Thi cử ngày xưa: Hé lộ những điều đặc biệt mà không phải ai cũng biết

Ngày xưa, trước khi tham gia các kỳ thi Hương, thị Hội, thi Đình… thí sinh phải mang theo lều, chõng, thức ăn… lặn lội xa xôi lên các trường thi ở kinh thành hoặc các đô thị lớn. Lều chõng chính là nơi làm bài, đồng thời là nơi 'cư trú' của thí sinh vào những ngày cuộc thi diễn ra.

Ngay nay, để chuẩn bịbước vàokỳ thi lớn như THPT Quốc gia, ngoài kiến thức ra thì trước ngày thi, thí sinh chỉ cần chuẩn bị đầy đủ các loại đồ dùng học tập được phép mang vào phòng thi tùy từng môn và thẻ dự thi.

Đến ngày thi, đối với thí sinh ở gần điểm thi sẽ tự di chuyển đến hoặc được người thân đưa đi. Đối với thí sinh ở xa sẽ có 2 phương án là thuê trọ hoặc ở nhà người thân trước đó vài ngày.

Đòn với thi cử ngày xưa thì không đơn giản vậy, trước khi tham gia các kỳ thi Hương, thị Hội, thi Đình… thí sinh phải mang theo lều, chõng, thức ăn… lặn lội xa xôi, có khi phải đi trước cả tháng để lên các trường thi ở kinh thành hoặc các đô thị lớn.

Lều và chõng tre cho thí sinh ngồi làm bài. (Ảnh tư liệu)

Lều và chõng tre cho thí sinh ngồi làm bài. (Ảnh tư liệu)

Tạiđây, lều chõng chính là nơi làm bài, đồng thời là nơi “cư trú” của thí sinh vào những ngày cuộc thi diễn ra. Trong đó, lều làm bằng cót được cố định bằng khung tre, trở thành mái nhà che nắng mưa.

Cảnh lều võng đi thi của các thí sinh tại Trường thi Nam Định năm 1897

Chõng là vật dụng giống cái bàn đóng bằng tre, dùng để ngồi làm bài, cũng là nơi để nghỉ ngơi. Chõng tre ngày nay vẫn là một dụng được sử dụng phổ biến ở vùng nông thôn Việt Nam.

Các thí sinh phải tự làm lều và đặt chõng để viết bài dưới sự quan sát của các quan chủ khảo. (Ảnh tư liệu)

Các thí sinh phải tự làm lều và đặt chõng để viết bài dưới sự quan sát của các quan chủ khảo. (Ảnh tư liệu)

Ngoài lều chõng, các thì sinh còn mang theo một chiếc hòm gỗ to, dùng để đựng quần áo, giấy bút, nghiên mực, thức ăn và các đồ dùng thiết yếu khác trong kỳ thi. Khi làm bài thi, chiếc hòm cũng trở thành bàn viết.Thời xưa sĩ tử viết bài bằng bút lông và mực tàu nên thường sử dụng thêm nghiên mực để mài các thỏi mực với nước thành mực viết.

Trường thi Nam Định năm 1897. (Ảnh tư liệu)

Ngày nay, lều chõng được nhìn nhận như một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt với giá trị cốt lõi là tinh thần coi trọng học vấn, điều cần được phát huy trong bối cảnh hiện tại cũng như trong tương lai.

Cảnh lều chõng này gắn với nền khoa cử Nho học chịu ảnh hưởng từ Trung Hoa. Các kỳ thi Nho học ở Việt Nam bắt đầu có từ năm 1075 dưới triều Lý Nhân Tông và chấm dứt vào năm 1919 đời vua Khải Định. Trong 845 năm đó, đã có nhiều loại khoa thi khác nhau, ở mỗi triều đại lại có những đặc điểm khác nhau. Tuy nhiên, trong các đời Lý, Trần, Hồ có một đặc điểm chung là các khoa thi đều do triều đình đứng ra tổ chức. Hệ thống thi cử tuyển người làm quan này gọi là khoa cử.

Theo học giả Đào Duy Anh, năm 1397, triều nhà Trần, Hồ Quý Ly lại bắt đầu định phép thi Hương. Những người trúng tuyển cử nhân trong kỳ thi Hương mới được dự thi Hội tổ chức vào năm sau. Ai đỗ thi Hội thì thi một bài văn sách nữa để định cao thấp, được gọi là thi Đình.

Thi Hội là khoa thi 3 năm một lần do bộ Lễ tổ chức. Từ đời Lê Thánh Tông thi Hương được tổ chức vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu và thi Hội vào năm sau Sửu, Mùi, Thìn, Tuất. Khoa thi này được gọi là “Hội thi cử nhân” hoặc “Hội thi cống sĩ” do đó gọi là thi Hội.

Từ năm 1442 thí sinh đỗ thi Hội mới có học vị Tiến sĩ, dân gian thường gọi là ông Nghè. Vào thời nhà Nguyễn những thí sinh thiếu điểm để đỗ tiến sĩ có thể được cứu xét và cho học vị Phó Bảng.

Nền khoa cử ấy đã gặp thách thức lớn vào thời thuộc địa, khi văn minh phương Tây tràn vào. Trước ưu thế vượt trội của nền khoa học châu Âu, Nho học không còn thích hợp nữa, từng bước nhường chỗ cho học thuật mới theo nền giáo dục của người Pháp.

Với sự cáo chung của nền khoa cử có bề dày nghìn năm, cảnh lều chõng cũng trở thành dĩ vãng. Ở miền Bắc, việc thi cử theo Nho học kết thúc năm 1915, và ở miền Trung kết thúc vào năm 1918.

Theo Sở hữu trí tuệ

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/thi-cu-ngay-xua-he-lo-nhung-dieu-dac-biet-ma-khong-phai-ai-cung-biet/20240913123919845