của người Việt Nam, thường được dựng vào dịp Tết Nguyên Đán. Đây là một cây tre cao, thẳng, được tỉa hết cành lá, chỉ để lại một ít lá trên ngọn. Trên ngọn cây thường treo các vật phẩm mang ý nghĩa tâm linh như lá bùa, cờ ngũ sắc, chuông gió, … tùy theo phong tục của từng địa phương.

Cây nêu ngày Tết là một phong tục truyền thống của người Việt Nam, thường được dựng vào dịp Tết Nguyên Đán. Đây là một cây tre cao, thẳng, được tỉa hết cành lá, chỉ để lại một ít lá trên ngọn. Trên ngọn cây thường treo các vật phẩm mang ý nghĩa tâm linh như lá bùa, cờ ngũ sắc, chuông gió, … tùy theo phong tục của từng địa phương.

Việc dựng cây nêu mang ý nghĩa xua đuổi tà ma, bảo vệ gia đình khỏi những điều xấu xa và cầu mong một năm mới bình an, may mắn.

Việc dựng cây nêu mang ý nghĩa xua đuổi tà ma, bảo vệ gia đình khỏi những điều xấu xa và cầu mong một năm mới bình an, may mắn.

Trước khi dựng nêu phải lập đàn tế trời đất, sau phần lục cúng, ngũ bái dâng lễ vật mới tiến hành động thổ dựng nêu. Cây nêu được dùng là loại tre đực, cao, to, được chặt sạch các cành chỉ để lại trên ngọn có nhánh lá.

Trước khi dựng nêu phải lập đàn tế trời đất, sau phần lục cúng, ngũ bái dâng lễ vật mới tiến hành động thổ dựng nêu. Cây nêu được dùng là loại tre đực, cao, to, được chặt sạch các cành chỉ để lại trên ngọn có nhánh lá.

Phong tục tốt đẹp này mới được khôi phục mấy năm gần đây và được coi là một biểu tượng văn hóa truyền thống của đất Hà thành trong những ngày Tết Nguyên đán.

Phong tục tốt đẹp này mới được khôi phục mấy năm gần đây và được coi là một biểu tượng văn hóa truyền thống của đất Hà thành trong những ngày Tết Nguyên đán.

Trong vài năm trở lại đây, nghi lễ này đã được tái hiện nhằm bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Trong vài năm trở lại đây, nghi lễ này đã được tái hiện nhằm bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Nghi lễ đổi gác là việc Canh gác và bảo vệ cung thành được các triều đại phong kiến tổ chức vô cùng nghiêm ngặt, Đổi gác là một nghi thức quan trọng diễn ra hàng ngày trong cấm thành Thăng Long và triều Đại nhà Lê cũng không ngoại lệ.

Nghi lễ đổi gác là việc Canh gác và bảo vệ cung thành được các triều đại phong kiến tổ chức vô cùng nghiêm ngặt, Đổi gác là một nghi thức quan trọng diễn ra hàng ngày trong cấm thành Thăng Long và triều Đại nhà Lê cũng không ngoại lệ.

Màn tái hiện nghi thức đổi gác mang tính phỏng dựng và có yếu tố sáng tạo với mong muốn thông qua giới thiệu và tái hiện các nghi thức mang tính phi vật thể trong cung đình xưa sẽ góp phần tạo nên sức sống trường tồn cho các di sản văn hóa lịch sử truyền thống, đem tới cho công chúng hôm nay những trải nghiệm độc đáo trong không gian thiêng liêng của Hoàng thành Thăng Long với hơn 1000 năm lịch sử.

Màn tái hiện nghi thức đổi gác mang tính phỏng dựng và có yếu tố sáng tạo với mong muốn thông qua giới thiệu và tái hiện các nghi thức mang tính phi vật thể trong cung đình xưa sẽ góp phần tạo nên sức sống trường tồn cho các di sản văn hóa lịch sử truyền thống, đem tới cho công chúng hôm nay những trải nghiệm độc đáo trong không gian thiêng liêng của Hoàng thành Thăng Long với hơn 1000 năm lịch sử.

Đông đảo người dân và du khách nước ngoài tới tham dự trình diễn tái hiện nghi lễ “tống cựu nghinh tân” tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội.

Đông đảo người dân và du khách nước ngoài tới tham dự trình diễn tái hiện nghi lễ “tống cựu nghinh tân” tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội.

Duy Minh

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/tai-hien-nghi-le-tong-cuu-nghinh-tan-tai-khu-di-san-hoang-thanh-thang-long.html