THẢO LUẬN TỔ 9: ĐỀ NGHỊ BÁM SÁT PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN QUYỀN CON NGƯỜI TRONG DỰ ÁN LUẬT PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH (SỬA ĐỔI)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, chiều 31/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi). Đa số các đại biểu đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục bám sát phương pháp tiếp cận quyền con người, bảo đảm quyền con người, đặc biệt là đối tượng đặc thù như phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, ưu tiên nguyện vọng chính đáng của người bị bạo lực gia đình.

Toàn cảnh thảo luận tại Tổ 9.

Toàn cảnh thảo luận tại Tổ 9.

Thảo luận tại Tổ 9 gồm 4 Đoàn ĐBQH các tỉnh: Tuyên Quang, Hà Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

Tham gia Tổ 9 có Thượng tướng Trần Quang Phương - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi); Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh (Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang); Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài Chính Hồ Đức Phớc (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định). Đại biểu Đặng Ngọc Huy - Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi điều hành nội dung Phiên họp.

Đa số các đại biểu tán thành sự cần thiết sửa đổi Luật và phạm vi sửa đổi của dự án Luật với các lý do được thể hiện trong Tờ trình của Chính phủ. Việc sửa đổi Luật nhằm thể chế quan điểm, chủ trương, chính sách về quản lý phát triển xã hội có hiệu quả, nghiêm minh, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội tại Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Chỉ thị số 06 - CT/TW ngày 24/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới; đồng thời, đáp ứng yêu cầu phát sinh trong thực tiễn và khắc phục những bất cập của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình hiện hành.

Góp ý về dự án Luật này, khẳng định sự cần thiết sửa đổi dự án Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị cần bám sát quan điểm của Đảng về xây dựng gia đình trong tình hình mới, bám sát phương pháp tiếp cận bảo đảm quyền con người. Cần xem xét dự thảo Luật lần này có gì mới, thay đổi như thế nào, đã góp phần giữ gìn các giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc chưa? Đồng thời Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị phải bảo đảm tính khả thi, tính thực tiễn trong cuộc sống.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị dự án Luật Phòng chống bạo lực gia đình cần bám sát quan điểm của Đảng về xây dựng gia đình trong tình hình mới.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị dự án Luật Phòng chống bạo lực gia đình cần bám sát quan điểm của Đảng về xây dựng gia đình trong tình hình mới.

Về phạm vi sửa đổi, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị cần khắc phục những vướng mắc của quy định pháp luật và phù hợp với công tác phòng chống bạo lực gia đình trong tình hình mới như bổ sung phạm vi áp dụng đối với những người sống chung với nhau… Đây là những vấn đề rất thiết thực, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị nghiên cứu làm sao cho phù hợp thực tiễn, cần nghiên cứu kỹ và tham khảo kinh nghiệm quốc tế.

Cần nghiên cứu, cho ý kiến xung quanh vấn đề xã hội hóa công tác phòng chống bạo lực gia đình; về tư vấn, hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình; phát huy vai trò của cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong đó có phát huy vai trò của cơ quan cấp xã đối với phòng chống bạo lực gia đình; về báo tin và xử lý tin báo, tố giác về bạo lực gia đình… Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương mong muốn các đại biểu trong tổ tham gia đóng góp ý kiến để hoàn thiện dự án Luật trình Quốc hội thông qua.

Nhất trí sự cần thiết và phạm vi sửa đổi của dự án Luật lần này, đại biểu Lò Thị Việt Hà - Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang đề nghị cơ quan soạn thảo chú ý tiếp cận theo hướng quyền con người, nhất là người cao tuổi, phụ nữ, trẻ em và người khuyết tật; nghiên cứu quan tâm đến đặc điểm các vùng miền, văn hóa, dân tộc để có các giải pháp phù hợp trong thời gian tới. Đại biểu đánh giá cao công tác chuẩn bị hồ sợ dự án luật nghiêm túc, công phu, đảm bảo chính sách dân tộc, chính sách lồng ghép giới.

Đại biểu Lò Thị Việt Hà - Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang

Đại biểu Lò Thị Việt Hà - Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang

Góp ý vào dự thảo Luật, đại biểu Nguyễn Quốc Hùng - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam đề nghị Ban soạn thảo và cơ quan chủ trì thẩm tra quan tâm đến việc cung cấp dịch vụ trợ giúp, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình. Sự can thiêp hiện chủ yếu mang tính chất hành chính, chưa có nhiều thay đổi so với luật hiện hành thì khó có thể thay đổi tình trạng hiện nay. Hầu hết các nạn nhân không tìm đến chính quyền, không tìm đến các trợ giúp do pháp luật quy đình do nhiều nguyên nhân. Do đó, đại biểu đề nghị nên nghiên cứu bổ sung quy định cấp xã, thêm một đầu mối tiếp nhận thông tin trợ giúp cụ thể như Chủ tịch Hội phụ nữ xã chứ không chỉ quy định trách nhiệm hành chính của UBND cấp xã hay trưởng công an xã…

Khẳng định dự thảo Luật phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng về công tác phòng chống bạo lực gia đình, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, đại biểu Trần Thị Hồng An - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam đề nghị bổ sung cam kết của Việt Nam trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững liên quan đến bạo lực gia đình. Đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát các quy định khác trong các luật có liên quan, rà soát đánh giá để đảm bảo tính tương thích của dự thảo Luật với các điều ước cam kết quốc tế mà Việt Nam là nước thành viên. Đồng thời tham khảo thêm kinh nghiệm quốc tế phù hợp với bối cảnh trong nước để tiếp thu trong quá trình chỉnh lý dự án Luật sau này. Ngoải ra, đại biểu Trần Thị Hồng An đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát, nghiên cứu khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong các quy định của pháp luật, đáp ứng được phòng chống bạo lực gia đình trong tình hình mới.

Các đại biểu cũng đóng góp ý kiến về tư vấn, hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình; về báo tin và xử lý tin báo, tố giác về bạo lực gia đình; về cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình khác; về xã hội hóa công tác phòng, chống bạo lực gia đình; về quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình….

Để hoàn thiện dự án Luật, các đại biểu đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục bám sát phương pháp tiếp cận quyền con người, bảo đảm quyền con người, đặc biệt là đối tượng đặc thù như phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, ưu tiên nguyện vọng chính đáng của người bị bạo lực gia đình, đồng thời tôn trọng các quyền của công dân khi xử lý các hành vi vi phạm về bạo lực gia đình và quan tâm các yếu tố về văn hóa, gia đình, đặc điểm tâm lý của các nhóm đối tượng và đặc thù vùng, miền, dân tộc. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định để cụ thể hóa nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Công an cấp xã trong phòng, chống bạo lực gia đình phù hợp với chức năng bảo đảm an ninh trật tự ở cơ sở của Công an cấp xã.

Cũng tại phiên thảo luận tổ, các đại biểu còn cho ý kiến về dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở./.

Cổng Thông tin điện tử Quốc hội trân trọng giới thiệu một số hình ảnh tại phiên họp tổ:

Đại biểu Đặng Ngọc Huy - Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi điều hành nội dung Phiên họp.

Đại biểu Đặng Ngọc Huy - Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi điều hành nội dung Phiên họp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đóng góp ý kiến về dự án Luật Phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi) tại Tổ 9.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đóng góp ý kiến về dự án Luật Phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi) tại Tổ 9.

Đại biểu Trần Thị Hồng An - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát, nghiên cứu khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong các quy định của pháp luật, đáp ứng được phòng chống bạo lực gia đình trong tình hình mới.

Đại biểu Trần Thị Hồng An - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát, nghiên cứu khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong các quy định của pháp luật, đáp ứng được phòng chống bạo lực gia đình trong tình hình mới.

Các đại biểu tham dự phiên thảo luận tại Tổ 9.

Các đại biểu tham dự phiên thảo luận tại Tổ 9.

Đại biểu Âu Thị Mai - Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang khẳng định hồ sơ dự án Luật PCBLGĐ (sửa đổi) được chuẩn bị khá công phu, kỹ lưỡng.

Đại biểu Âu Thị Mai - Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang khẳng định hồ sơ dự án Luật PCBLGĐ (sửa đổi) được chuẩn bị khá công phu, kỹ lưỡng.

Đại biểu Lý Tiết Hạnh - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định góp ý vào dự thảo Luật Phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi).

Đại biểu Lý Tiết Hạnh - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định góp ý vào dự thảo Luật Phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi).

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Thủy - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định đề nghị Ban soạn thảo có phân tích chung về phân tách giới liên quan đến hành vi bạo lực gia đình.

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Thủy - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định đề nghị Ban soạn thảo có phân tích chung về phân tách giới liên quan đến hành vi bạo lực gia đình.

Bích Ngọc - Phạm Thắng

Nguồn Quốc Hội: https://quochoi.vn/tintuc/pages/tin-doan-dai-bieu-quoc-hoi.aspx?itemid=65218