Tàu Nga buộc phải vòng qua châu Phi khi đã trở thành mục tiêu tấn công của Houthi

Tàu Nga đã bị tấn công bất chấp tuyên bố trước đó của lực lượng Houthi, khiến họ phải tìm tuyến đường mới dài hơn.

Đêm 18/5 tại Biển Đỏ, lực lượng vũ trang Houthi tại Yemen đã bắn tên lửa hành trình nhằm vào tàu chở dầu Wind đang đi từ cảng Novorossiysk của Nga đến Trung Quốc, Bộ Tư lệnh Trung Đông của Mỹ thông báo.

Đêm 18/5 tại Biển Đỏ, lực lượng vũ trang Houthi tại Yemen đã bắn tên lửa hành trình nhằm vào tàu chở dầu Wind đang đi từ cảng Novorossiysk của Nga đến Trung Quốc, Bộ Tư lệnh Trung Đông của Mỹ thông báo.

Con tàu được đăng ký dưới cờ Panama và thuộc sở hữu của một công ty Hy Lạp, nó đã bị tấn công bởi một tên lửa hành trình chống hạm bắn từ Yemen. Tên lửa lao trúng mục tiêu làm hư hỏng vách ngăn của tàu, gây ngập lụt và tạm thời mất khả năng kiểm soát.

Con tàu được đăng ký dưới cờ Panama và thuộc sở hữu của một công ty Hy Lạp, nó đã bị tấn công bởi một tên lửa hành trình chống hạm bắn từ Yemen. Tên lửa lao trúng mục tiêu làm hư hỏng vách ngăn của tàu, gây ngập lụt và tạm thời mất khả năng kiểm soát.

Các tàu của liên minh đảm bảo tự do hàng hải trên Biển Đỏ lập tức đến giúp đỡ tàu chở dầu gặp nạn, nhưng không cần sự trợ giúp từ bên ngoài - thủy thủ đoàn đã cố gắng đối phó với hư hỏng, giành lại quyền kiểm soát và tiếp tục di chuyển, không có thủy thủ nào bị thương.

Các tàu của liên minh đảm bảo tự do hàng hải trên Biển Đỏ lập tức đến giúp đỡ tàu chở dầu gặp nạn, nhưng không cần sự trợ giúp từ bên ngoài - thủy thủ đoàn đã cố gắng đối phó với hư hỏng, giành lại quyền kiểm soát và tiếp tục di chuyển, không có thủy thủ nào bị thương.

CENTCOM (Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ) đã lên án vụ tấn công, cho rằng hành động của lực lượng Houthi do Iran hậu thuẫn đe dọa sự ổn định khu vực và gây nguy hiểm đến tính mạng của các thủy thủ trên vùng Biển Đỏ và Vịnh Aden

CENTCOM (Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ) đã lên án vụ tấn công, cho rằng hành động của lực lượng Houthi do Iran hậu thuẫn đe dọa sự ổn định khu vực và gây nguy hiểm đến tính mạng của các thủy thủ trên vùng Biển Đỏ và Vịnh Aden

Việc Houthi gây nguy hiểm cho thương mại quốc tế, làm ảnh hưởng cả những đối tượng không hề liên quan tới xung đột Israel - Hamas khiến lực lượng này trở thành đối tượng tấn công của Mỹ, Anh và nhiều quốc gia khác.

Việc Houthi gây nguy hiểm cho thương mại quốc tế, làm ảnh hưởng cả những đối tượng không hề liên quan tới xung đột Israel - Hamas khiến lực lượng này trở thành đối tượng tấn công của Mỹ, Anh và nhiều quốc gia khác.

Sự cố tàu chở dầu Wind một lần nữa thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế về tình hình bất ổn trong khu vực. Nhiều câu hỏi vẫn còn đó, liên quan đến động cơ khi các tay súng Houthi quyết định tấn công một con tàu đang phục vụ lợi ích của Nga và Trung Quốc.

Sự cố tàu chở dầu Wind một lần nữa thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế về tình hình bất ổn trong khu vực. Nhiều câu hỏi vẫn còn đó, liên quan đến động cơ khi các tay súng Houthi quyết định tấn công một con tàu đang phục vụ lợi ích của Nga và Trung Quốc.

Điều này gây bất ngờ bởi Houthi đã hứa với Moskva và Bắc Kinh rằng họ sẽ không tấn công các tàu thương mại hoặc tàu chở hàng hóa phục vụ lợi ích của hai nước này tại Biển Đỏ và các vùng biển khác gần Yemen.

Điều này gây bất ngờ bởi Houthi đã hứa với Moskva và Bắc Kinh rằng họ sẽ không tấn công các tàu thương mại hoặc tàu chở hàng hóa phục vụ lợi ích của hai nước này tại Biển Đỏ và các vùng biển khác gần Yemen.

Trước tình hình trên, Liên bang Nga và Trung Quốc không thực sự muốn mạo hiểm với các sản phẩm dầu khí và tàu chở hàng đắt tiền, áp dụng công nghệ tiên tiến của mình.

Trước tình hình trên, Liên bang Nga và Trung Quốc không thực sự muốn mạo hiểm với các sản phẩm dầu khí và tàu chở hàng đắt tiền, áp dụng công nghệ tiên tiến của mình.

Theo các nguồn giám sát hàng hải, tàu chở khí hóa lỏng (LNG) khởi hành từ tổ hợp chế biến của Gazprom tại trạm Portovaya ở Vyborg thuộc vùng Leningrad, đã buộc phải đi đến Trung Quốc bằng cách vòng quanh châu Phi, cụ thể là qua mũi Hảo Vọng thay vì Kênh đào Suez.

Theo các nguồn giám sát hàng hải, tàu chở khí hóa lỏng (LNG) khởi hành từ tổ hợp chế biến của Gazprom tại trạm Portovaya ở Vyborg thuộc vùng Leningrad, đã buộc phải đi đến Trung Quốc bằng cách vòng quanh châu Phi, cụ thể là qua mũi Hảo Vọng thay vì Kênh đào Suez.

Điển hình như chuyến hải trình của tàu Nguyên soái Vasilevsky thuộc sở hữu của Tập đoàn Gazprom đã được ghi lại. Con tàu hiện đang hướng về phía Đông Nam dọc theo bờ biển phía Tây châu Phi, gần Namibia.

Điển hình như chuyến hải trình của tàu Nguyên soái Vasilevsky thuộc sở hữu của Tập đoàn Gazprom đã được ghi lại. Con tàu hiện đang hướng về phía Đông Nam dọc theo bờ biển phía Tây châu Phi, gần Namibia.

Nguyên soái Vasilevsky là con tàu duy nhất thuộc loại này ở Liên bang Nga. Nó được đóng dưới sự giám sát của Cơ quan đăng ký vận tải hàng hải Nga và Cơ quan đăng ký tàu Lloyd, tuân thủ chặt chẽ Quy tắc quốc tế về kết cấu và thiết bị của tàu chở khí hóa lỏng.

Nguyên soái Vasilevsky là con tàu duy nhất thuộc loại này ở Liên bang Nga. Nó được đóng dưới sự giám sát của Cơ quan đăng ký vận tải hàng hải Nga và Cơ quan đăng ký tàu Lloyd, tuân thủ chặt chẽ Quy tắc quốc tế về kết cấu và thiết bị của tàu chở khí hóa lỏng.

Tàu có phạm vi hải trình không giới hạn và được thiết kế để lưu trữ, vận chuyển và tái chế LNG. Chiều dài của nó là 294,83 m, chiều rộng 46,4 m, dung tích các bể chứa hàng hóa (dung tích vận chuyển LNG) lên tới 174 nghìn mét khối, tốc độ tối đa 19,5 hải lý.

Tàu có phạm vi hải trình không giới hạn và được thiết kế để lưu trữ, vận chuyển và tái chế LNG. Chiều dài của nó là 294,83 m, chiều rộng 46,4 m, dung tích các bể chứa hàng hóa (dung tích vận chuyển LNG) lên tới 174 nghìn mét khối, tốc độ tối đa 19,5 hải lý.

Các chuyên gia phương Tây lưu ý rằng tuyến đường di chuyển từ Nga sang Trung Quốc, đi qua lục địa châu Phi, dài gấp 1,5 lần so với qua kênh đào Suez.

Các chuyên gia phương Tây lưu ý rằng tuyến đường di chuyển từ Nga sang Trung Quốc, đi qua lục địa châu Phi, dài gấp 1,5 lần so với qua kênh đào Suez.

Theo thông tin ghi nhận, phải mất 45 ngày mới có thể giao hàng. Giới chuyên gia nhận xét Tập đoàn Gazprom chọn con đường nói trên để giảm nguy cơ xảy ra rủi ro vì xung đột trên Biển Đỏ.

Theo thông tin ghi nhận, phải mất 45 ngày mới có thể giao hàng. Giới chuyên gia nhận xét Tập đoàn Gazprom chọn con đường nói trên để giảm nguy cơ xảy ra rủi ro vì xung đột trên Biển Đỏ.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/tau-nga-buoc-phai-vong-qua-chau-phi-khi-da-tro-thanh-muc-tieu-tan-cong-cua-houthi-post578214.antd