Thảo luận kịch bản tăng trưởng của tỉnh Cà Mau sau hợp nhất

Chiều 13/5, Tỉnh ủy Cà Mau tổ chức họp Tổ biên tập văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cà Mau nhiệm kỳ 2025-2030 (sau hợp nhất tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu) để trao đổi, thảo luận về kịch bản tăng trưởng và các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của nhiệm kỳ mới.

Chủ trì cuộc họp có đồng chí Huỳnh Quốc Việt, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bạc Liêu; đồng chí Nguyễn Đức Hiển, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Cà Mau.

Đồng chí Huỳnh Quốc Việt, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bạc Liêu, gợi mở bổ sung quy hoạch các khu, cụm công nghiệp gắn với ngành nghề công nghệ cao.

Đồng chí Huỳnh Quốc Việt, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bạc Liêu, gợi mở bổ sung quy hoạch các khu, cụm công nghiệp gắn với ngành nghề công nghệ cao.

Tổ biên tập văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Cà Mau đã trình bày 3 kịch bản dự kiến tăng trưởng giai đoạn 2026-2030 và kèm theo giải pháp thực hiện.

Theo đó, kịch bản tốc độ cơ sở với mức tăng GRDP bình quân tăng khoảng 7,5-8,5%/năm, được xây dựng trên cơ sở nền tảng tốc độ tăng trưởng của tỉnh trong giai đoạn 2022-2025 (Cà Mau tăng bình quân 7,52%, Bạc Liêu tăng bình quân 7,89/năm); quy mô nền kinh tế của tỉnh đến năm 2030 gấp 1,7 lần năm 2025.

Đối với kịch bản tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 9-9,5%/năm, được xây dựng trên cơ sở những điều kiện thuận lợi, cùng sự xuất hiện của các yếu tố mới như: thu hút đầu tư các dự án năng lượng tái tạo không nối lưới (điện gió, điện mặt trời... ), tiến tới xuất khẩu điện sang các nước lân cận; quy mô nền kinh tế của tỉnh đến năm 2030 gấp 1,76 lần năm 2025.

Đồng chí Nguyễn Đức Hiển, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Cà Mau, lưu ý, mỗi kịch bản tăng trưởng cần đưa ra được các giả định và làm rõ động lực tăng trưởng, không thể chủ quan.

Đồng chí Nguyễn Đức Hiển, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Cà Mau, lưu ý, mỗi kịch bản tăng trưởng cần đưa ra được các giả định và làm rõ động lực tăng trưởng, không thể chủ quan.

Bên cạnh đó là kịch bản tốc độ tăng trưởng cao (2 con số), dựa trên cơ sở dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, chỉ tiêu phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân/năm từ 10%/năm trở lên; quy mô nền kinh tế của tỉnh đến năm 2030 gấp 1,9 lần năm 2025.

Trên cơ sở dự thảo văn kiện của Trung ương, dự thảo văn kiện của tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu, cùng với tình hình thực tế địa phương; Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ I (sau hợp nhất), nhiệm kỳ 2025-2030 dự kiến đề xuất 20 chỉ tiêu chủ yếu, gồm 9 chỉ tiêu kinh tế, 5 chỉ tiêu xã hội, 5 chỉ tiêu môi trường, cùng 1 chỉ tiêu xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.

Ông Trần Công Khanh, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Cà Mau, trình bày Kịch bản phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau sau hợp nhất, giai đoạn 2026-2030.

Ông Trần Công Khanh, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Cà Mau, trình bày Kịch bản phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau sau hợp nhất, giai đoạn 2026-2030.

Tại cuộc họp, đại biểu bày tỏ tin tưởng về không gian phát triển mở rộng sẽ tạo điều kiện cho quy hoạch và đầu tư đồng bộ hơn; tạo ra các vùng kinh tế quy mô lớn hơn, tăng cường năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư tốt hơn, khai thác và phát huy tối đa tiềm năng lợi thế sẵn có của các địa phương để phát triển, như kinh tế hội tụ đầy đủ các ngành, lĩnh vực trọng điểm (nông nghiệp, công nghiệp, phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, du lịch, kinh tế biển và hạ tầng đồng bộ), từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn diện.

Đồng chí Hồ Trung Việt, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Cà Mau, cho rằng, để đảm bảo tăng trưởng cao, tỉnh cần phân vùng phát triển sản xuất phù hợp, cũng như phát huy lợi thế các khu công nghiệp.

Đồng chí Hồ Trung Việt, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Cà Mau, cho rằng, để đảm bảo tăng trưởng cao, tỉnh cần phân vùng phát triển sản xuất phù hợp, cũng như phát huy lợi thế các khu công nghiệp.

Đồng thời, đại biểu cũng nêu một số khó khăn, thách thức tác động đến sự phát triển của tỉnh, như: Do có sự tương đồng về mặt cấu trúc, mô hình kinh tế, các ngành, trong khi chưa có thêm mới nhiều nhà đầu tư lớn nên chưa thể có thêm các dự án động lực mới; các dự án hạ tầng kinh tế - xã hội cần một vài năm mới hoàn thành; tác động của sắp xếp, dự báo lĩnh vực thương mại, dịch vụ tại một số địa bàn sẽ phát triển chậm lại, tác động đến việc khơi thông các nguồn lực, có thể ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công, trung hạn, dài hạn, các dự án đầu tư ngoài ngân sách; quy mô kinh tế lớn hơn, để đạt tốc độ tăng trưởng không thể nhanh,…

Ông Tạ Trung Dũng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Bạc Liêu, cho rằng, sau hợp nhất, tỉnh Cà Mau có rất nhiều tiềm năng, lợi thế và dư địa phát triển, tuy nhiên cần xem trọng yếu tố nguồn nhân lực để đảm bảo vận hành hiệu quả.

Ông Tạ Trung Dũng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Bạc Liêu, cho rằng, sau hợp nhất, tỉnh Cà Mau có rất nhiều tiềm năng, lợi thế và dư địa phát triển, tuy nhiên cần xem trọng yếu tố nguồn nhân lực để đảm bảo vận hành hiệu quả.

Đồng chí Nguyễn Đức Hiển, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Cà Mau, lưu ý, mỗi kịch bản tăng trưởng cần đưa ra được các giả định và làm rõ động lực tăng trưởng, không thể chủ quan. Các sở, ngành cần tiếp tục phân tích làm rõ, rằng để đạt được mục tiêu tăng trưởng như mỗi kịch bản đưa ra thì cần dự án động lực nào và thời gian thực hiện dự án. Bên cạnh đó, phải nêu được giải pháp để phát triển từng lĩnh vực, có số liệu minh chứng rõ ràng, tránh đưa ra nhiệm vụ theo kiểu chung chung; làm sao thể hiện khát vọng đưa tỉnh Cà Mau trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước.

Đánh giá cao tinh thần làm việc khẩn trương, trách nhiệm của Tổ biên tập văn kiện, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bạc Liêu, đồng chí Huỳnh Quốc Việt gợi mở, bên cạnh tiềm năng, lợi thế và không gian phát triển mở rộng, cần tính toán bổ sung quy hoạch các khu, cụm công nghiệp gắn với ngành nghề cụ thể, ưu tiên công nghiệp công nghệ cao; tập trung huy động nguồn lực giải phóng mặt bằng sạch để kêu gọi nhà đầu tư. Đưa ra các giải pháp nâng cao giá trị kinh tế của lúa sạch, gạo sạch; phát huy thế mạnh du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, quan trọng là tính toán làm sao có sản phẩm, dịch vụ thu hút khách tham quan.

Đồng chí Huỳnh Hữu Trí, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bạc Liêu, đề xuất bổ sung cơ chế chính sách thu hút vốn đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho mục tiêu tăng trưởng cao.

Đồng chí Huỳnh Hữu Trí, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bạc Liêu, đề xuất bổ sung cơ chế chính sách thu hút vốn đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho mục tiêu tăng trưởng cao.

Các đồng chí chủ trì cuộc họp thống nhất với 20 chỉ tiêu Nghị quyết nhiệm kỳ 2025-2030, tuy nhiên yêu cầu Tổ biên tập văn kiện tiếp tục rà soát các căn cứ, đảm bảo hợp lý, khả quan./.

Mộng Thường - Chí Diện

Nguồn Cà Mau: https://baocamau.vn/thao-luan-kich-ban-tang-truong-cua-tinh-ca-mau-sau-hop-nhat-a38956.html